Báo cáo lưu chuyển tiền tệ – Trực tiếp hay gián tiếp

06/10/2017 1627 lượt xem    

Chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam quy định các doanh. nghiệp có thể lựa chọn lập Báo cáo lưu. chuyển tiền tệ theo phương pháp trực tiếp và gián tiếp.

Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 24 (VAS 24). nói rằng theo phương pháp trực tiếp, các doanh nghiệp. có thể tính toán dòng tiền hoạt động kinh doanh theo. 1 trong 2 cách:

(1) Phân tích và tổng hợp trực tiếp các khoản tiền thu và .chi theo từng nội dung thu, chi từ các ghi chép kế toán. của doanh nghiệp.

(2) Điều chỉnh doanh thu, giá vốn hàng bán và các khoản mục .khác trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cho:

– Các thay đổi trong kỳ của hàng tồn kho, các khoản phải. thu và các khoản phải trả từ hoạt động kinh doanh;

– Các khoản mục không phải bằng tiền khác;

– Các luồng tiền liên quan đến hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính.

Tuy nhiên trong hướng dẫn tại Chế độ kế toán theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC, Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC, Thông tư 200/2014/TT-BTC, Thông tư 133/2016/TT-BTC thì chỉ phương pháp (1) được hướng dẫn chi tiết, trong khi phương pháp (2) – còn gọi là phương pháp trực tiếp suy diễn – không được đề cập.

Điều này là hợp lý vì đa số các doanh nghiệp Việt Nam dùng phần mềm kế toán Việt Nam hoặc Excel, hạch toán theo đối ứng tài khoản 1 nợ – 1 có, 1 nợ – nhiều có, hoặc nhiều nợ – 1 có. Với cách hạch toán này thì kế toán có thể dễ dàng tổng hợp dữ liệu từ các đối ứng trên sổ kế toán các tài khoản 111, 112, 113 để lập được báo cáo lưu chuyển tiền tệ (tất nhiên phải có các điều chỉnh hoặc thiết kế các tài khoản công nợ hợp lý thì báo cáo mới chuẩn được).

Trường hợp các doanh nghiệp dùng phần mềm kế toán nước ngoài hoặc ERP cho hạch toán đối ứng nhiều nợ – nhiều có, kế toán không thể tổng hợp trực tiếp từ sổ kế toán các tài khoản 111, 112, 113 để lên được báo cáo lưu chuyển tiền tệ mà phải dùng phương pháp (2).

Trong thực hành kế toán tại Việt Nam đa số các doanh .nghiệp niêm yết lập theo phương pháp gián tiếp,. trong khi các doanh nghiệp nhỏ và vừa. thì phương pháp trực tiếp lại được sử dụng nhiều hơn.

Đối với các báo cáo tài chính được kiểm toán thì đa số Báo cáo lưu chuyển tiền tệ được lập theo phương pháp gián tiếp vì hầu hết các công ty kiểm toán xây dựng công cụ lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp gián tiếp – và lập theo phương pháp gián tiếp cũng đơn giản hơn nhiều so với phương pháp trực tiếp.

Trong khi VAS 24 không ủng hộ phương pháp trực .tiếp hay gián tiếp mà cho phép cả hai thì IAS. 7 lại ủng hộ phương pháp trực tiếp. Theo đoạn 19 IAS 7:

Các công ty được khuyến khích báo cáo dòng tiền từ hoạt động kinh doanh sử dụng phương pháp trực tiếp. Phương pháp trực tiếp cung cấp các thông tin có thể hữu ích trong việc ước tính về các dòng tiền trong tương lai mà phương pháp gián tiếp không thể mang lại được.

Các công ty lobby phản đối phương pháp trực tiếp, ủng hộ áp dụng phương pháp gián tiếp. Các tổ chức cho vay thương mại lại ủng hộ mạnh mẽ phương pháp gián tiếp. Một số nghiên cứu thực chứng cho thấy rằng phương pháp trực tiếp hữu. ích hơn phương pháp gián tiếp trong một số quyết định của người sử dụng.

Vậy phương pháp trực tiếp có những ưu điểm và nhược điểm nào? Tại sao Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB) và Hội .đồng chuẩn mực kế toán Mỹ (FASB) lại ủng hộ phương pháp này?

Ưu điểm của phương pháp trực tiếp

Ưu điểm cơ bản của phương pháp trực tiếp là nó thể hiện các dòng thu và chi từ hoạt động kinh doanh. Do vậy nó nhất quán hơn với mục đích của báo cáo lưu chuyển tiền tệ là cung cấp thông tin về các khoản thu và chi tiền, trong khi phương pháp gián tiếp không báo cáo các khoản thu và chi tiền của hoạt động kinh doanh.

Những người ủng hộ phương pháp trực tiếp cho rằng sự hiểu biết về các nguồn tiền cụ thể thu được và mục đích của các khoản chi của hoạt động kinh doanh đã thực hiện trong quá khứ là hữu ích trong việc ước tính dòng tiền hoạt động kinh doanh trong tương lai. Hơn nữa, thông tin về các dòng thu chi chủ yếu của hoạt động kinh doanh sẽ hữu ích hơn thông tin tổng hợp về mặt số học của chúng (dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh). Thông tin này sẽ cho biết khả năng của một công ty trong việc (1) tạo ra đủ tiền từ hoạt động kinh doanh để thanh toán các khoản nợ của mình, (2) để tái đấu tư vào các hoạt động kinh của mình, và (3) để chi trả cho các chủ sở hữu.

Nhiều công ty cho thấy rằng họ không thể thu thập thông tin theo cách thức để cho phép họ xác định các khoản thu từ khách hàng hay chi cho nhà cung cấp một cách trực tiếp từ hệ thống kế toán của mình. Nhưng những người ủng hộ phương pháp trực tiếp lập luận rằng chi phí phát sinh thêm để xác định các khoản thu và chi từ hoạt động kinh doanh là không lớn.

Ưu điểm chính của phương pháp gián tiếp:

Là nó tập trung vào sự khác biệt giữa lợi nhuận thuần và dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh. Do vạy nó cung cấp thông tin hữu ích về mối quan hệ giữa Báo cáo lưu chuyển tệ với Báo cáo kết quả kinh doanh và Bảng cân đối kế toán.

Nhiều công ty lập luận rằng chi phí để điều chỉnh từ lợi nhuận thuần để có được dòng tiền thuần hoạt động kinh doanh (phương pháp gián tiếp) sẽ ít tốn kém hơn so với báo cáo dòng tiền gộp các khoản thu và chi hoạt động kinh doanh (phương pháp trực tiếp). Những người ủng hộ phương pháp gián tiếp cũng cho rằng phương pháp trực tiếp, phương pháp mà báo cáo thu nhập dựa theo cơ sở tiền hơn là theo cơ sở dồn tích, có thể làm cho người sử dụng nhầm tưởng rằng dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh là thước đo kết quả hoạt động cũng tốt như, hay thậm chí tốt hơn, lợi nhuận thuần.

Trong dự án phối hợp về trình bày báo cáo tài chính giữa IASB và. FASB, các cơ này đề xuất chỉ cho phép phương. pháp trực tiếp. Tuy nhiên họ đã rút lại các đề xuất này, có nghĩa là các công ty. vẫn được lựa chọn phương pháp trực tiếp hay gián tiếp khi lập. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.

 

Chúc các bạn thành công!
Tìm hiểu thêm về kế toán, kiểm toán, thuế tại calico.vn hoặc kiemtoancalico.com

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bài viết có ích cho bạn?
Banner-post-thu-vien-calico_960x300
Bài viết có ích cho bạn?

NGHIỆP VỤ CALICO