CÁCH HẠCH TOÁN THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP (THUẾ TNDN)

10/06/2021 5225 lượt xem    

Khi doanh nghiệp tính và nộp thuế TNDN, kế toán hạch toán thuế thu nhập doanh nghiệp như thế nào? Sử dụng tài khoản gì?

Bài viết dưới đây, Hãng kiểm toán Calico sẽ hướng dẫn chi tiết các bạn cách hạch toán thuế thu nhập doanh nghiệp.

1. Tài khoản sử dụng hạch toán thuế TNDN

Tài khoản sử dụng hạch toán thuế thu nhập doanh nghiệp là TK 3334

a. Nội dung: 

Tài khoản này phản ánh khoản thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp và tình hình tăng, giảm khoản thuế đó.

b. Kết cấu:

  • Bên Nợ:
  • Bên Có:
  • Số dư: Tài khoản này có thể có số dư bên Nợ hoặc số dư bên Có
Bên NợBên Có
Nộp thuế TNDN vào NSNN
– Số thuế TNDN tạm nộp lớn hơn số thuế TNDN phải nộp
– Số thuế TNDN phải nộp
– Số thuế TNDN tạm nộp nhỏ hơn số thuế TNDN phải nộp
Số dưSố thuế TNDN đã nộp lớn hơn số thuế TNDN phải nộpSố thuế TNDN còn phải nộp cuối kỳ.

2. Đối tượng phải nộp thuế TNDN và các đối tượng được miễn thuế

Đối tượng phải nộp thuế TNDN

Đối tượng phải nộp thuế TNDN là các tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế theo quy định (sau đây gọi là doanh nghiệp), bao gồm:

  • Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam.
  • Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật nước ngoài (sau đay gọi là doanh nghiệp nước ngoài) có cơ sở thường trú tại Việt Nam.
  • Tổ chức được thành lập theo Luật Hợp tác xã;
  • Đơn vị sự nghiệp được thành lập theo quy định củ pháp luật Việt Nam
  • Tổ chức khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh có thu nhập.

Như vậy, tất cả các doanh nghiệp được thành lập và có trụ sở ở Việt Nam hoặc các doanh nghiệp nước ngoài có phát sinh thu nhập ở Việt Nam đều là đối tượng nộp thuế TNDN.

Trường hợp được miễn thuế

Theo điều 17 và Điều 18 chương IV, luật thuế Thu nhập Doanh nghiệp

“Điều 17. Miễn thuế, giảm thuế cho dự án đầu tư thành lập cơ sở kinh doanh, hợp tác xã, cơ sở kinh doanh di chuyển địa điểm

1. Dự án đầu tư thành lập cơ sở kinh doanh mới thuộc ngành nghề, lĩnh vực, địa bàn khuyến khích đầu tư, hợp tác xã được áp dụng thuế suất 20%, 15%, 10%.

2. Dự án đầu tư thành lập cơ sở kinh doanh mới thuộc ngành nghề, lĩnh vực, địa bàn khuyến khích đầu tư và cơ sở kinh doanh di chuyển địa điểm theo quy hoạch, cơ sở kinh doanh di chuyển đến địa bàn khuyến khích đầu tư được miễn thuế tối đa là bốn năm, kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế phải nộp tối đa là chín năm tiếp theo.

Chính phủ quy định cụ thể ngành nghề, lĩnh vực, địa bàn được khuyến khích đầu tư; mức thuế suất và thời gian áp dụng đối với từng ngành nghề, lĩnh vực, địa bàn được khuyến khích đầu tư; mức và thời gian miễn thuế, giảm thuế quy định tại Điều này.

Điều 18. Miễn thuế, giảm thuế đối với cơ sở kinh doanh đầu tư xây dựng dây chuyền sản xuất mới, mở rộng quy mô, đổi mới công nghệ, cải thiện môi trường sinh thái, nâng cao năng lực sản xuất.

Cơ sở kinh doanh đầu tư xây dựng dây chuyền sản xuất mới, mở rộng quy mô, đổi mới công nghệ, cải thiện môi trường sinh thái, nâng cao năng lực sản xuất được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp cho phần thu nhập tăng thêm do đầu tư mang lại tối đa là bốn năm và giảm 50% số thuế phải nộp tối đa là bảy năm tiếp theo.

Chính phủ quy định cách xác định thu nhập tăng thêm do đầu tư mang lại và thời gian miễn thuế, giảm thuế cho từng trường hợp quy định tại Điều này.”

3. Cách định khoản thuế TNDN

a. Khi tính thuế TNDN Nợ TK 821 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp

Có TK 3334 – thuế thu nhập doanh nghiệp.

b. Khi nộp tiền thuế TNDN vào Ngân sách Nhà nước

Nợ TK 3334 – Thuế thu nhập doanh nghiệp

Có TK 111, 112

c. Cuối năm, khi xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của năm tài chính:

  • Nếu số thuế thu nhập doanh nghiệp thực tế phải nộp nhỏ hơn số thuế thu nhập doanh nghiệp tậm nộp hàng quý trong năm, thì ghi số chênh lệch:
    • Nợ TK 3334 – Thuế thu nhập doanh nghiệp
    • Có TK 821 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp  (8211)
  • Nếu số thuế thu nhập doanh nghiệp thực tế phải nộp lớn hơn số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp hàng quý trong năm, thì số chênh lệch phải nộp thiếu, ghi:
    • Nợ TK 821 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp (8211)
    • Có TK 3334 – Thuế thu nhập doanh nghiệp
  • Khi thực nộp số chênh lệch thiếu về thu nhập doanh nghiệp và Ngân sách Nhà nước, ghi:
    • Nợ TK 3334 – Thuế thu nhập doanh nghiệp
    • Có TK 111, 112

d. Cuối kỳ kế toán, kết chuyển chi phí thuế thu nhập hiện hành, ghi:

  • Nếu TK 8211 có số phát sinh Nợ lớn hơn số phát sinh Có thì số chênh lệch, ghi:
    • Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh
    • Có TK 8211 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành
  • Nếu TK 8211 có số phát sinh Nợ nhỏ hơn số phát sinh Có thì số chênh lệch, ghi:
    • Nợ TK 8211 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành
    • Có TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh  

Các bài viết liên quan:

Mọi chi tiết xin liên hệ:

  • Hãng kiểm toán Calico
  • Địa chỉ: Tầng 29, Tòa Đông, Lotte Center Hà Nội.
  • Số 54 Liễu Giai, Phường Cống Vị, Quận Ba Đình, TP. Hà Nội
  • VPGD: Phòng 2302, Tháp B, Toà nhà The Light, đường Tố Hữu, Phường Trung Văn, Quận Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội.
  • Hotline: 0966.246.800
  • Email: calico.vn@gmail.com
  • Website: kiemtoancalico.com | www.calico.vn
5/5 - (1 bình chọn)
Banner-post-thu-vien-calico_960x300
5/5 - (1 bình chọn)

NGHIỆP VỤ CALICO