Xử lí vi phạm về thuế

25/01/2018 510 lượt xem    

Bài viết sau sẽ hướng dẫn về vấn đề xử lí vi phạm về thuế trong trường hợp nộp chậm, nộp thừa

Tại khoản 3 Điều 103 Luật quản lí thuế của Quốc hội quy định:

Hành vi vi phạm pháp luật về thuế của người nộp thuế

  1. Vi phạm các thủ tục thuế.
  2. Chậm nộp tiền thuế.
  3. Khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn.
  4. Trốn thuế, gian lận thuế.

Tại Điều 5 Thông tư 130/2016/TT-BTC của Bộ tài chính quy định:

Đối với giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2013, doanh nghiệp trong quá trình sản xuất, kinh doanh mà sử dụng quỹ khấu hao cơ bản tài sản cố định của doanh nghiệp; sử dụng lợi nhuận sau thuế tái đầu tư; sử dụng vốn trong phạm vi vốn đầu tư đã đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền để đầu tư bổ sung máy móc thiết bị thường xuyên và không tăng công suất sản xuất kinh doanh theo đề án kinh doanh đã đăng ký hoặc được phê duyệt thì không phải đầu tư mở rộng.

Tại Điều 33 thông tư 156/2013/TT-BTC của Bộ tài chính quy định về xử lý số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa:

Tiền thuế, tiền chậm nộp và tiền phạt được coi là nộp thừa khi:

Người nộp thuế có số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đã nộp lớn hơn số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt phải nộp đối với từng loại thuế có cùng nội dung kinh tế (tiểu mục) quy định của mục lục ngân sách nhà nước trong thời hạn 10 (mười) năm tính từ ngày nộp tiền vào ngân sách nhà nước. Đối với loại thuế phải quyết toán thuế thì người nộp thuế chỉ được xác định số thuế nộp thừa khi có số thuế đã nộp lớn hơn số thuế phải nộp theo quyết toán thuế.

Người nộp thuế có quyền giải quyết số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa theo thứ tự quy định sau:

– Bù trừ tự động với số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt còn nợ hoặc còn phải nộp của cùng loại thuế theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều 29 Thông tư này (trừ trường hợp nêu tại điểm b khoản 1 Điều này).

– Bù trừ tự động với số tiền phải nộp của lần nộp thuế tiếp theo của từngloại thuế có cùng nội dung kinh tế (tiểu mục) quy định của mục lục ngân sách nhà nước (trừ trường hợp nêu tại điểm b khoản 1 Điều này). Trường hợp quá 06 (sáu) tháng kể từ thời điểm phát sinh số tiền thuế nộp thừa mà không phát sinh khoản phải nộp tiếp theo thì thực hiện theo hướng dẫn tại điểm c khoản này.

– c) Người nộp thuế có số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa theo hướng dẫn tại điểm b khoản 1 Điều này và người nộp thuế có số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa quy định tại điểm a khoản này sau khi thực hiện bù trừ theo hướng dẫn tại điểm a, điểm b khoản này mà vẫn còn số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa thì người nộp thuế gửi hồ sơ đề nghị hoàn thuế đến cơ quan thuế trực tiếp quản lý để được giải quyết hoàn thuế theo hướng dẫn tại Chương VII Thông tư này.

Trả lời công văn số 11843/CT-TT2 ngày 24/11/2016 của cục thuế TP.HCM đề nghị hướng dẫn về việc thực hiện công văn 4769/BTC-TCT ngày 7/4/2016 của Bộ tài chính. Tổng cục thuế có ý kiến như sau:

Trường hợp, tại thời điểm Cục thuế TP.HCM ban hành quyết định xử phạt vi phạm về thuế, cục thuế xác định Công ty TNHH Aricent Việt Nam kê khai sai dẫn xử lí truy thu, phạt, tính tiền chậm nộp theo quy định có thời hiệu tương ứng, trên cơ sở hướng dẫn tại thông tư 130/2016/TT-BTC và công văn 4769/BTC-TCT, Cục thuế TP>HCM xác định Công ty TNHH Aricent Việt Nam được hưởng ưu đãi thuế TNDN theo quy định thì cục thuế hoàn trả số tiền thuế TNDN được hưởng ưu đãi và tiền chậm nộp đối với số thuế tương ứng được hưởng ưu đãi đã nộp ngân sách nhà nước.

Tìm hiểu thêm về kế toán, kiểm toán, thuế tại calico.vn hoặc kiemtoancalico.com

Bài viết có ích cho bạn?
Banner-post-thu-vien-calico_960x300
Bài viết có ích cho bạn?

NGHIỆP VỤ CALICO