Vướng mắc thực hiện Giấy ủy quyền

27/03/2018 812 lượt xem    

Công văn 1314/TCT-KK ngày 08/04/2015

Cơ sở pháp lý: 

Luật Công chứng năm 2014

Bộ luật dân sự năm 2015

Bộ luật Dân sự năm 2015 – Hợp đồng ủy quyền

Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên; theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền; bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

Hợp đồng ủy quyền nằm trong nhóm hợp đồng có đối tượng là công việc; theo đó, chủ thể của hợp đồng ủy quyền gồm bên ủy quyền và bên được ủy quyền

 Điều 563 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định cụ thể về thời hạn ủy quyền

Thời hạn ủy quyền do các bên thoả thuận hoặc do pháp luật quy định; nếu không có thoả thuận và pháp luật không có quy định thì hợp đồng ủy quyền có hiệu lực 01 năm, kể từ ngày xác lập việc ủy quyền.

Công chứng hợp đồng ủy quyền

Trong trường hợp bên ủy quyền và bên được ủy quyền không thể cùng đến một tổ chức hành nghề công chứng thì bên ủy quyền yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nơi họ cư trú công chứng hợp đồng ủy quyền, bên được ủy quyền yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nơi họ cư trú công chứng tiếp vào bản gốc hợp đồng ủy quyền này, hoàn tất thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền

Hợp đồng uỷ quyền theo quy định tại Điều 562 Bộ luật dân sự năm 2015:

Hợp đồng uỷ quyền là sự thỏa thuận giữa các bên; theo đó bên được uỷ quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên uỷ quyền; bên uỷ quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.

Thủ tục công chứng

Hồ sơ yêu cầu công chứng

Phiếu yêu cầu công chứng (theo mẫu);

Bản thảo Hợp đồng/Giấy uỷ quyền do các bên tự soạn thảo hoặc có thể yêu cầu Văn phòng – Phòng Công chứng soạn thảo

1.1. Các giấy tờ bên uỷ quyền phải cung cấp:

– Chứng minh nhân dân; chứng minh thư quân đội – công an; hộ chiếu; hộ khẩu hoặc giấy tờ hợp pháp khác về nhân thân; nơi ở của người vợ, người chồng hoặc của người được uỷ quyền đại diện nếu uỷ quyền (bản chính và bản sao);

– Trường hợp hai vợ chồng bên uỷ quyền không cùng hộ khẩu thì phải cung cấp hộ khẩu của người vợ và hộ khẩu của người chồng và Giấy đăng ký kết hôn;

– Nếu là pháp nhân thì phải cung cấp các giấy tờ sau:

     + Quyết định thành lập hoặc thừa nhận pháp nhân của cơ quan có thẩm quyền hoặc giấy tờ hợp pháp khác (bản chính và bản sao);

     + Quyết định bổ nhiệm; hoặc công nhận người đứng đầu pháp nhân (đại diện theo pháp luật của pháp nhân); hoặc giấy uỷ quyền đại diện của pháp nhân nếu uỷ quyền (bản chính và bản sao);

     + Chứng minh nhân dân; Hộ chiếu (nếu là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài); hoặc giấy tờ hợp lệ của người đại diện pháp nhân (bản chính và bản sao);

     + Biên bản họp hội đồng thành viên của pháp nhân liên quan đến việc thực hiện hợp đồng giao dịch;

– Trong trường hợp đã uỷ quyền cho người khác thực hiện hợp đồng thì phải cung cấp Hợp đồng uỷ quyền đã được công chứng (bản chính và bản sao);

1.1.1. Đối với trường hợp uỷ quyền liên quan đến bất động sản thì cần có:

– Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất (bản chính và bản sao)

– Nếu đối tượng của Hợp đồng uỷ quyền là nhà ở, đất ở, tài sản gắn liền là tài sản riêng của vợ (chồng) thì phải có giấy tờ chứng minh tài sản riêng.

Ví dụ: hợp đồng tặng cho riêng; văn bản khai nhận, phân chia di sản thừa kế chứng minh được thừa kế riêng; bản án của Toà án; văn bản thoả thuận tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân của vợ chồng… (bản chính và bản sao)

– Trường hợp bên uỷ quyền hiện đang độc thân thì phải có một trong các giấy tờ sau:

+ Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân của Uỷ ban nhân dân xã phường xác nhận chưa đăng ký kết hôn lần nào (bản chính và bản sao);

+ Bản án và giấy xác nhận tình trạng hôn nhân xác nhận sau khi ly hôn cho đến thời điểm ký hợp đồng chưa đăng ký kết hôn với ai (bản chính và bản sao);

+ Giấy chứng tử của vợ (chồng) và giấy xác nhận tình trạng hôn nhân xác nhận từ thời điểm vợ (chồng) chết cho đến thời điểm ký hợp đồng chưa đăng ký kết hôn với ai (bản chính và bản sao);

1.1.2 Đối với các trường hợp uỷ quyền khác:

Người yêu cầu công chứng phải cung cấp các giấy tờ theo quy định của pháp luật để chứng minh người uỷ quyền được phép uỷ quyền cho người khác.

Ví dụ: uỷ quyền kinh doanh thì phải có Giấy đăng ký kinh doanh; uỷ quyền tham gia tố tụng tại Toà án thì phải có Giấy triệu tập …

1.2. Các giấy tờ bên nhận ủy quyền phải cung cấp

– Chứng minh nhân dân; chứng minh thư quân đội – công an; hộ chiếu, hộ khẩu hoặc giấy tờ hợp pháp khác về nhân thân, nơi ở của bên được ủy quyền (bản chính và bản sao);

– Nếu là pháp nhân thì phải cung cấp các giấy tờ sau:

     + Quyết định thành lập hoặc thừa nhận pháp nhân của cơ quan có thẩm quyền hoặc giấy tờ hợp pháp khác (bản chính và bản sao);

     + Quyết định bổ nhiệm hoặc công nhận người đứng đầu pháp nhân (đại diện theo pháp luật của pháp nhân) hoặc giấy uỷ quyền đại diện của pháp nhân nếu uỷ quyền (bản chính và bản sao);

     + Chứng minh nhân dân; Hộ chiếu (nếu là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài) hoặc giấy tờ hợp lệ của người đại diện pháp nhân (bản chính và bản sao);

     + Biên bản họp hội đồng thành viên của pháp nhân liên quan đến việc thực hiện hợp đồng giao dịch;

Thủ tục công chứng hợp đồng/ giấy ủy quyền:

Được thực hiện theo thủ tục chung về công chứng hợp đồng, giao dịch.

Theo Luật Công chứng năm 2014 thì: bạn có thể đến UBND cấp xã (Tư Pháp); hoặc Phòng Công chứng để chứng thực hợp đồng hoặc giấy ủy quyền.

Công chứng hợp đồng ủy quyền

Khi công chứng các hợp đồng ủy quyền; công chứng viên có trách nhiệm kiểm tra kỹ hồ sơ, giải thích rõ quyền và nghĩa vụ của các bên và hậu quả pháp lý của việc ủy quyền đó cho các bên tham gia.

Trong trường hợp bên ủy quyền và bên được ủy quyền không thể cùng đến một tổ chức hành nghề công chứng thì bên ủy quyền yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nơi họ cư trú công chứng hợp đồng ủy quyền; bên được ủy quyền yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nơi họ cư trú công chứng tiếp vào bản gốc hợp đồng ủy quyền này, hoàn tất thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền.

Trả lời công văn số 267/CT-KTr1 ngày 03/3/2015

của Cục Thuế tỉnh An Giang về việc vướng mắc thực hiện Giấy ủy quyền. Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:

– Căn cứ tình hình thực tế về quản lý hoàn thuế GTGT đối với doanh nghiệp có dấu hiệu rủi ro cao về thuế Bộ Tài chính đã ban hành các Công văn số 12485/BTC-TCT ngày 18/9/2013 và Công văn số 10024/BTC-TCT ngày 22/7/2014 về một số biện pháp tăng cường công tác quản lý thuế, hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu qua biên giới đất liền.

Vì vậy, việc xử lý hồ sơ hoàn thuế đối với các trường hợp phát sinh trước ngày 07/10/2014 thực hiện theo đúng hướng dẫn tại Công văn số 12485/CV-BTC ngày 18/9/2013 và mục 4 Công văn số 10024/BTC-TCT ngày 22/7/2014 của Bộ Tài chính và các văn bản quy phạm pháp luật về thuế có liên quan khi kiểm tra hoàn thuế GTGT đối với hàng hóa xuất khẩu qua biên giới đất liền.

– Trường hợp phát sinh kể từ ngày 07/10/2014 về sau:

Căn cứ vào quy định tại Điểm 1, Điều 1 Luật Quản lý thuế số 21/2012/QH13 ngày 20/11/2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế; Qua thực tiễn thanh tra, kiểm tra hoàn thuế GTGT xuất khẩu qua biên giới đất liền đã phát hiện một số phương thức, thủ đoạn, hành vi gian lận hoàn thuế GTGT, trong đó có phương thức thanh toán hàng hóa từ tài khoản vãng lai của doanh nghiệp nước ngoài mở tại ngân hàng thương mại Việt Nam.

Ngày 07/10/2014, Bộ Tài chính đã ban hành công văn số 14094/BTC-TCT hướng dẫn rủi ro liên quan đến thanh toán hàng hóa từ tài khoản vãng lai trong việc phân loại, giải quyết hoàn thuế GTGT có nêu rõ: “Giấy ủy quyền này chỉ áp dụng cho một lần mang tiền vào Việt Nam và phải ghi rõ số lượng tiền mang vào theo hợp đồng mua bán cụ thể”. Hiện nội dung này được quy định tại Điểm 11 Điều 1 TT 26/2015/TT-BTC ngày 27/02/2015 của BTC.

 

Chúc các bạn thành công

Tìm hiểu thêm về kế toán, kiểm toán, thuế tại calico.vn hoặc kiemtoancalico.com

 

 

 

 

 

 

 

Bài viết có ích cho bạn?
Banner-post-thu-vien-calico_960x300
Bài viết có ích cho bạn?

NGHIỆP VỤ CALICO