Vướng mắc chính sách thuế trong lĩnh vực xã hội hóa

16/03/2018 711 lượt xem    

Bài viết sau sẽ hướng dẫn giải đáp những vướng mắc về chính sách thuế trong lĩnh vực xã hội hóa căn cứ vào công văn 2032/TCT-CS ngày 26/05/2015

Căn cứ Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường:

Tại Khoản 2, Điều 1 quy định:

Đối tượng điều chỉnh của Nghị định

Các cơ sở ngoài công lập được thành lập và có đủ điều kiện hoạt động theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong các lĩnh vực xã hội hóa;”

Tại Điều 3 quy định:

Cơ sở ngoài công lập

Cơ sở ngoài công lập là cơ sở do các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, cá nhân, nhóm cá nhân hoặc cộng đồng dân cư thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, tự bảo đảm kinh phí hoạt động bằng vốn ngoài ngân sách nhà nước và hoạt động theo quy định của pháp luật.

Cơ sở ngoài công  lập được thành lập theo quy định của pháp luật; có tư cách pháp nhân; hạch toán độc lập; có con dấu và tài khoản riêng.

Căn cứ Bộ Luật dân sự số 33/2005/QH11 ngày 14/6/2005 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:

Tại Điều 84 quy định:

Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:

Được thành lập hợp pháp;

Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ;

Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó;

Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập.

Tại Điều 100 quy định các loại pháp nhân:

Cơ quan nhà nước; đơn vị vũ trang nhân dân.

Tổ chức chính trị; tổ chức chính trị – xã hội.

Tổ chức kinh tế.

Tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp.

Quỹ xã hội, quỹ từ thiện.

Tổ chức khác có đủ các điều kiện quy định tại Điều 84 của Bộ luật này.

Tại Khoản 1 Điều 141 Luật doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Khoản 1 Điều 183 Luật doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26/11/2014 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2015) quy định:

Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.

Trả lời Công văn số 828/CT-THDT ngày 12/2/2015 của Cục Thuế tỉnh Quảng Nam về vướng mắc chính sách thuế trong lĩnh vực xã hội hóa; Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:

Theo ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại Công văn số 2882/BKHĐT-TCTT ngày 15/5/2015 thì “Doanh nghiệp tư nhân không được coi là doanh nghiệp có tư cách pháp nhân do:

Doanh nghiệp tư nhân không thỏa mãn điều kiện quan trọng thứ 3 theo Điều 84 Bộ Luật dân sự. Tài sản của doanh nghiệp tư nhân là tài sản của chủ doanh nghiệp; không độc lập với tài sản của chủ doanh nghiệp. Do vậy, chủ doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm vô hạn, nghĩa là tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với mọi hoạt động của doanh nghiệp. Mặc dù khi đăng ký doanh nghiệp, người chủ phải kê khai vốn đầu tư vào doanh nghiệp, nhưng không phải chuyển quyền sở hữu cho doanh nghiệp. Mặt khác, tài sản tạo lập được trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp thuộc quyền sở hữu của chủ doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân

Căn cứ các quy định trên:

Trường hợp cá nhân được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp tư nhân theo quy định của pháp luật thì không có tư cách pháp nhân nên không đáp ứng đủ điều kiện về cơ sở ngoài công lập theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ nêu trên.

Chúc các bạn thành công!

Tìm hiểu thêm về kế toán, kiểm toán, thuế tại calico.vn hoặc kiemtoancalico.com

 

Bài viết có ích cho bạn?
Banner-post-thu-vien-calico_960x300
Bài viết có ích cho bạn?

NGHIỆP VỤ CALICO