Vướng mắc về việc hoàn thuế giá trị gia tăng

09/03/2018 786 lượt xem    

Mục lục bài viết

Bài viết sau sẽ hướng dẫn giải đáp vướng mắc về việc hoàn thuế GTGT căn cứ vào công văn 344/TCT-kk ngày 29/01/2015

Công văn số: 344/TCT-KK

Vv khấu trừ, hoàn thuế giá trị gia tăng

Căn cứ Điều 7 Nghị định số 127/2013/NĐ-CP ngày 15/10/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan;

1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Không khai hoặc khai không đúng các nội dung trên tờ khai hải quan mà không thuộc các trường hợp nêu tại các Khoản 2, 3, 4 Điều này và Điều 8, Điều 13, Điều 14 Nghị định này;

b) Không khai hoặc khai sai so với thực tế về tên hàng, chủng loại, số lượng, trọng lượng, xuất xứ hàng hóa là hàng viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không khai hoặc khai sai so với thực tế về tên hàng, chủng loại, số lượng, trọng lượng, chất lượng, trị giá, xuất xứ hàng hóa thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Hàng hóa từ nước ngoài vào cảng trung chuyển, khu phi thuế quan hoặc từ cảng trung chuyển, khu phi thuế quan ra nước ngoài hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa để gia công, sửa chữa, bảo hành; trừ vi phạm quy định tại Điểm h Khoản 1 Điều 13 Nghị định này;

b) Hàng hóa quá cảnh, chuyển khẩu;

c) Hàng hóa sử dụng, tiêu hủy trong khu phi thuế quan;

d) Khai không đồng nhất theo quy định giữa tên hàng với các tiêu chí của hàng hóa đăng ký trên danh mục nguyên vật liệu nhập khẩu và danh mục sản phẩm xuất khẩu hoặc giữa danh mục đăng ký với thực tế quản lý tại doanh nghiệp chế xuất.

3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Không khai hoặc khai sai so với thực tế về tên hàng, chủng loại, xuất xứ, số lượng, trọng lượng, chất lượng, trị giá đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng miễn thuế theo quy định của pháp luật;

b) Lập và khai không đúng các nội dung trong hồ sơ thanh khoản, báo cáo về hàng hóa của doanh nghiệp trong khu phi thuế quan;

c) Không khai nguyên vật liệu gia công tự cung ứng;

d) Thay đổi địa chỉ cơ sở sản xuất hàng gia công mà không thông báo cho cơ quan hải quan theo quy định pháp luật;

đ) Khai tăng so với định mức sản xuất sản phẩm gia công; định mức sản xuất sản phẩm xuất khẩu từ nguyên liệu, vật tư nhập khẩu của doanh nghiệp chế xuất.

4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi khai khống về tên hàng, số lượng, trọng lượng, trị giá hàng hóa xuất khẩu; trừ trường hợp vi phạm quy định tại Điểm e Khoản 1 Điều 13 Nghị định này.

5. Vi phạm quy định tại Khoản 3 Điều này mà có hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, được hoàn; gian lận, trốn thuế thì xử phạt theo Điều 8 hoặc Điều 13 Nghị định này.

Căn cứ Điều 33 Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ;

1. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không ghi đủ các nội dung in sẵn khi lập hoá đơn, hoặc ghi không đúng theo quy định tại Điều 15 Nghị định này.

Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với các hành vi:

a) Lập hoá đơn nhưng không giao cho người mua;

b) Không lập bảng kê hoặc không lập hoá đơn tổng hợp theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 16 Nghị định này.

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với các hành vi:

a) Không hủy các hoá đơn đã phát hành nhưng chưa lập, không còn giá trị sử dụng theo quy định tại Nghị định này;

b) Không nộp báo cáo hoá đơn đã sử dụng theo quy định.

3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi:

Lập hoá đơn không theo thứ tự từ số nhỏ đến số lớn theo quy định.

4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi:

Không lập hoá đơn khi bán hàng hoá, dịch vụ có giá trị thanh toán trên 200.000 đồng cho người mua theo quy định tại Nghị định này. Cùng với việc bị xử phạt, tổ chức, cá nhân kinh doanh phải lập hoá đơn giao cho người mua.

5. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với các hành vi:

a) Lập hoá đơn có sai lệch nội dung giữa các liên;

b) Không báo cáo việc mất hoá đơn đã phát hành nhưng chưa lập, hoặc hoá đơn đã lập nhưng chưa giao cho khách hàng.

6. Phạt tiền từ 12.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi:

Lập hoá đơn bất hợp pháp.

7. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với hành vi:

Cho, bán hoá đơn đã phát hành nhưng chưa lập.

8. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đối với hành vi:

Lập hoá đơn khống.

Ngoài việc phạt tiền, tổ chức, cá nhân vi phạm quy định tại điểm a khoản 3 Điều này còn phải huỷ hoá đơn đã phát hành nhưng chưa lập, không còn giá trị sử dụng.

Tại Khoản 4 Điều 17 Mục I Chương III Thông tư số 06/2012/TT-BTC ngày 11/01/2012 của Bộ Tài chính; Tại Khoản 4 Điều 17 Mục I Chương III Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thuế giá trị gia tăng.

Hàng hoá, vật tư do cơ sở kinh doanh trong nước bán cho doanh nghiệp Việt Nam để thực hiện công trình xây dựng ở nước ngoài và thực hiện giao hàng hoá tại nước ngoài theo Hợp đồng ký kết thì thủ tục hồ sơ để cơ sở kinh doanh trong nước bán hàng thực hiện khấu trừ hoặc hoàn thuế GTGT đầu vào đối với hàng hoá xuất khẩu phải đáp ứng các điều kiện sau:

a) Tờ khai hải quan theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Thông tư này.

b) Hàng hoá, vật tư xuất khẩu phải phù hợp với Danh mục hàng hoá xuất khẩu để công trình xây dựng ở nước ngoài do Giám đốc doanh nghiệp Việt Nam thực hiện công trình xây dựng ở nước ngoài phê duyệt.

c) Hợp đồng mua bán ký giữa cơ sở kinh doanh trong nước và doanh nghiệp Việt Nam thực hiện công trình xây dựng ở nước ngoài, trong đó có ghi rõ về điều kiện giao hàng, số lượng, chủng loại và trị giá hàng hoá;

d) Hợp đồng uỷ thác (trường hợp uỷ thác xuất khẩu);

đ) Chứng từ thanh toán qua ngân hàng;

e) Hoá đơn GTGT bán hàng hoá.

 

Trả lời Công văn số 638/CT/TCKT ngày 25/12/2014, Công văn số 419CT/TCKT ngày 16/9/2014 của Công ty cổ phần xi măng Sông Đà Yaly vướng mắc về việc hoàn thuế giá trị gia tăng; sau khi báo cáo và được sự đồng ý của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:

Căn cứ các quy định trên:

Trường hợp Công ty cổ phần xi măng Sông Đà Yaly cung cấp hàng hóacho Công ty cổ phần Sông Đà 4 để thực hiện công trình xây dựng ở nước ngoài (Thủy điện Xekaman 1 tại huyện Xanxay – tỉnh Attapư – CHDCND Lào) và thực hiện giao hàng hóa tại nước ngoài theo Hợp đồng kinh tế ký kết với Công ty cổ phần Sông Đà 4.

Công ty cổ phần xi măng Sông Đà Yaly ghi Tờ khai Hải quan, tên người mua hàng không phải là Công ty cổ phần Sông Đà 4 (Tên người mua hàng trên Tờ khai Hải quan là Công ty TNHH điện Xekaman 1); Hóa đơn giá trị gia tăng bán hàng hóa tên người mua hàng không phải là Công ty cổ phần Sông Đà 4 (Tên người mua hàng trên Hóa đơn là Chi nhánh Công ty cổ phần Sông Đà 4.06, 4.10 ….) là không đúng theo hợp đồng kinh tế.

Nhưng theo giải trình của Công ty thì:

Tên người mua hàng trên tờ khai hải quan là Công ty TNHH điện Xekaman 1 do ký kết Hợp đồng Tổng thầu EPC với Tổng công ty Sông Đà để thi công Công trình thủy điện Xekaman 1; trên cơ sở hợp đồng tổng thầu EPC nói trên, Tổng công ty Sông Đà thành lập Ban điều hành dự án thủy điện Xê-ca-mản 1 và ủy quyền cho Ban điều hành ký kết hợp đồng thi công xây lắp, cung cấp vật tư, vật liệu với các nhà thầu thành viên do Tổng công ty Sông Đà phê duyệt. Đồng thời, Công TNHH điện Xekaman 1 là chủ đầu tư Công trình thủy điện Xekaman 1 được Chính phủ Lào ưu đãi miễn thuế nhập khẩu đối với vật tư, vật liệu nhập khẩu để xây dựng Công trình thủy điện Xekaman 1.

Để có cơ sở xem xét, giải quyết thủ tục khấu trừ, hoàn thuế GTGT đầu vào đối với nguyên liệu, vật liệu Công ty cổ phần xi măng Sông Đà Yaly xuất khẩu là cho Công ty cổ phần Sông Đà 4 và được chỉ định giao hàng tại các đơn vị đang thi công trên công trường tại Lào thì:

– Đối với các vướng mắc liên quan đến tờ khai Hải quan xuất khẩu:

Trường hợp Công ty cổ phần xi măng Sông Đà Yaly cung cấp đầy đủ các chứng từ, tài liệu chứng minh việc xuất khẩu hàng hóa (vật liệu, nguyên liệu) theo các tờ khai xuất khẩu là cho Công ty cổ phần Sông Đà 4 nhưng được chỉ định giao hàng tại Lào và đã thực hiện đầy đủ thủ tục hải quan thì đề nghị Công ty liên hệ với Cơ quan Hải quan địa phương nơi làm thủ tục xuất khẩu để có xác nhận việc xuất khẩu hàng hóa của Công ty là cho đúng đối tác nhập khẩu theo hợp đồng.

– Đối với các vướng mắc về người mua hàng ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng không phải là Công ty cổ phần Sông Đà 4:

Nếu Công ty có đầy đủ hồ sơ, tài liệu chứng minh các Chi nhánh của Công ty cổ phần Sông Đà 4 nhận hàng hóa theo số lượng ghi trên hóa đơn, thanh toán tiền với bên bán và theo đúng danh mục hàng hóa được cơ quan có thẩm quyền tại Lào cấp phép, trực tiếp tiêu dùng hàng hóa để thực hiện thi công công trình thủy điện Xekaman 1 – Lào; hoặc nếu Công ty cổ phần xi măng Sông Đà Yaly và Công ty cổ phần Sông Đà 4 thực hiện lập hóa đơn điều chỉnh sai sót theo quy định đối với các hóa đơn nêu trên

– Đối với các vi phạm về việc ghi sai tên người nhập khẩu trên tờ khai Hải quan xuất khẩu, ghi sai tên người mua hàng trên hóa đơn bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ thì Công ty bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.

Chúc các bạn thành công.

  •  Mọi chi tiết xin liên hệ:
  • ® Hãng kiểm toán Calico
  •  Địa chỉ: Tầng 29, Tòa Đông, Lotte Center Hà Nội, Số 54 Liễu Giai, Phường Cống Vị, Quận Ba Đình, TP. Hầ Nội
  •  VPGD: Phòng 2302, Tháp B, Toà nhà The Light, đường Tố Hữu, Phường Trung Văn, Quận Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội.
  •  Hotline: 0966.246.800
  •  Email: calico.vn@gmail.com
  •  Website: KiemToanCalico.com  www.calico.vn

 

 

 

 

 

Bài viết có ích cho bạn?
Banner-post-thu-vien-calico_960x300
Bài viết có ích cho bạn?

NGHIỆP VỤ CALICO