Xử lý tài chính và phân phối lợi nhuận khi cổ phần hóa

01/03/2018 813 lượt xem    

Công văn Số: 1294/TCT-DNL
V/v: xử lý tài chính và phân phối lợi nhuận khi cổ phần hóa.

 

Kính gửi: Tổng công ty Cảng Hàng không Việt Nam.

TCT nhận được công văn số 33/HĐTV-TCKT ngày 18/01/2016 của Tng công ty Cảng Hàng không Việt Nam (ACV) liên quan đến việc xử lý tài chính cho giai đoạn từ khi xác định giá trị doanh nghiệp đến khi chính thức chuyển sang công ty cổ phần tại ACV và các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (TNHH MTV) do ACV sở hữu 100% vốn điều lệ. Về vấn đề này, sau khi báo cáo và thực hiện chỉ đạo của BTC, TCT hướng dẫn như sau:

1. Đối với khoản Quỹ đầu tư phát triển:

Tại Khoản 6 Điều 10 Thông tư số 127/2014/TT-BTC ngày 05/9/2014 của BTC quy định về xử lý tài chính thời điểm doanh nghiệp cổ phần hóa chính thức chuyn thành công ty cổ phần hướng dn khoản chênh lệch tăng giữa giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại thời điểm doanh nghiệp cổ phần hóa chuyển sang công ty cổ phần với giá trị thực tế phần vn nhà nước tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp thực hiện nộp theo quy định tại khoản 3, Điều 21 Nghị định số 59/2011/NĐ-CP.

Tại Khoản 3 Điều 21 Nghị định số 59/2011/NĐ-CP ngày 18/7/2011 của Chính phủ về xử lý tài chính khi cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước quy định khoản chênh lệch tăng giữa giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại thời điểm doanh nghiệp chính thức chuyn sang công ty cổ phần với giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp nộp về Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp tại:

+ Công ty mẹ của Tập đoàn kinh tế

+ Tổng công ty nhà nước

+ Công ty mẹ trong tổ hợp công ty mẹ – công ty con khi cổ phần hóa công ty TNHH MTV do các doanh nghiệp này nm giữ 100% vốn điều lệ

Nộp về Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp (đặt tại SCIC) khi cổ phần hóa toàn bộ công ty TNHH MTV do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là doanh nghiệp thuộc:

+ Bộ

+ Cơ quan ngang Bộ

+ Cơ quan thuộc Chính phủ

+ Ủy ban nhân dân tỉnh

+ Thành phố trực thuộc Trung ương 

+ Công ty mẹ của Tập đoàn kinh tế

+ Tổng công ty nhà nước.

Tại Khoản 1 Điều 3 TT số 10/2013/TT-BTC ngày 18/1/2013 của BTC hướng dẫn nguyên tắc chung về:

Quản lý và sử dụng Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp tại các công ty mẹ của:

+ Tập đoàn kinh tế

+ Tổng công ty nhà nước

+ Công ty mẹ trong tổ hợp công ty mẹ – công ty con.

Tại Điều 5 TT số 10/2013/TT-BTC ngày 18/1/2013 của BTC hướng dn:

Cơ chế quản lý và sử dụng Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp tại các Công ty mẹ của:

+ Tập đoàn kinh tế

+ Tổng công ty nhà nước

+ Công ty mẹ trong tổ hợp công ty mẹ – công ty con quy định các nội dung chi của Quỹ.

Tại Điều 20 NĐ số 59/2011/NĐ-CP ngày 18/7/2011 hướng dẫn:

Xử lý tài chính khi cổ phần hóa doanh nghiệp quy định:

Số dư Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp tại doanh nghiệp cổ phần hóa (nếu có) được hạch toán tăng vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Căn cứ các quy định trên việc xử lý tài chính đối với khoản trích Quỹ Đầu tư phát triển giai đoạn từ khi xác định giá trị doanh nghiệp đến khi chính thức chuyển sang công ty cổ phần được thực hiện như sau:

– Tại công ty con:

Khoản trích Quỹ Đầu tư phát triển giai đoạn từ khi xác định giá trị doanh nghiệp đến khi chính thức chuyển sang công ty cổ phần nộp về Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp tại Công ty mẹ.

– Tại công ty mẹ:

+ Khoản trích quỹ đầu tư phát triển của công ty con nộp về Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp tại Công ty mẹ; Công ty mẹ sử dụng Quỹ theo quy định.

Nếu không sử dụng hết thì Công ty mẹ nộp về Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp đặt tại:

Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC).

+ Khoản trích Quỹ đầu tư phát triển tại công ty mẹ; ACV nộp về Quỹ hỗ trợ sp xếp doanh nghiệp đặt tại SCIC.

2. Đối với khoản lợi nhuận còn lại sau khi phân phối, trích lập các quỹ:

Tại Khoản 3 Điều 10 TT số 127/2014/TT-BTC hướng dẫn:

Xử lý tài chính thời điểm doanh nghiệp cổ phần hóa chính thức chuyển thành công ty cổ phần quy định việc:

+ Phân phối lợi nhuận và trích lập các quỹ

Doanh nghiệp thực hiện theo quy định hiện hành đối với công ty TNHH MTV do Nhà nước làm chủ sở hữu.

Tại Khoản 2b Điều 35 NĐ số 71/2013/NĐ-CP ngày 11/7/2013 của CP về:

+ Đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp 

+ Quản lý tài chính đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ quy định về:

Doanh thu từ hoạt động tài chính bao gồm: lợi nhuận; cổ tức được chia từ việc đầu tư ra ngoài doanh nghiệp

(bao gồm cả phần lợi nhuận sau thuế sau khi để lại trích các quỹ của công ty TNHH MTV do doanh nghiệp sở hữu 100% vốn điều lệ và cổ tức được chia bằng cổ phiếu tại các công ty cổ phần).

Tại điểm b Khoản 1 Điều 28 NĐ số 91/2015/NĐ-CP ngày 13/10/2015 của CP quy định về quản lý vốn của doanh nghiệp nhà nước đối với công ty con là công ty TNHH MTV do doanh nghiệp nắm giữ 100% vốn điều lệ và quản lý phần vốn góp của doanh nghiệp nhà nước tại:

+ Công ty cổ phần

+ Công ty TNHH hạn hai thành viên trở lên

quy định khoản thu lợi nhuận còn lại của công ty con nộp về công ty mẹ là doanh thu tài chính của công ty mẹ.

Ngày 05/12/2013 CP ban hành NĐ số 204/2013/NĐ-CP:

+ Quy định chi tiết

+ Hướng dẫn thi hành

Nghị quyết của Quốc hội về một số giải pháp thực hiện NSNN năm 2013, 2014;

Ngày 05/12/2013, BTC đã ban hành TT số 187/2013/TT-BTC hướng dẫn lợi nhuận còn lại năm 2013, 2014 của các công ty mẹ do nhà nước sở hữu 100% vn sau khi đã phân phối, trích lập các quỹ theo quy định phải nộp vào NSNN.

Ngày 10/11/2014, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 78/2014/QH13 ngày 10/11/2014 quy định: Tiếp tục thu vào ngân sách nhà nước phần lợi nhuận còn lại của năm 2015 sau khi trích lập các quỹ theo quy định của pháp luật tại các Tập đoàn, Tng công ty nhà nước sở hữu 100% vn điều lệ.

Ngày 26/3/2015, BTC đã ban hành Công văn số 3916/BTC-TCT hướng dẫn thu cổ tức được chia và lợi nhuận còn lại tương tự như hướng dẫn tại Nghị định số 204/2013/NĐ-CP và Thông tư số 187/2013/TT-BTC.

Ngày 13/10/2015, Chính phủ ban hành Nghị định số 91/2015/NĐ-CP về đầu tư vn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp quy định: Lợi nhuận còn lại của các doanh nghiệp nhà nước là công ty mẹ của Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước, Công ty mẹ trong tổ hp công ty mẹ – công ty con sau khi trích lập các quỹ quy định được nộp về ngân sách nhà nước.

Căn cứ các quy định nêu trên, khoản lợi nhuận còn lại sau khi trích lập các quỹ của ACV và các công ty con do ACV sở hữu 100% vốn điều lệ trong giai đoạn từ khi xác định giá trị doanh nghiệp đến khi chính thức chuyển sang công ty cổ phần thực hiện như sau:

– Tại các công ty con: lợi nhuận còn lại sau khi trích lập các quỹ của công ty con nộp về công ty mẹ để công ty mẹ hạch toán doanh thu tài chính theo quy định.

-Tại công ty mẹ ACV: ACV xác định lợi nhuận còn lại và thực hiện kê khai, nộp lợi nhuận còn lại vào NSNN theo hướng dẫn tại Nghị định số 204/2013/NĐ-CP của Chính phủ, Nghị quyết số 78/2014/QH13 của Quốc Hội, Nghị định số 91/2015/NĐ-CP của Chính phủ; Thông tư số 187/2013/TT-BTC và các văn bản hướng dẫn của BTC.

TCT trả lời để Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam biết và thực hiện.

 

Chúc các bạn thành công!

Tìm hiểu thêm về kế toán, kiểm toán, thuế tại calico.vn hoặc kiemtoancalico.com

Bài viết có ích cho bạn?
Banner-post-thu-vien-calico_960x300
Bài viết có ích cho bạn?

NGHIỆP VỤ CALICO