Bài viết sau sẽ hướng dẫn áp dụng Hiệp định tránh đánh thuế hai lần Việt Nam – Hàn Quốc đối với thu nhập từ tiền bản quyền
Mục lục bài viết
- 1 Điều 12, Hiệp định thuế Việt Nam – Hàn Quốc quy định:
- 2 Điều 6, TT205/2013/TT-BTC ngày 24/12/2013 của BTC hướng dẫn thực hiện Hiệp định tránh đánh thuế hai lần quy định:
- 3 Tổng cục Thuế nhận được công văn số 4807/CT-TTr2 ngày 28/10/2014 của Cục Thuế tỉnh Hải Dương đề nghị Tổng cục Thuế hướng dẫn về việc áp dụng Hiệp định tránh đánh thuế hai lần Việt Nam – Hàn Quốc đối với thu nhập từ tiền bản quyền liên quan đến Công ty TNHH Kefico Việt Nam. Về việc này, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:
Căn cứ vào công văn 1248/TCT-HTQT ngày 08/04/2015
Điều 12, Hiệp định thuế Việt Nam – Hàn Quốc quy định:
Tiền bản quyền:
1. Tiền bản quyền phát sinh tại một Nước ký kết và được trả cho đối tượng cư trú của Nước ký kết kia có thể phải chịu thuế tại Nước kia.
2. Tuy nhiên, khoản tiền bản quyền đó cũng có thể bị đánh thuế tại Nước ký kết nơi phát sinh; và theo các luật của Nước này; nhưng nếu đối tượng thực hưởng tiền bản quyền là đối tượng cư trú của Nước ký kết kia, thì mức thuế được tính sẽ không vượt quá:
– 5% tổng số tiền bản quyền trong trường hợp là khoản tiền thanh toán dưới bất kỳ hình thức nào trả cho việc sử dụng hay quyền sử dụng bằng phát minh; thiết kế hoặc mẫu; đồ án; công thức hoặc quy trình bí mật; hay trả cho việc sử dụng hay quyền sử dụng thiết bị công nghiệp; thương mại hay khoa học; trả cho thông tin liên quan đến các kinh nghiệm công nghiệp, thương mại hay khoa học.
– 15% tổng số tiền bản quyền trong tất cả các trường hợp khác.
Điều 6, TT205/2013/TT-BTC ngày 24/12/2013 của BTC hướng dẫn thực hiện Hiệp định tránh đánh thuế hai lần quy định:
Một số trường hợp từ chối áp dụng Hiệp định trên cơ sở nguyên tắc hưởng lợi Hiệp định:
- Người đề nghị đề nghị áp dụng Hiệp định đối với số thuế đã phát sinh quá 3 năm trước thời điểm đề nghị áp dụng Hiệp định.
- Trong trường hợp sau, một đối tượng sẽ không được coi là một người chủ sở hữu thực hưởng:
Khi các thỏa thuận cho vay hoặc cung cấp bản quyền hoặc cung cấp dịch vụ kỹ thuật giữa người đề nghị là một đối tượng không cư trú và các đối tượng tại Việt Nam bao gồm các điều kiện và điều khoản trong một thỏa thuận khác mà người đề nghị đang có với một bên thứ ba nhưng trong thỏa thuận khác đó người đề nghị là người nhận khoản vay, bản quyền hoặc dịch vụ kỹ thuật.
Tổng cục Thuế nhận được công văn số 4807/CT-TTr2 ngày 28/10/2014 của Cục Thuế tỉnh Hải Dương đề nghị Tổng cục Thuế hướng dẫn về việc áp dụng Hiệp định tránh đánh thuế hai lần Việt Nam – Hàn Quốc đối với thu nhập từ tiền bản quyền liên quan đến Công ty TNHH Kefico Việt Nam. Về việc này, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:
Căn cứ các quy định nêu trên, trường hợp công ty Kefico Hàn Quốc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng sáng chế sản xuất các sản phẩm do công ty Robert Bosch GmbH (Đức) cấp phép và sản xuất các sản phẩm tại Hàn Quốc, đồng thời chuyển nhượng lại quyền sử dụng sáng chế này cho công ty Kefico Việt Nam để sản xuất các sản phẩm cùng loại tại Việt Nam thì thu nhập từ tiền bản quyền do công ty Kefico Việt Nam trả cho Kefico Hàn Quốc là đối tượng điều chỉnh theo quy định tại Điều 12.
Hiệp định thuế Việt Nam – Hàn Quốc. Đề nghị Cục Thuế kiểm tra lại thời điểm công ty nộp hồ sơ miễn giảm thuế theo Hiệp định để xác định thời gian áp dụng Hiệp định theo ngày 24/12/2013 của Bộ Tài chính. Khoản 1, Điều 6, Thông tư số 205/2013/TT-BTC