Xuất hóa đơn đối với trường hợp giảm giá hàng bán

01/02/2018 803 lượt xem    

Mục lục bài viết

Khi giảm giá hàng bán, việc xuất hóa đơn được thực hiện như thế nào? Bài viết sau sẽ hướng dẫn về việc xuất hóa đơn đối với trường hợp giảm giá hàng bán theo hướng dẫn tại công văn 1707/TCT-CS

Tại chuẩn mực kế toán số 14 – Doanh thu và thu nhập khác ban hành theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định:

Chiết khấu thương mại: là khoản doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết cho khách hàng mua hàng với khối lượng lớn.

Chiết khấu thanh toán là khoản người bán giảm trừ cho người mua do người mua thanh toán tiền mua hàng trước thời hạn hợp đồng.

Giảm giá hàng bán: là khoản giảm trừ cho người mua do hàng hóa kém phẩm chất, sai quy cách hoặc lạc hậu thị hiếu.”

Luật thương mại số 36/2005/QH11 ngày 14/6/2005 quy định:

Khuyến mại: là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân nhằm xúc tiến việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ bằng cách dành cho khách hàng những lợi ích nhất định.

Thương nhân thực hiện khuyến mại là thương nhân thuộc một trong các trường hợp sau đây:

– Thương nhân trực tiếp khuyến mại hàng hóa, dịch vụ mà mình kinh doanh;

– Thương nhân kinh doanh dịch vụ khuyến mại thực hiện khuyến mại cho hàng hóa, dịch vụ của thương nhân khác theo thỏa thuận với thương nhân đó.

Tại Điều 6, Điều 9, Điều 15 Nghị định 37/2006/NĐ-CP ngày 4/4/2006 quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại có quy định về hình thức giảm giá trong hoạt động khuyến mại như sau:

Mức giảm tối đa đối với hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại

Mức giảm tối đa đối với hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại không được vượt quá 50% giá hàng hóa, dịch vụ đó ngay trước thời gian khuyến mại.

Bán hàng, cung ứng dịch vụ với giá thấp hơn giá bán hàng, cung ứng dịch vụ trước đó

– Trong trường hợp thực hiện khuyến mại bằng hình thức giảm giá thì mức giảm giá hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại trong thời gian khuyến mại tại bất kỳ thời điểm nào phải tuân thủ quy định tại Điều 6 Nghị định này.

– Không được giảm giá bán hàng hóa, giá cung ứng dịch vụ trong trường hợp giá bán hàng hóa, dịch vụ thuộc diện Nhà nước quy định giá cụ thể.

– Không được giảm giá bán hàng hóa, giá cung ứng dịch vụ xuống thấp hơn mức giá tối thiểu trong trường hợp giá bán hàng hóa, giá cung ứng dịch vụ thuộc diện Nhà nước quy định khung giá hoặc quy định giá tối thiểu.

– Tổng thời gian thực hiện chương trình khuyến mại bằng cách giảm giá đối với một loại nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ không được vượt quá 90 (chín mươi) ngày trong một năm; một chương trình khuyến mại không được vượt quá 45 (bốn mươi lăm) ngày.

– Nghiêm cấm việc lợi dụng hình thức khuyến mại này để bán phá giá hàng hóa, dịch vụ.

 Thông báo về việc tổ chức thực hiện khuyến mại

Thương nhân thực hiện các hình thức khuyến mại quy định tại Mục 2 Chương này phải gửi thông báo bằng văn bản về chương trình khuyến mại đến Sở Thương mại nơi tổ chức khuyến mại chậm nhất 7 (bảy) ngày làm việc trước khi thực hiện khuyến mại.

Tại điểm 1.1 mục I phần B Thông tư số 129/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn về giá tính thuế:

Giá tính thuế đối với các loại hàng hóa, dịch vụ bao gồm cả khoản phụ thu và phí thu thêm ngoài giá hàng hóa, dịch vụ mà cơ sở kinh doanh được hưởng, trừ các khoản phụ thu và phí cơ sở kinh doanh phải nộp NSNN. Trường hợp cơ sở kinh doanh áp dụng hình thức giảm giá bán, chiết khấu thương mại dành cho khách hàng (nếu có) thì giá tính thuế GTGT là giá bán đã giảm, đã chiết khấu thương mại dành cho khách hàng.

Tại điểm 2.5 mục IV phần B Thông tư số 129/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn về hóa đơn chứng từ mua bán hàng hóa, dịch vụ:

Hàng hóa, dịch vụ có giảm giá thì trên hóa đơn ghi giá bán đã giảm, thuế GTGT, tổng giá thanh toán đã có thuế GTGT.

Nếu việc giảm giá áp dụng căn cứ vào số lượng, doanh số hàng hóa, dịch vụ thực tế mua đạt mức nhất định thì số tiền giảm giá của hàng hóa đã bán được tính điều chỉnh trên hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ của lần mua cuối cùng hoặc kỳ tiếp sau. Trên hóa đơn phải ghi rõ số hóa đơn được giảm giá và số tiền được giảm giá.

Tại khoản 22 Điều 7 Thông tư số 06/2012/TT-BTC ngày 11/1/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn về giá tính thuế:

Trường hợp cơ sở kinh doanh áp dụng hình thức giảm giá bán, chiết khấu thương mại dành cho khách hàng (nếu có) thì giá tính thuế GTGT là giá bán đã giảm, đã chiết khấu thương mại dành cho khách hàng. Trường hợp việc giảm giá bán, chiết khấu thương mại căn cứ vào số lượng, doanh số hàng hóa, dịch vụ thì số tiền giảm giá, chiết khấu của hàng hóa đã bán được tính điều chỉnh trên hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ của lần mua cuối cùng hoặc kỳ tiếp sau.

Trường hợp số tiền giảm giá, chiết khấu được lập khi kết thúc chương trình (kỳ) giảm giá, chiết khấu hàng bán thì được lập hóa đơn điều chỉnh kèm bảng kê các số hóa đơn cần điều chỉnh, số tiền, tiền thuế điều chỉnh. Căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh, bên bán và bên mua kê khai điều chỉnh doanh số mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào.

Tổng cục Thuế nhận được công văn số 170304/CV-VNTEC ngày 17/3/2017 của Công ty TNHH Việt Nam Toyo Denso, công văn số 391/CT-TTr2 ngày 25/1/2017 của Cục Thuế tỉnh Hải Dương về việc xuất hóa đơn đối với trường hợp giảm giá hàng bán. Về vấn đề này, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:

Đề nghị Cục Thuế tỉnh Hải Dương căn cứ các quy định nêu trên và tình hình thực tế để xử lý. Quá trình xử lý Cục Thuế tỉnh Hải Dương có thể phối hợp với Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc để trao đổi thông tin.

Chúc các bạn thành công!

Tìm hiểu thêm về kế toán, kiểm toán, thuế tại calico.vn hoặc kiemtoancalico.com

 

Bài viết có ích cho bạn?
Banner-post-thu-vien-calico_960x300
Bài viết có ích cho bạn?

NGHIỆP VỤ CALICO