Chính sách thuế với trường hợp Công ty điện lực TNHH BOT Phú Mỹ 3  

10/03/2018 741 lượt xem    

Tổng cục Thuế đã tiếp nhận công văn số 6799/CT-TTral ngày 06/10/2014 của Cục Thuế đề nghị hướng dẫn về chính sách thuế đối với trường hợp Công ty điện lực TNHH BOT Phú Mỹ 3 (sau đây gọi là Công ty) và Nhà thầu Siemens AktienGesellschaft (Đức) – sau đây gọi là Siemens AG), liên quan đến Dự án Nhà máy điện Phú Mỹ 3, trong đó bao gồm Hợp đồng bảo trì dài hạn giữa Công ty và Siemens AG ký ngày 17/5/2002, hiệu lực 18 năm (sau đây gọi là Hợp đồng bảo trì dài hạn), Đơn hàng phát sinh nâng cấp Tuốc bin Khí (change order số 08-003 giữa Công ty và Siemens AG ký ngày 4/6/2008) được thỏa thuận theo hợp đồng bảo trì dài hạn (sau đây gọi là Đơn hàng nâng cấp Tuốc bin Khí), các Đơn hàng phát sinh ký giữa Công ty và Siemens AG, Siemens AG- cung cấp máy móc thiết bị cho Công ty ngoài danh mục phụ tùng chương trình của Hợp đồng bảo trì dài hạn (change order số 12-002revl ngày 30/3/2012, change order số 12-003 revl ngày 13/3/2012) – (sau đây gọi là các Đơn hàng cung cấp máy móc, thiết bị).

Bài viết dưới đây sẽ giúp tìm hiểu kỹ hơn và chỉ ra các bước hướng dẫn về vấn đề nêu trên theo căn cứ hướng dẫn tại Công văn số 1182/TCT-HTQT, ngày 03 tháng 04 năm 2015. Nội dung cụ thể như sau:

 

1. Về việc áp dụng Hiệp định thuế trong điều kiện Siemens AG đã có 01 quyết định miễn thuế cho 01 giai đoạn

Năm 2006, Siemens AG có công văn đề nghị được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) theo Hiệp định thuế giữa Việt Nam và Đức trong giai đoạn từ 2002-2005 đối với thu nhập thu được từ (1) cung cấp thiết bị và phụ tùng ban đầu và trong thời gian bảo trì và (2) dịch vụ thực hiện ngoài Việt Nam theo hợp đồng bảo trì dài hạn.

Trong giai đoạn từ 2002-2005, về thủ tục thông báo áp dụng Hiệp định thuế đối với nhà thầu nước ngoài được hướng dẫn tại Thông tư số 133/2004/TT-BTC ngày 31/12/2004 của Bộ Tài chính. Theo đó, để được áp dụng Hiệp định, đối tượng nộp thuế phải nộp hồ sơ đăng ký đề nghị áp dụng Hiệp định cho Cơ quan thuế. Trên cơ sở hồ sơ đề nghị áp dụng Hiệp định của Siemen AG, Tổng cục Thuế đã có Quyết định số 517/QĐ-TCT ngày 22/5/2007: Siemens AG không phải nộp thuế TNDN đối với khoản thu nhập thu được từ việc cung cấp thiết bị và phụ tùng ban đầu và trong thời gian bảo trì và dịch vụ thực hiện ngoài Việt Nam theo Hợp đồng bảo trì dài hạn liên quan đến Dự án Nhà máy điện BOT Phú Mỹ 3 trong giai đoạn từ năm 2002-2005.

Trong giai đoạn từ 2006 đến 2012 về thủ tục thông báo áp dụng Hiệp định thuế đối với nhà thầu nước ngoài được hướng dẫn tại Thông tư số 60/2007/TT-BTC ngày 14/6/2007 của Bộ Tài chính. Theo đó, về nguyên tắc việc áp dụng Hiệp định thuế được thực hiện trên cơ sở nhà thầu nước ngoài tự kê khai (và tự chịu trách nhiệm đối với việc kê khai này) về quyền được áp dụng Hiệp định thuế. Việc Cơ quan thuế đã ban hành quyết định miễn thuế đối với nhà thầu nước ngoài cho 01 giai đoạn không có nghĩa là nhà thầu nước ngoài được tự động miễn thuế cho (các) giai đoạn tiếp theo của cùng một hợp đồng. Do đó, Siemens AG không được tự động miễn thuế đối với thu nhập từ hoạt động cung cấp thiết bị, phụ tùng và dịch vụ thực hiện ngoài Việt Nam trong khuôn khổ Hợp đồng bảo trì dài hạn cho giai đoạn từ 2006-2012.

Đề nghị Cục Thuế hướng dẫn Công ty bổ sung hồ sơ áp dụng Hiệp định thuế để xem xét miễn thuế theo quy định. Trường hợp đã quá thời hạn được áp dụng Hiệp định thuế theo quy định (Khoản 1, Điều 6 Thông tư số 205/2013/TT-BTC ngày 24/12/2013 của Bộ Tài chính), Siemens AG không được xem xét miễn thuế theo Hiệp định và Công ty sẽ bị xử lý vi phạm hành chính về thuế theo hướng dẫn tại Thông tư số 61/2007/TT-BTC ngày 14/6/2007  hoặc Thông tư số 166/2013/TT-BTCngày 15/11/2013  của Bộ Tài chính, tùy vào thời điểm đề nghị áp dụng Hiệp định.

2. Về việc xác định mối quan hệ giữa Hợp đồng bảo trì dài hạn và Đơn hàng nâng cấp Tuốc bin Khí, các Đơn hàng cung cấp máy móc, thiết bị Quy định tại Hợp đồng bảo trì dài hạn:

“4.1.1 Giá tổng quát

Căn cứ vào tình hình Bên Bán thực hiện các công việc và thực hiện các nghĩa vụ khác phát sinh từ hoặc có liên quan đến Hợp đồng này, Bên Mua sẽ thanh toán cho Bên Bán phí huy động, phí bảo trì (cố định hàng tháng và phí bảo trì (biến động hàng tháng) được điều chỉnh bởi Nhân tố trượt giá áp dụng cho thời điểm xuất hóa đơn theo các quy định tại Chương 4, Chương 6 và Phụ lục E. Giá hợp  đồng sẽ là tổng cộng tương ứng của phí huy động, phí bảo trì (cố định hàng tháng), phí bảo trì  (biến động hàng tháng), mỗi phí sẽ có thể được điều chỉnh theo Hợp đồng này, cộng thêm các khoản thanh toán thêm mà Bên Bán được hưởng theo Hợp đồng này.

Bên Bán đã và xem như đã đồng ý rằng Giá hợp đồng là đủ cho việc thực hiện công việc và tất cả các nghĩa vụ khác phát sinh từ hoặc có liên quan đến Hợp đồng này tại ngày hiệu lực, nhưng các bên công nhận rằng Giá hợp đồng sẽ có thể được điều chỉnh bởi nhân tố trượt giá và các Đơn hàng thay đổi (Đơn hàng  phát sinh) được hợp đồng này cho Phép trong thời gian thực hiện các công việc. 

“6.1 Yêu cầu thay đổi

6.1.1 Bên Mua hay Bên Bán đều có thể yêu cầu thay đổi một điều gì thuộc tính chất công việc hay dịch vụ đã được dự tính trong Hợp đồng này và yêu cầu đó phải mô tả thay đổi với các chi tiết hợp lý và phải xác định lý do thay đổi. Để tránh những mơ hồ, bất kỳ thay đổi nào có liên quan đến Công trình phát sinh do thay đổi luật lệ sẽ được coi là thuộc tính chất công việc hay dịch vụ đã được do tính trong Hợp đồng này. Nếu thay đổi được chấp thuận bởi Bên kia, thì các điều chỉnh đối với công trình, giá cả hợp đồng, chương trình và những điều khoản thích hợp khác trong Hợp đồng này sẽ được sự đồng ý của các Bên và phải được ghi nhận lại bằng văn bản  “lệnh thay đổi” (change order – Đơn hàng phát sinh) hay “Điều chỉnh hợp đồng ” trước khi thực hiện thay đổi theo phân trình bày J Các lệnh thay đổi và điều chỉnh Hợp đồng có hiệu lực chỉ khi các Bên đã ký.

6.1.2 Khi các Bên đồng ý Lệnh thay đổi theo Khoản 6.1.1, Bên Bán sẽ bắt đầu thực hiện tích cực công việc mà Lệnh thay đổi yêu cầu.

6. 1. 3 Tất cả các công việc, hạng mục bộ phận, vật tư, thiết bị, hàng tiêu dùng,

dịch vụ. Công nhân và các việc khác thường xuyên hay tạm thời cần thiết, một cách rõ ràng hay chỉ là hàm ý, để bất kỳ thay đổi nào sẽ được coi như hình thành một phần của công trình và chi phí của việc đó sẽ được tính vào số tiền được xác định trong Lệnh thay đổi. Mọi thay đổi ghi trong Lệnh thay đổi sẽ được thực hiên phù hợp với các điều khoản của Hợp đồng này.

6.1.4 Bên Bán sẽ không tuân theo bất kỳ yêu cầu nào bằng thư điện tử hay bằng miệng để thay đổi công trình mà Bên Mua tiếp nhận. Nếu Bên Bán tuân theo bất kỳ yêu cầu nào bằng thư điện tử hay bằng miệng để thay đổi công trình mà Bên Mua tiếp nhận, thực hiện, Thay đổi đó sẽ tính vào chi phí và rủi ro của Bên Bán và thực hiện Thay đổi đó sẽ không sửa đổi hoặc sẽ không giải thoát Bên Bán khỏi những nghĩa vụ hoặc trách nhiệm pháp lý của Bên Bán phát sinh từ hay có thể liên quan đến Hợp đồng này.

6.1.5 Ngoại trừ khi thông báo ngược lại do Bên Mua nêu ra cho Bên Bán, Bên Bán sẽ tiếp tục thực hiện Công trình trong suốt thời gian Lệnh thay đổi được thương lượng. 

Theo các quy định nêu trên, bên bán (Siemens AG) có quyền đề xuất thay đổi (change order) phù hợp với các điều khoản nêu trong Hợp đồng bảo trì dài hạn. Nếu bên mua (Công ty) đồng ý, phạm vi công việc và giá trị Hợp đồng bảo trì dài hạn phải được điều chỉnh lại.

Tại Đơn hàng nâng cấp Tuốc bin Khí và các Đơn hàng cung cấp máy móc thiết bị đều có quy định như sau;

1. Introduction

This Change order No.08-O03 (this “change Order”) is agreed to pursuant to thai certain Long Term Maintenance Contract, dated 17th May 2002 (“the Contract “) by and between Siemens Aktiengesellschaft (“Seller” ) and Phu My 3 BOT Power Company Ltd (“Buyer “ ). This Change Order as submitted by one Party to the other shall constitute a request for a Change Order. Upon its contersignate in the space provided below, this Changr order shall constitute a Change order within the meaning ofthe Contract. 

1.Giới thiệu

Lệnh Thay đổi số 08-003 (lệnh thay đổi”) được thống nhất theo quy định tại Hợp đồng bảo trợ dài hạn ngày 17  tháng 5 năm 2002 (“Hợp đồng”) giữa và bởi Siemens Aktiengesellschaft (“Bên bán”) và Công ty TNHH điện lực BOT Phú Mỹ 3 (“Bên mua”). Lệnh thay đổi này do một Bên đề xuất cho Bên càn lại sẽ tạo thành một yêu cầu lập Lệnh thay đổi. Với chữ ký được cung cấp dưới đây, Lệnh thay đổi này sẽ tạo thành một Lệnh Thay đổi trong ý nghĩa của Hợp đồng.

Như vậy các điều khoản tại Đơn hàng nâng cấp Tuốc bin Khí và các Đơn hàng cung cấp máy móc, thiết bị đều chịu sự chi phối bởi các điều khoản liên quan tại Hợp đồng bảo trì dài hạn.

Tuy nhiên, tại Đơn hàng nâng cấp Tuốc bin Khí và các Đơn hàng cung cấp máy móc, thiết bị còn có điều khoản sau đây:

“13. Other terms and Conditions

The terms and conditlons ofthe Contract shall govern this Chang Order and remain in full force and effect except for the provisions of this Change Order specifcally providing other which  shall supersede those under the Contract. 

“13. Các điều khoản khác

Các điều khoản và điều kiện của hợp đồng sẽ điều chỉnh Lệnh thay đổi này và  vẫn có đầy đủ và có hiệu lực, trừ các quy định riêng của lệnh thay đổi này sẽ thay thế những quy định của hợp đồng.

Theo đó, trường hợp Đơn hàng nâng cấp Tuốc bin Khí và các Đơn hàng cung cấp máy móc, thiết bị không có các quy định riêng thay thế các quy định tại Hợp đồng bảo trì dài hạn thì các Đơn hàng này được coi là 1 phần của Hợp đồng bảo trì dài hạn.

Trường hợp Đơn hàng nâng cấp Tuốc bin Khí và các Đơn hàng cung cấp máy móc, thiết bị có các quy định riêng, thay thế các quy định tại Hợp đồng bảo trì dài hạn thì các Đơn hàng này không được coi là 1 phần của Hợp đồng bảo trì dài hạn, mà là các Đơn hàng mới và riêng lẻ

3. Về việc áp dụng Thông tư về thuế nhà thầu để xác định nghĩa vụ thuế

3.1. Trường hợp Đơn hàng nâng cấp Tuốc bin Khí và các Đơn hàng cung cấp  máy móc, thiết bị có các quy định hoàn toàn giống các quy định tại Hợp đồng bảo trì dài hạn thì các Đơn hàng này được coi là 1 phần của Hợp đồng bảo trì dài hạn và áp dụng Thông tư hướng dẫn về thuế nhà thầu như sau

3. 1. 1. Giai đoạn từ 2002 – 15/02/2005: áp dụng Thông tư số 169/1998/TT-BTC ngày 22/12/1998  của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thuế áp dụng đối với các tổ chức cá nhân nước ngoài hoạt động kinh doanh tại Việt Nam không thuộc các hình thức đầu tư theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

3. 1.2. Giai đoạn từ 16/02/2005 – 1 7/01/2009: áp dụng Thông tư số  05/2005/TT-BTC ngày 11/01/2005  của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thuế áp dụng đối với các tổ chức nước ngoài không có tư cách pháp nhân Việt Nam và cá  nhân nước ngoài kinh doanh hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam.

Mục V, Thông tư số 05/2005/TT-BTC ngày 11/01/2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn:

“Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo và thay thế cho Thông tư số 169/1998/TT-BTC ngày 06/8/1999 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thuế áp dụng đối với các tổ chức cá nhân nước ngoài hoạt động kinh doanh tại Việt Nam không thuộc các hình thức đầu tư theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Đối với Hợp đồng nhà thầu, Hợp đồng nhà thầu phụ nước ngoài đã ký trước ngày Thông tư này có hiệu lực thì việc xác định phương pháp nộp thuế, xác định số thuế Phải nộp quyết toán thuế được tiếp tục thực hiện như hướng dẫn tại Thông tư số 169/1998/TT-BTC ngày 22/12/1998 và Thông tư số 95/1999/TT-BTC ngày 06/8/1999 cho đến khi kết thúc Hợp đồng. Trường hợp kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành có việc gia hạn đối với Hợp đồng thầu, Hợp đồng thầu phụ đã ký trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành thì việc tính thuế, kê khai và nộp thuế kể từ ngày gia hạn Hợp đồng thực hiện như hướng dẫn tại Thông tư này 

Căn cứ hướng dẫn nêu trên, do Công ty đã ký Hợp đồng bảo trì dài hạn ngày 17/5/2002 với Siemens AG trước ngày Thông tư số 05/2005/TT-BTC ngày 11/01/2005  có hiệu lực nên việc xác định nghĩa vụ, phương pháp nộp thuế, xác  định số thuế phải nộp, quyết toán thuế được tiếp tục thực hiện như hướng dẫn tại Thông tư số 169/1998/TT-BTC ngày 22/12/1998 và Thông tư số 95/1999/TT-BTC ngày 06/8/1999 của Bộ Tài chính.

Theo quy định tại Thông tư số 169/1998/TT-BTC ngày 22/12/1998 của Bộ  Tài chính, nhà thầu nước ngoài (Siemens AG) ký Hợp đồng bảo trì dài hạn với  Công ty sẽ thuộc đối tượng áp dụng của Thông tư này. Cụ thể như sau:

Trường hợp tại Hợp đồng bảo trì dài hạn quy định rõ giá trị phần việc nhà thầu nước ngoài (Siemens AG) thực hiện hoàn toàn ngoài Việt Nam thì phần công việc này không thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT) và thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN). Đối với các phần công việc khác được thực hiện tại Việt Nam thuộc đối tượng chịu thuế theo quy định tại Thông tư số 169/1998/TT-BTC.

Trường hợp tại Hợp đồng bảo trì dài hạn quy định là phần việc thực hiện ở ngoài Việt Nam nhưng thực tế thực hiện tại Việt Nam thì thu nhập từ việc thực hiện phần việc đó được xác định là thuộc đối tượng nộp thuế nhà thầu tại Việt Nam.

Trường hợp tại Hợp đồng bảo trì dài hạn giữa Công ty và Siemens AG không tách riêng được giá trị từng phần công việc nhà thầu nước ngoài thực hiện tại Việt Nam thì toàn bộ giá trị Hợp đồng bảo trì dài hạn sẽ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT và thuế TNDN theo quy định tại Thông tư số 169/1998/TT-BTC

3.1.3. Giai đoạn từ 18/01/2009 – 26/5/2012: áp dụng Thông tư số 134/2008/TT BTC ngày 31/12/2008 của  Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ thuế áp dụng đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài kính doanh tại Việt Nam hoặc  có thu nhập tại Việt Nam.

– Tại Phần C, Thông tư số 134/2008/TT-BTC ngày 31/12/2008  của Bộ Tài chính hướng dẫn:

“Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo và áp dụng từ 01/01/2009, thay thế cho Thông tư số 05/2005/TT-BTC ngày 11/01/2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thuế áp dụng đối với các tổ chức nước ngoài không có tư cách pháp nhân Việt Nam và cá nhân nước ngoài kinh doanh hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam. . . “.

–  Thông tư số 197/2009/TT-BTC ngày 19/10/2009 của Bộ Tài chính bổ sung Thông tư số 134/2008/TT-BTC ngày 31/12/2008 hướng dẫn như sau:

“Điều 2. Bổ sung vào sau khổ thứ nhất, Phần C Thông tư số 134/2008/TT-BTC như sau.’

Trường hợp các hợp đồng thầu phụ ký kết trước ngày Thông tư số 134/2008/TT-BTC có hiệu lực thì việc xác định nghĩa vụ thuế GTGT. thuế TNDN tiếp tục thực hiện như hướng dẫn tại Thông tư số 05/2005/TT-BTC ngày 11/1/2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thuế áp dụng đối với các tổ chức nước ngoài không có tư cách pháp nhân Việt Nam và cá nhân nước ngoài kinh doanh hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam cho đến khi kết thúc hợp đồng.

Căn cứ hướng dẫn nêu trên, do Công ty ký Hợp đồng bảo trì dài hạn ngày 17/5/2002 với Siemens AG trước ngày Thông tư số 134/2008/TT-BTC có hiệu lực nên việc xác định nghĩa vụ thuế GTGT, thuế TNDN tiếp tục thực hiện như hướng dẫn tại Thông tư số 05/2005/TT-BTC ngày 11/01/2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thuế áp dụng đối với các tổ chức nước ngoài không có tư cách pháp nhân Việt Nam và cá nhân nước ngoài kinh doanh hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam cho đến khi kết thúc hợp đồng.

3.1.4. Giai đoạn từ 27/5/2012 – 31/12/2013: áp dụng Thông tư số  60/2012/TT-BTC ngày 12/4/2012 của Bộ tài Chính hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ thuế áp dụng đối với tổ chức cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập tại Việt Nam.

Điều 18. Hiệu lực thi hành, Thông tư số 60/2012/TT-BTC ngày 12/4/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn:

“1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngay kể từ ngày ký thay thế Thông tư số 134/2008/TT-BTC ngày 31/12/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ thuế áp dụng đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập tại Việt Nam, . . 

2. Trường hợp các Hợp đồng, Hợp đồng thầu phụ được kí kết trước ngày Thông tư này có hiệu lực thì việc xác định nghĩa vụ thuế GTGT, thuế TNDN tiếp tục thuế hiện như hướng dẫn tại các văn bản quy phạm pháp luật tương ứng tại thời điểm ký kết hợp đồng, trừ các trường hợp sau:

– Đối với các Hợp đồng nhà thầu, hợp đồng thầu phụ đang áp dụng  tỷ lệ % thuế TNDN tính trên doanh thu tính thuế theo quy định tại các Thông tư trước đây cao hơn tỷ lệ tại Thông tư này thì áp dụng tỷ lệ tại Thông tư này kể từ ngày 01/3/2012.”

Căn cứ hướng dẫn nêu trên, do Công ty ký Hợp đồng bảo trì dài hạn ngày 17/5/2002 với Siemens AG trước ngày Thông tư số 60/2012/TT-BTC có hiệu lực nên việc xác định nghĩa vụ, phương pháp nộp thuế, xác định số thuế phải nộp, quyết toán thuế được tiếp tục thực hiện như hướng dẫn tại Thông tư số 169/1998/TT-BTC ngày 22/12/1998 của Bộ Tài chính và Thông tư số 95/1999/TT-BTCngày 06/8/1999 của Bộ Tài chính.

3.2. Trường hợp Đơn hàng nâng cấp Tuốc bin Khí và các Đơn hàng cung cấp  máy móc, thiết bị có các quy định riêng thay thế các quy định tại Hợp đồng bảo trì   dài hạn thì các Đơn hàng này không được coi là 1 phần của Hợp đồng bảo trì dài  hạn mà được coi như Hợp đồng mới và áp dụng Thông tư hướng dẫn về thuế nhà  thầu có hiệu lực pháp lý tại thời điểm ký và thực hiện các Đơn hàng này.

4. Về việc áp dụng Hiệp định thuế Việt Nam – Đức

4.1 Trường hợp Đơn hàng nâng cấp Tuốc bin Khí và các Đơn hàng cung cấp máy móc, thiết bị được coi là một phần của Hợp đồng bảo trì dài hạn (ký ngày 17/5/2002, thời hạn hiệu lực 18 năm) thì việc thực hiện Hợp đồng giữa Công ty và Siemens AG, bao gồm: cung cấp máy móc, thiết bị, phụ tùng, nhân lực, vật tư, thực hiện bảo trợ, tiểu tu, đại tu Nhà máy điện Phú Mỹ 3 cho Công ty đã tạo thành cơ sở thường trú của Siemens AG tại Việt Nam theo quy định tại Khoản Điều 5 Cơ sở thường trú của Hiệp định thuế giữa Việt Nam – Đức. Cụ thể:

“3. Một địa điểm xây dựng hay công trình xây dựng hoặc lắp đặt sẽ tạo nên một cơ sở thường trú chỉ khi địa điểm hay công trình đó kéo dài hơn 6 tháng.

Theo đó, Siemens AG có nghĩa vụ nộp thuế TNDN tại Việt Nam trên phần lợi  tức phân bổ cho cơ sở thường trú mà Siemens AG có tại Việt Nam theo quy định  tại Khoản 1, Điều 7. Lợi tức doanh nghiệp của Hiệp định thuế giữa Việt Nam –  Đức. Cụ thể:

“1.Lợi tức của xí nghiệp tại một Nước ký kết sẽ chỉ chịu thuế tại Nước đó. trừ trường hợp xí nghiệp có tiến hành hoạt động kinh doanh tại Nước ký kết kia thông qua một cơ sở thường trú tại Nước kia. Nếu xí  nghiệp hoạt động kinh doanh theo cách trên, thì các khoản lợi tức của xí nghiệp có thể bị đánh thuế tại Nước kia nhưng chỉ trên phần lợi tức phân bổ cho cơ sở thường trú đó. 

Liên quan đến Điều 7 về lợi tức phân bổ cho cơ sở thường trú, Nghị định thư Hiệp định thuế giữa Việt Nam và Đức quy định:

“2a. Liên quan đến Điều 7

Tại một Nước ký kết nơi có đặt trụ sở thường trú, không có khoản lợi tức nào sẽ được phân bổ cho một công trình xây dựng hay dự án xây dựng hoặc dự án lắp ráp trừ các khoản lợi tức là kết quả của chính các hoạt động đó. Lợi tức phát sinh từ việc cung cấp máy móc hoặc thiết bị có liên quan đến các hoạt động nêu trên và do cơ sở thường trú chính hoặc bất kỳ cơ sở thường trú nào khác của một xí nghiệp hoặc của một bên thứ ba thực hiện sẽ không được phân bổ cho công trình xây dựng hay dự án xây dựng hoặc lắp đặt đó.”

Theo quy định tại Khoản 2.a Nghị định thư, thu nhập từ việc cung cấp máy móc thiết bị do cơ sở thường trú thu được sẽ không được phân bổ cho cơ sở thường trú tại Việt Nam. Do đó, Siemens AG được miễn thuế TNDN tại Việt Nam đối với phần thu nhập từ cung cấp máy móc, thiết bị theo Hợp đồng bảo trì dài hạn ký với Công ty. Tuy nhiên, Siemens AG chỉ được xem xét áp dụng Hiệp định trong thời hạn 3 năm tính từ thời điểm nộp hồ sơ theo tinh thần của Khoản 1, Điều 6. Thông tư số 205/2013/TT-BCT ngày 24/12/2013 của Bộ Tài chính.

4.2 Trường hợp các Đơn hàng nâng cấp Tuốc bin Khí, Đơn hàng cung cấp  máy móc thiết bị không được coi là 1 phần của Hợp đồng bảo trì dài hạn mà được coi như các Hợp đồng mới:

Do việc thực hiện Hợp đồng bảo trì dài hạn (ký ngày 17/5/2002) có thời hạn hiệu lực 18 năm nên đã tạo thành cơ sở thường trú của Siemens AG tại Việt Nam theo quy định tại Khoản 3, Điều 5. Cơ sở thường trú của Hiệp định thuế giữa Việt Nam – Đức. Việc thực hiện các Đơn hàng cung cấp máy móc, thiết bị của Siemens AG là để Siemens AG tiến hành cùng với các đợt bảo trì tiểu tu, đại tu đối với Nhà máy điện Phú Mỹ 3 theo Hợp đồng bảo trì dài hạn nên việc cung cấp máy móc, thiết bị của Siemens AG theo các Đơn hàng này có liên quan đến cơ sở thường trú mà Siemens AG có tại Việt Nam. Do đó, thu nhập từ việc thực hiện Đơn hàng cung cấp máy móc thiết bị cho Công ty trong trường hợp này cũng là thu nhập phát sinh  từ cơ sở thường trú của Slemens AG tại Việt Nam.

Việc xác định phân bổ thu nhập cho cơ sở thường trú của Siemens AG tại Việt Nam đã được hướng dẫn tại điểm 4.1 công văn này.

Chúc các bạn thành công!

Tìm hiểu thêm về kế toán, kiểm toán, thuế tại calico.vn hoặc kiemtoancalico.com

Calico4

 

 

Bài viết có ích cho bạn?
Banner-post-thu-vien-calico_960x300
Bài viết có ích cho bạn?

NGHIỆP VỤ CALICO