Mục lục bài viết
Công văn số 2825/TCT-CS
V/v hóa đơn giá trị gia tăng
Kính gửi: Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội.
Trả lời công văn:
– Số 3847/CV-TGĐ ngày 26/11/2013 của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (Ngân hàng SHB)
Về việc sử dụng hóa đơn GTGT đối với các hoạt động dịch vụ ngân hàng chịu thuế, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:
Tổng cục Thuế đồng ý với đề nghị của Ngân hàng SHB, đối với các hoạt động dịch vụ ngân hàng chịu thuế, Ngân hàng SHB được thay thế liên 1 hóa đơn GTGT bằng Bảng kê chi tiết số hóa đơn thực tế đã lập. Chi tiết mỗi số hóa đơn đã lập liên giao cho khách hàng được thể hiện một dòng trên Bảng kê với đầy đủ các tiêu thức như:
– Tên, địa chỉ khách hàng;
– Số hợp đồng;
– Mã số thuế (đối với khách hàng có mã số thuế);
– Số hóa đơn;
– Ngày lập hóa đơn;
– Tiền dịch vụ chưa có thuế GTGT; Thuế GTGT;
– Tổng cộng tiền thanh toán (đã có thuế GTGT).
Trên bảng kê phải có các tiêu thức:
– Tên đơn vị lập hóa đơn GTGT;
– Mã số thuế;
– Kỳ tính tiền phí dịch vụ;
– Ngày, tháng, năm lập bảng kê;
– Cộng số lượng hóa đơn trên một Bảng kê.
Bảng kê nêu trên được lập hàng tháng, được in ra giấy để lưu trữ bảo quản hoặc lưu trữ bằng phương tiện điện tử. Việc bảo quản, lưu trữ bảng kê thực hiện theo quy định hiện hành về bảo quản, lưu trữ tài liệu kế toán. Nếu lưu trữ bằng giấy thì bảng kê phải có đầy đủ tên, chữ ký người lập bảng kê; tên chữ ký thủ trưởng đơn vị, dấu đơn vị. Nếu lưu trữ bằng phương tiện điện tử thì bảng kê phải có chữ ký điện tử của đơn vị và nội dung bảng kê phải đảm bảo có thể truy cập, kết xuất và in ra giấy khi cần tham chiếu.
Ngân hàng SHB chịu trách nhiệm pháp lý về tính chính xác của các nội dung trên Bảng kê và lưu trữ thông tin trên Bảng kê như hóa đơn.
Tổng cục Thuế trả lời Ngân hàng SHB được biết