Kê khai thuế TTĐB đối với hoạt động nhận gia công thuốc lá điếu

16/01/2018 2682 lượt xem    

Mục lục bài viết

Hoạt động nhận gia công thuốc lá điếu cần tuân thủ theo những quy định gì về việc kê khai thuế TTĐB? Bài viết sau sẽ hướng dẫn các bạn Kê khai thuế TTĐB đối với hoạt động nhận gia công thuốc lá điếu theo hướng dẫn tại Công văn số 3876/TCT-KK ngày 28 tháng 8 năm 2017, cụ thể như sau:

– Căn cứ Điều 2 Luật Thuế TTĐB số 27/2008/QH12 ngày 14/11/2008 của Chính Phủ quy định về đối tượng chịu thuế TTĐB:

Điều 2.  Đối tượng chịu thuế

  1. Hàng hóa:

Thuốc lá điếu, xì gà và chế phẩm khác từ cây thuốc lá dùng để hút, hít, nhai, ngửi, ngậm; Rượu; Bia; Xe ô tô dưới 24 chỗ, kể cả xe ô tô vừa chở người, vừa chở hàng loại có từ hai hàng ghế trở lên, có thiết kế vách ngăn cố định giữa khoang chở người và khoang chở hàng; Xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi lanh trên 125cm3; Tàu bay, du thuyền; Xăng các loại, nap-ta (naphtha), chế phẩm tái hợp (reformade component) và các chế phẩm khác để pha chế xăng; Điều hoà nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống; Bài lá; Vàng mã, hàng mã.

  1. Dịch vụ:

Kinh doanh vũ trường; Kinh doanh mát-xa (massage), ka-ra-ô-kê (karaoke); Kinh doanh ca-si-nô (casino); trò chơi điện tử có thưởng bao gồm trò chơi bằng máy giắc-pót (jackpot), máy sờ-lot (slot) và các loại máy tương tự; Kinh doanh đặt cược; Kinh doanh gôn (golf) bao gồm bán thẻ hội viên, vé chơi gôn; Kinh doanh xổ số.

– Căn cứ khoản 1 Điều 4 Thông tư số 195/2015/TT-BTC ngày 24/11/2015 của Bộ Tài chính quy định về người nộp thuế:

Điều 4. Người nộp thuế

1. Người nộp thuế TTĐB là tổ chức, cá nhân có sản xuất, nhập khẩu hàng hóa và kinh doanh dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB, bao gồm:

1.1. Các tổ chức kinh doanh được thành lập và đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp, Luật Doanh nghiệp Nhà nước (nay là Luật Doanh nghiệp) và Luật Hợp tác xã.

1.2. Các tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức chính trị – xã hội – nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức sự nghiệp và các tổ chức khác.

1.3. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp tác kinh doanh theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (nay là Luật đầu tư); các tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động kinh doanh ở Việt Nam nhưng không thành lập pháp nhân tại Việt Nam.

1.4. Cá nhân, hộ gia đình, nhóm người kinh doanh độc lập và các đối tượng khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu.

Căn cứ tại điểm a, khoản 1 Điều 13 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2016 về trách nhiệm khai thuế TTĐB.

– Căn cứ khoản 2 Điều 2 Thông tư số 130/2016/TT-BTC ngày 12/08/2016 của Bộ Tài chính về giá tính TTĐB:

Điều 2. Sửa đổi, bổ sung Thông tư số 195/2015/TT-BTC ngày 24/11/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 108/2015/NĐ-CP ngày 28/10/2015 của Chính phủ như sau:

  1. Sửa đổi, bổ sung Khoản 4, Khoản 5 Điều 5 như sau:

“4. Đối với hàng hoá gia công là giá tính thuế của hàng hoá bán ra của cơ sở giao gia công hoặc giá bán của sản phẩm cùng loại hoặc tương đương tại cùng thời điểm bán hàng chưa có thuế GTGT, thuế bảo vệ môi trường (nếu có) và chưa có thuế TTĐB.

Trường hợp cơ sở giao gia công bán hàng cho cơ sở kinh doanh thương mại thì giá tính thuế TTĐB được xác định theo hướng dẫn tại Điểm b Khoản 1 Điều này.

5. Đối với hàng hoá sản xuất dưới hình thức hợp tác kinh doanh giữa cơ sở sản xuất và cơ sở sử dụng hoặc sở hữu thương hiệu (nhãn hiệu) hàng hoá, công nghệ sản xuất thì giá làm căn cứ tính thuế TTĐB là giá bán ra chưa có thuế GTGT và thuế bảo vệ môi trường (nếu có) của cơ sở sử dụng hoặc sở hữu thương hiệu hàng hoá, công nghệ sản xuất. Trường hợp cơ sở sản xuất theo giấy phép nhượng quyền và chuyển giao hàng hoá cho chi nhánh hoặc đại diện của công ty nước ngoài tại Việt Nam để tiêu thụ sản phẩm thì giá tính thuế TTĐB là giá bán ra của chi nhánh, đại diện công ty nước ngoài tại Việt Nam.

Trường hợp các cơ sở này bán hàng cho cơ sở kinh doanh thương mại thì giá tính thuế được xác định theo hướng dẫn tại Điểm b Khoản 1 Điều này.”

Theo Công văn số  1625/CT-TTHT ngày 28/06/2017, Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp có yêu cầu Tổng cục Thuế giải quyết về việc nâng cấp ứng dụng để hỗ trợ việc kê khai thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) đối với hoạt động nhận gia công thuốc lá điếu. Theo Công văn số 3876/TCT-KK ngày 28 tháng 8 năm 2017, Tổng cục Thuế giải quyết như sau:

Căn cứ quy định nêu trên và Hợp đồng gia công sản xuất thuốc lá số 02/HĐGC/B/17 giữa Công ty TNHH MTV Thuốc lá Đồng Tháp và Công ty TNHH MTV Thuốc lá Sài Gòn. Công ty TNHH MTV Thuốc lá Đồng Tháp là đơn vị nhận gia công thuốc lá thành phẩm và chịu trách nhiệm nộp thuế tiêu thụ đặc biệt (nộp thay và được bên giao gia công hoàn trả số thuế tiêu thụ đặc biệt) do đó, Công ty TNHH MTV Thuốc lá Đồng Tháp phải thực hiện kê khai, nộp thuế tiêu thụ đặc biệt với cơ quan thuế quản lý trực tiếp.

Về việc nâng cấp ứng dụng bổ sung thêm tên hàng hóa “Thuốc lá điếu gia công”: do quy định tại Luật thuế TTĐB không có tên hàng hóa này và việc xác định tính thuế chỉ khi sản phẩm được bán ra do đó khi kê khai người nộp thuế phải chọn danh mục hàng hóa là thuốc lá điếu và tính thuế theo khoản 2 Điều 2 Thông tư số 130/2016/TT-BTC ngày 12/08/2016 của Bộ Tài chính.

 

Chúc các bạn thành công!

Tìm hiểu thêm về kế toán, kiểm toán, thuế tại calico.vn hoặc kiemtoancalico.com

 

Bài viết có ích cho bạn?
Banner-post-thu-vien-calico_960x300
Bài viết có ích cho bạn?

NGHIỆP VỤ CALICO