Mục lục bài viết
- 1 Công văn số 2955/TCT-PC
V/v xử phạt VPHC đối với hành vi làm mất biên lai thu phí, lệ phí
- 1.1 – Tại Khoản 1 Điều 9 Luật Viên chức số 58/2010/QH12 ngày 15/11/2010 quy định:
- 1.2 – Tại Điều 1 Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số Điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định:
- 1.3 – Tại điểm b Khoản 2 Điều 4 Nghị định số 35/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số Điều của Luật Thú y quy định:
- 1.4 – Tại điểm b Khoản 3 Điều 3 Thông tư liên tịch số 14/2015/TTLT-BNNPTNT-BNV ngày 25/3/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về nông nghiệp và phát triển nông thôn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện quy định:
- 1.5 Chúc các bạn thành công!
Công văn số 2955/TCT-PC
V/v xử phạt VPHC đối với hành vi làm mất biên lai thu phí, lệ phí
Kính gửi: Cục Thuế tỉnh Long An
Tổng cục Thuế nhận được công văn số 1633/CT-HCQTTVAC ngày 06/7/2018 của Cục Thuế tỉnh Long An về việc xử phạt hành vi làm mất biên lai thu phí, lệ phí của Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện Châu Thành, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:
– Tại Khoản 1 Điều 9 Luật Viên chức số 58/2010/QH12 ngày 15/11/2010 quy định:
“Điều 9. Đơn vị sự nghiệp công lập và cơ cấu tổ chức quản lý hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập
1. Đơn vị sự nghiệp công lập là:
– Tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước
– Tổ chức chính trị
– Tổ chức chính trị – xã hội
thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà nước.”
– Tại Điều 1 Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số Điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định:
“Điều 1. Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính
Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính là cá nhân, tổ chức quy định tại Khoản 1 Điều 5 Luật xử lý vi phạm hành chính.
Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức thực hiện hành vi vi phạm khi đang thi hành công vụ, nhiệm vụ và hành vi vi phạm đó thuộc công vụ, nhiệm vụ được giao thì:
– Không bị xử phạt theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính
– Mà bị xử lý theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức
Cơ quan nhà nước thực hiện hành vi vi phạm thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao thì:
– Không bị xử phạt theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính
– Mà bị xử lý theo quy định của pháp luật có liên quan
– Tại điểm b Khoản 2 Điều 4 Nghị định số 35/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số Điều của Luật Thú y quy định:
Điều 4. Hệ thống cơ quan quản lý chuyên ngành thú y
…
2. Ở địa phương:
…
b) Trạm thuộc Chi cục có chức năng quản lý chuyên ngành thú y đặt tại huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương (sau đây gọi là cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp huyện) thực hiện nhiệm vụ được giao trên địa bàn cấp huyện và phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc phòng kinh tế giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý nhà nước trong lĩnh vực:
– Phòng bệnh, chữa bệnh, chống dịch bệnh động vật
– Kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật
– Kiểm soát giết mổ động vật, sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật
– Kiểm tra vệ sinh thú y; quản lý thuốc thú y; hành nghề thú y trên địa bàn cấp huyện.”.
– Tại điểm b Khoản 3 Điều 3 Thông tư liên tịch số 14/2015/TTLT-BNNPTNT-BNV ngày 25/3/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về nông nghiệp và phát triển nông thôn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện quy định:
“Điều 3. Cơ cấu tổ chức
…
3. Các Chi cục thuộc Sở:
…
b) Chi cục Chăn nuôi và Thú y:
– Chi cục Chăn nuôi và Thú y được thành lập trên cơ sở tổ chức lại các tổ chức hành chính trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu, giúp Giám đốc Sở quản lý chuyên ngành về chăn nuôi, thú y.
– Chi cục Chăn nuôi và Thú y là tổ chức hành chính trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, giúp Giám đốc Sở tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành và tổ chức thực thi pháp luật về chăn nuôi và thú y (riêng thú y thủy sản thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) trên địa bàn tỉnh.
– Tổ chức bộ máy của Chi cục Chăn nuôi và Thú y gồm: …Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện hoặc liên huyện; …”.
Căn cứ các quy định nêu trên, trường hợp Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện Châu Thành là:
– Đơn vị trực thuộc Chi cục Chăn nuôi và Thú y
– Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp huyện mua biên lai thu tiền phí, lệ phí từ cơ quan Thuế
để thu phí kiểm soát giết mổ động vật theo đúng chức năng quản lý chuyên ngành, phục vụ quản lý nhà nước theo quy định và có hành vi làm mất biên lai thu phí, lệ phí đã mua nêu trên thì thuộc trường hợp cơ quan nhà nước thực hiện hành vi vi phạm thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao nên theo quy định tại Điều 1 Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 trích dẫn nêu trên, Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện Châu Thành không bị xử phạt theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính mà bị xử lý theo quy định của pháp luật có liên quan
Việc xác định quy định của pháp luật có liên quan để thực hiện xử lý đối với vi phạm của Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện Châu Thành và việc xử lý trách nhiệm của cá nhân trực tiếp làm mất biên lai thực hiện theo nguyên tắc hướng dẫn tại công văn số 5768/TCT-PC ngày 13/12/2016 của Tổng cục Thuế hướng dẫn xử phạt vi phạm hành chính đối với trường hợp làm mất biên lai thu thuế ủy nhiệm thu, phí, lệ phí tại UBND cấp xã.
Tổng cục Thuế thông báo để Cục Thuế được biết và thực hiện.
Chúc các bạn thành công!
Tìm hiểu thêm về kế toán, kiểm toán, thuế tại calico.vn hoặc kiemtoancalico.com