Bài viết sau sẽ hướng dẫn về chính sách thuế GTGT đối với sản phẩm trồng trọt.
Mục lục bài viết
- 1 Căn cứ quy định tại Điều 3 Luật số 71/2014/QH13 ngày 26/11/2014 sửa đổi, bổ sung một số điều các Luật về thuế quy định bổ sung về đối tượng không chịu thuế GTGT:
- 2 Căn cứ quy định tại khoản 6 Điều 1 Luật số 31/2013/QH13 ngày 19/6/2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế GTGT quy định về điều kiện khấu trừ thuế GTGT đầu vào:
- 3 Căn cứ quy định tại Điều 3 Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/2/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế quy định về đối tượng không chịu thuế GTGT:
- 4 Căn cứ hướng dẫn tại khoản 1, khoản 2 và khoản 9 Điều 1 Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/2/2015 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 hướng dẫn đối tượng không chịu thuế GTGT và nguyên tắc phân bổ thuế GTGT:
- 5 Tổng cục Thuế nhận được công văn số 01/2017/CV-TCT ngày 14/2/2017 của Công ty TNHH Export Trading Commodities Việt Nam hỏi về việc khấu trừ thuế GTGT đầu vào.
- 5.1 Về nội dung này, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:
- 5.2 Theo nội dung trình bày của Công ty TNHH Export Trading Commodities Việt Nam tại công văn số 01/2017/CV-TCT thì:
- 5.3 Đối với sản phẩm bắp hạt, hạt đậu nành, Tổng cục Thuế đã có công văn số 479/TCT-CS ngày 15/2/2017 trả lời Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh với nội dung:
- 5.4 Về việc phân bổ thuế GTGT đầu vào được khấu trừ:
Căn cứ quy định tại Điều 3 Luật số 71/2014/QH13 ngày 26/11/2014 sửa đổi, bổ sung một số điều các Luật về thuế quy định bổ sung về đối tượng không chịu thuế GTGT:
Phân bón; máy móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp; tàu đánh bắt xa bờ; thức ăn gia súc, gia cầm và thức ăn cho vật nuôi khác
Căn cứ quy định tại khoản 6 Điều 1 Luật số 31/2013/QH13 ngày 19/6/2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế GTGT quy định về điều kiện khấu trừ thuế GTGT đầu vào:
a) Có hoá đơn giá trị gia tăng mua hàng hoá, dịch vụ hoặc chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng ở khâu nhập khẩu; b) Có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào, trừ hàng hoá, dịch vụ mua từng lần có giá trị dưới hai mươi triệu đồng; c) Đối với hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu, ngoài các điều kiện quy định tại điểm a và điểm b khoản này còn phải có: hợp đồng ký kết với bên nước ngoài về việc bán, gia công hàng hoá, cung ứng dịch vụ; hoá đơn bán hàng hoá, dịch vụ; chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt; tờ khai hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu. Việc thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu dưới hình thức thanh toán bù trừ giữa hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu với hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu, trả nợ thay Nhà nước được coi là thanh toán không dùng tiền mặt.”
Căn cứ quy định tại Điều 3 Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/2/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế quy định về đối tượng không chịu thuế GTGT:
Sản phẩm trồng trọt (bao gồm cả sản phẩm rừng trồng), chăn nuôi, thuỷ sản, hải sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường của tổ chức, cá nhân tự sản xuất, đánh bắt bán ra và ở khâu nhập khẩu. Các sản phẩm mới qua sơ chế thông thường là sản phẩm mới được làm sạch, phơi, sấy khô, bóc vỏ, tách hạt, cắt, ướp muối, bảo quản lạnh và các hình thức bảo quản thông thường khác. Ví dụ: phơi, sấy khô, bóc vỏ, tách hạt, cắt các sản phẩm trồng trọt; làm sạch, phơi, sấy khô, ướp muối, ướp đá các sản phẩm thuỷ sản, hải sản nuôi trồng, đánh bắt khác Sản phẩm là giống vật nuôi, giống cây trồng, bao gồm trứng giống, con giống, cây giống, hạt giống, cành giống, củ giống, tinh dịch, phôi, vật liệu di truyền ở các khâu nuôi trồng, nhập khẩu và kinh doanh thương mại. Sản phẩm giống vật nuôi, giống cây trồng thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT là sản phẩm do các cơ sở nhập khẩu, kinh doanh thương mại có giấy đăng ký kinh doanh giống vật nuôi, giống cây trồng do cơ quan quản lý nhà nước cấp. Đối với sản phẩm là giống vật nuôi, giống cây trồng thuộc loại Nhà nước ban hành tiêu chuẩn, chất lượng phải đáp ứng các điều kiện do nhà nước quy định.
Căn cứ hướng dẫn tại khoản 1, khoản 2 và khoản 9 Điều 1 Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/2/2015 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 hướng dẫn đối tượng không chịu thuế GTGT và nguyên tắc phân bổ thuế GTGT:
Sản phẩm trồng trọt (bao gồm cả sản phẩm rừng trồng), chăn nuôi, thủy sản, hải sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường của tổ chức, cá nhân tự sản xuất, đánh bắt bán ra và ở khâu nhập khẩu. Các sản phẩm mới qua sơ chế thông thường là sản phẩm mới được làm sạch, phơi, sấy khô, bóc vỏ, xay, xay bỏ vỏ, xát bỏ vỏ, tách hạt, tách cọng, cắt, ướp muối, bảo quản lạnh (ướp lạnh, đông lạnh), bảo quản bằng khí sunfuro, bảo quản theo phương thức cho hóa chất để tránh thối rữa, ngâm trong dung dịch lưu huỳnh hoặc ngâm trong dung dịch bảo quản khác và các hình thức bảo quản thông thường khác. Phân bón là các loại phân hữu cơ và phân vô cơ như: phân lân, phân đạm (urê), phân NPK, phân đạm hỗn hợp, phân phốt phát, bồ tạt; phân vi sinh và các loại phân bón khác.
Tổng cục Thuế nhận được công văn số 01/2017/CV-TCT ngày 14/2/2017 của Công ty TNHH Export Trading Commodities Việt Nam hỏi về việc khấu trừ thuế GTGT đầu vào.
Về nội dung này, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:
Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ không thể hạch toán riêng được cho các hoạt động kinh doanh chịu thuế suất khác nhau thì chỉ được khấu trừ số thuế GTGT đầu vào tính theo tỷ lệ (%) giữa doanh thu chịu thuế GTGT, doanh thu không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT so với tổng doanh thu của hàng hóa, dịch vụ bán ra
Theo nội dung trình bày của Công ty TNHH Export Trading Commodities Việt Nam tại công văn số 01/2017/CV-TCT thì:
Đối với sản phẩm cám mì viên, cám mì bột, bã đậu nành, Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh đã có công văn số 423/CT-TTHTngày 16/1/2017 trả lời Công ty TNHH Export Trading Commodities Việt Nam là sản phẩm thuộc đối tượng không chịu thuế. Theo đó, thuế GTGT đầu vào của dịch vụ sử dụng cho hoạt động thương mại của hàng hóa không chịu thuế thì không được kê khai khấu trừ.
Đối với sản phẩm bắp hạt, hạt đậu nành, Tổng cục Thuế đã có công văn số 479/TCT-CS ngày 15/2/2017 trả lời Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh với nội dung:
Mặt hàng đậu nành, ngô hạt (bắp) (không phân biệt có dùng làm TĂCN hay không) là sản phẩm trồng trọt chưa qua chế biến thành sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường do doanh nghiệp, hợp tác xã thì thuộc trường hợp không phải kê khai tính nộp thuế GTGT ở khâu kinh doanh thương mại. Theo đó, thuế GTGT đầu vào của dịch vụ sử dụng cho hoạt động thương mại của các trường hợp không phải kê khai tính nộp thuế GTGT được kê khai, khấu trừ theo quy định.
Về việc phân bổ thuế GTGT đầu vào được khấu trừ:
Công ty TNHH Export Trading Commodities Việt Nam khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ vừa có hoạt động kinh doanh hàng hóa chịu thuế 0% (mặt hàng cà phê xuất khẩu), mặt hàng không phải kê khai, tính thuế GTGT (sản phẩm bắp hạt và hạt đậu nành) và hàng hóa không chịu thuế GTGT (cám mì viên, cám mì bột, bã đậu nành) và không hạch toán riêng được thuế GTGT đầu vào được khấu trừ thì Công ty TNHH Export Trading Commodities Việt Nam chỉ được khấu trừ số thuế GTGT đầu vào tính theo tỷ lệ (%) giữa doanh thu chịu thuế GTGT, doanh thu không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT so với tổng doanh thu của hàng hóa, dịch vụ bán ra. Tìm hiểu thêm về kế toán, kiểm toán, thuế tại calico.vn hoặc kiemtoancalico.com