Tờ khai thuế TTĐB mẫu số 01/TTDB

16/09/2017 1076 lượt xem    

Hướng dẫn thực hiện chức năng kê khai tờ khai thuế Tiêu thụ đặc biệt mẫu số 01/TTDB

PHẦN A. MỘT SỐ QUY ĐỊNH CHUNG

1 – Đối tượng nộp thuế và đối tượng chịu thuế TTĐB

1.1 – Đối tượng chịu thuế TTĐB:

Đối tượng chịu thuế TTĐB quy định tại Điều 1 Nghị định số 149/2003/NĐ-CP ngày 04/12/2003 của Chính phủ là các hàng hóa, dịch vụ sau đây. (trừ các trường hợp hàng hoá không phải chịu thuế TTĐB quy định tại điều 3 Nghị định số 149/2003/NĐ-CP):

Hàng hóa:

a) Thuốc lá điếu, xì gà;

b) Rượu;

c) Bia;

d) Ô tô dưới 24 chỗ ngồi

đ) Xăng các loại, nap-ta (naphtha), chế phẩm tái hợp (reformade component) và các chế phẩm khác để pha chế xăng;

e) Điều hòa nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống;

g) Bài lá;

h) Vàng mã, hàng mã.

Dịch vụ:

a) Kinh doanh vũ trường, mát-xa (Massage), ka-ra-ô-kê (Karaoke);

b) Kinh doanh ca-si-nô (casino), trò chơi bằng máy giắc-pót (jackpot);

c) Kinh doanh giải trí có đặt cược;

d) Kinh doanh gôn (golf): bán thẻ hội viên, vé chơi gôn;

đ) Kinh doanh xổ số.

1.2 – Đối tượng nộp thuế TTĐB

Theo quy định của pháp luật thuế TTĐB hiện hành thì: Đối tượng nộp thuế TTĐB là tổ chức, cá nhân (gọi chung là cơ sở) có sản xuất, nhập khẩu hàng hóa và kinh doanh dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB. Sau đây gọi chung là người nộp thuế (NNT).

2 – Quy định chung về khai hồ sơ thuế TTĐB

2.1 – Nguyên tắc tính thuế, khai thuế TTĐB

– NNT phải tính số tiền thuế TTĐB phải nộp vào Ngân sách Nhà nước, trừ trường hợp cơ quan thuế ấn định thuế TTĐB hoặc tính thuế TTĐB theo phương pháp khoán thuế (hướng dẫn ở phần sau).

– NNT phải khai chính xác, trung thực và đầy đủ các nội dung trong tờ khai thuế TTĐB với cơ quan thuế theo mẫu do Bộ Tài chính quy định và nộp đủ chứng từ, tài liệu quy định trong hồ sơ khai thuế.

– Trong trường hợp trong kỳ tính thuế không phát sinh nghĩa vụ thuế TTĐB hoặc NNT đang thuộc diện hưởng miễn giảm thuế TTĐB (do thiên tai, địch hoạ, tai nạn bất ngờ, bị lỗ) thì NNT vẫn phải nộp hồ sơ khai thuế TTĐB cho cơ quan thuế theo đúng thời hạn quy định, trừ trường hợp đã chấm dứt hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế.

– Kỳ tính thuế TTĐB đầu tiên được tính từ ngày bắt đầu hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế đến ngày cuối cùng của tháng, kỳ tính thuế cuối cùng được tính từ ngày đầu tiên của tháng đến ngày kết thúc  hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế. Kỳ tính thuế năm của thuế TTĐB là năm dương lịch.

Ví dụ 1:

Công ty A bắt đầu hoạt động kinh doanh từ ngày 5/1/2007 thì kỳ tính thuế đầu tiên là từ ngày 5/1/2007 đến ngày 30/1/2007.

– Một số nội dung cần chú ý khi lập hồ sơ khai thuế

Trên hồ sơ khai thuế phải ghi rõ tờ khai kê khai cho kỳ tính thuế nào (tháng… năm….)

Các chỉ tiêu về thông tin định danh của NNT: NNT phải ghi đầy đủ các thông tin cơ bản của NNT theo đăng ký thuế với cơ quan thuế vào các mã số từ mã số [02] đến mã số [09] của tờ khai như:

+ Mã số thuế: Ghi mã số thuế được cơ quan thuế cấp khi đăng ký thuế.

+ Tên NNT: Khi ghi tên NNT phải ghi chính xác tên như tên đã đăng ký trong tờ khai đăng ký thuế, không sử dụng tên viết tắt hay tên thương mại.

+ Địa chỉ trụ sở: Ghi đúng theo địa chỉ nơi đặt văn phòng trụ sở đã đăng ký với cơ quan thuế.

+ Số điện thoại, số Fax và địa chỉ E-mail: của doanh nghiệp để cơ quan thuế có thể liên lạc khi cần thiết.

Nếu có sự thay đổi các thông tin trên, NNT phải thực hiện đăng ký bổ sung với cơ quan thuế theo qui định hiện hành và kê khai theo các thông tin đã đăng ký bổ sung với cơ quan thuế.

Các số liệu kê khai: Số tiền ghi trên tờ khai làm tròn đến đơn vị tiền là đồng Việt Nam. Không ghi số thập phân trên tờ khai thuế TTĐB. Đối với các chỉ tiêu không có số liệu thì bỏ trống không ghi. Các chỉ tiêu điều chỉnh trên tờ khai phải có Bảng giải trình đính kèm.

2.2 – Hồ sơ khai thuế

Hồ sơ khai thuế TTĐB bao gồm tờ khai thuế TTĐB và các bảng kê có liên quan làm căn cứ để NNT khai thuế, tính thuế TTĐB với cơ quan thuế. Cụ thể như sau:

a) Tờ khai thuế TTĐB theo mẫu số 01/TTĐB ban hành kèm theo thông tư số 60/2007/TT-BTC ngày 14/6/2007 của Bộ Tài chính (xem phụ lục số 01).

b) Bảng kê hoá đơn bán hàng hoá, dịch vụ chịu thuế TTĐB theo mẫu số 01-1/TTĐB ban hành kèm theo thông tư số 60/2007/TT-BTC ngày 14/6/2007 của Bộ Tài chính (xem phụ lục số 2).

c) Bảng kê thuế TTĐB được khấu trừ (nếu có) theo mẫu số 01-2/TTĐB ban hành kèm theo thông tư số 60/2007/TT-BTC ngày 14/6/2007 của Bộ Tài chính (xem phụ lục số 3).

NNT phải sử dụng đúng mẫu tờ khai thuế TTĐB và các mẫu phụ lục kèm theo tờ khai thuế do Bộ Tài chính quy định, không được thay đổi khuôn dạng, thêm, bớt hoặc thay đổi  vị trí của bất kỳ chỉ tiêu nào trong tờ khai thuế TTĐB. Đối với một số loại giấy tờ trong hồ sơ thuế mà Bộ Tài chính không ban hành mẫu thì thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.

2.3 – Hồ sơ khai thuế TTĐB bổ sung

– Trường hợp NNT phát hiện hồ sơ khai thuế TTĐB đã nộp cho cơ quan thuế có sai sót, nhầm lẫn gây ảnh hưởng đến số thuế phải nộp thì được khai bổ sung hồ sơ khai thuế. Cụ thể như sau:

+ Nếu còn trong thời hạn kê khai theo quy định thì NNT lập và nộp tờ khai thay thế cho tờ khai cũ đã gửi cơ quan thuế. Tờ khai thay thế phải ghi rõ thay thế cho tờ khai đã gửi cơ quan thuế ngày, tháng, năm nào.

+ Nếu quá thời hạn kê khai theo quy định (quá ngày 20 tháng kê khai) thì NNT  phải lập hồ sơ khai thuế bổ sung.

+ Trường hợp cơ quan thuế đã ra thông báo về quyết định thanh tra, kiểm tra thì NNT không được kê khai điều chỉnh (Trừ các trường hợp điều chỉnh khác theo chế độ quy định, không phải do sai sót, nhầm lẫn).

Hàng tháng, NNT cần rà soát hóa đơn, chứng từ sổ sách kế toán của tháng trước để kịp thời phát hiện những khoản thuế còn sót chưa kê khai hoặc nhầm lẫn để kịp thời kê khai bổ sung vào tờ khai của tháng tiếp theo, tránh để sai sót không phát hiện kịp thời.

– Mẫu hồ sơ khai thuế TTĐB bổ sung

NNT khai thuế TTĐB bổ sung sử dụng các mẫu biểu sau:

a) Tờ khai thuế TTĐB theo mẫu số 01/TTĐB ban hành kèm theo thông tư số 60/2007/TT-BTC ngày 14/6/2007 của Bộ Tài chính (xem phụ lục số 1).

b) Bản giải trình khai bổ sung, điều chỉnh mẫu số 01/KHBS ban hành kèm theo thông tư số 60/2007/TT-BTC ngày 14/6/2007 của Bộ Tài chính (xem phụ lục số 4).

c) Tài liệu kèm theo giải thích số liệu trong bản giải trình khai bổ sung, điều chỉnh tương ứng với các tài liệu trong hồ sơ thuế.

2.4 – Hồ sơ khai thuế hợp lệ

Hồ sơ  khai thuế TTĐB gửi đến cơ quan thuế được coi là hợp lệ khi:

–   Tờ khai thuế và các bảng kê kèm theo được lập đúng mẫu quy định.

–   Có ghi đầy đủ các thông tin về tên, địa chỉ, mã số thuế, số điện thoại của cơ sở kinh doanh theo các thông tin đã đăng ký với cơ quan thuế.

–   Được người đại diện theo pháp luật của NNT ký tên và đóng dấu vào cuối của tờ khai theo quy định.

–   Có kèm theo các bảng giải trình theo chế độ quy định.

2.5 – Địa điểm nộp hồ sơ khai thuế TTĐB

NNT có trách  nhiệm nộp hồ sơ khai thuế TTĐB cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp trong các trường hợp sau:

– NNT trực tiếp sản xuất hàng hoá, gia công hàng hoá, kinh doanh dịch vụ chịu thuế TTĐB.

Ví dụ 2:

Công ty thuốc lá Thăng Long đăng ký thuế, do cục thuế Thành phố Hà Nội quản lý trực tiếp thì nộp hồ sơ khai thuế TTĐB cho cục thuế TP Hà Nội.

Công ty TNHH sản xuất bia Hoàng Phát đăng ký thuế do chi Cục thuế Quận Ba Đình, thành phố Hà Nội quản lý trực tiếp thì nộp hồ sơ khai thuế TTĐB tại Chi cục thuế Quận Ba Đình.

NNT kinh doanh xuất khẩu hàng hoá. Mua hàng để xuất khẩu (chưa nộp thuế TTĐB) nhưng sau đó không xuất khẩu mà bán hàng hoá đó trong nước.

Ví dụ 3:

Công ty A do cục thuế TP Hải Phòng quản lý trực tiếp, có hợp đồng mua  thuốc lá điếu của nhà máy thuốc lá Thăng Long để xuất khẩu nhưng sau đó không xuất khẩu được mà bán trên thị trường trong nước thì  công ty A phải nộp hồ sơ khai thuế TTĐB cho toàn bộ số thuốc lá mua để xuất khẩu nhưng bán trong nước cho Cục thuế TP Hải Phòng.

– Trường hợp NNT sản xuất hàng hoá chịu thuế TTĐB thực hiện bán hàng qua chi nhánh, cửa hàng, đơn vị trực thuộc hoặc bán hàng thông qua đại lý bán đúng giá hưởng hoa hồng, xuất hàng bán ký gửi, NNT phải khai thuế TTĐB cho toàn bộ số hàng hóa này với cơ quan thuế quản lý trực tiếp.

Các chi nhánh, cửa hàng, đơn vị trực thuộc, đại lý, đơn vị bán hàng ký gửi không phải khai thuế TTĐB nhưng khi gửi Bảng kê bán hàng về NNT thì đồng gửi một bản cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp đơn vị trực thuộc, đại lý, đơn vị bán hàng ký gửi để theo dõi.

Ví dụ 4:

Tổng công ty bia rượu Hà Nội có chi nhánh bán hàng tại tỉnh Hưng Yên thì phải khai thuế TTĐB cho toàn bộ số bia do Tổng công ty sản xuất bán ra bao gồm cả số bia bán qua chi nhánh tại Hưng Yên với Cục thuế Hà Nội. Chi nhánh của Tổng công ty bia rượu Hà Nội tại Hưng Yên không phải khai thuế TTĐB với cơ quan thuế tỉnh Hưng Yên nhưng khi gửi bảng kê bán hàng về Tổng công ty thì đồng thời gửi một bản cho cơ quan thuế tỉnh Hưng Yên theo dõi.

2.6 – Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế

Khai thuế TTĐB là loại khai theo tháng; đối với hàng hoá mua để xuất khẩu nhưng không xuất khẩu được đem bán trong nước thì khai theo từng lần phát sinh.

Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế TTĐB theo tháng chậm nhất là ngày thứ 20 của tháng tiếp theo tháng phát sinh nghĩa vụ thuế.

Ví dụ 5:

Tháng 4/2007 công ty A lập hồ sơ khai thuế TTĐB các nghĩa vụ phát sinh trong tháng, khi đó thời hạn nộp hồ sơ khai thuế tháng 4/2007 chậm nhất vào ngày 20/5/2007.

Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế TTĐB theo từng lần phát sinh nghĩa vụ thuế chậm nhất là ngày thứ 10 kể từ ngày phát sinh  nghĩa vụ thuế.

Ví dụ 6:

Công ty B mua 100.000 bao thuốc lá điếu để xuất khẩu nhưng do thay đổi điều kiện trong hợp đồng xuất khẩu, không xuất khẩu được mà bán trong nước. Ngày 15/4/2007 công ty bán 50.000 bao thuốc lá điếu thì công ty B phải làm hồ sơ khai thuế TTĐB cho 50.000 bao thuốc lá điếu đã tiêu thụ và nộp hồ sơ cho cơ quan thuế chậm nhất vào ngày 25/4/2007.

Nếu nộp chậm NNT sẽ bị xử phạt nộp chậm theo quy định hiện hành.

2.7 – Gia hạn nộp hồ sơ khai thuế TTĐB

NNT không có khả năng nộp hồ sơ khai thuế TTĐB đúng hạn do thiên tai, hoả hoạn, tai nạn bất ngờ thì được thủ trưởng cơ quan thuế quản lý trực tiếp  gia hạn nộp hồ sơ khai thuế.

Thời gian gia hạn nộp hồ sơ thuế TTĐB không quá 30 ngày đối với việc nộp hồ sơ khai thuế tháng; khai thuế theo từng lần phát sinh nghĩa vụ thuế;  kể từ ngày hết thời hạn phải nộp hồ sơ khai thuế .

NNT phải gửi đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp văn bản đề nghị gia hạn nộp hồ sơ khai thuế trước khi hết hạn nộp hồ sơ khai thuế.

Trong văn bản đề nghị gia hạn phải nêu rõ lý do đề nghị gia hạn có xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc công an xã, phường, thị trấn nơi phát sinh trường hợp được gia hạn  nộp hồ sơ khai thuế.

Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị gia hạn nộp hồ sơ khai thuế, cơ quan thuế phải trả lời bằng văn bản cho NNT về việc chấp nhận hay không chấp nhận việc gia hạn nộp hồ sơ khai thuế.

Nếu cơ quan thuế không có văn bản trả lời thì coi như đề nghị của NNT được chấp nhận.

 

Phần B : Tờ khai thuế tiêu thụ đặc biệt mẫu số 01/TTĐB

Cột 1: Chỉ tiêu “Số thứ tự”

NNT ghi thứ tự từng loại hàng hoá, dịch vụ chịu thuế tương ứng với từng mức thuế suất thuế TTĐB trong Biểu thuế và tính chất của hàng hoá, dịch vụ.

Cột 2: Chỉ tiêu “Tên hàng hoá, dịch vụ”

Mỗi loại hàng hoá, dịch vụ bán ra tương ứng với từng mức thuế suất trong Biểu thuế Tiêu thụ đặc biệt được kê khai vào một dòng của tờ khai.

Mục I: “Hàng hoá chịu thuế TTĐB”

NNT kê khai tên hàng hoá chịu thuế TTĐB tiêu thụ trong nước. Mỗi loại hàng hoá chịu thuế TTĐB tiêu thụ trong nước được kê khai vào 1 dòng; nếu cùng loại hàng hoá nhưng áp dụng các mức thuế suất khác nhau thì mỗi mặt hàng được kê vào một dòng với mức thuế suất tương ứng.

Mục II: “Dịch vụ chịu thuế TTĐB”

NNT kê khai tên dịch vụ kinh doanh chịu thuế TTĐB. Mỗi loại dịch vụ chịu thuế TTĐB kinh doanh trong tháng được kê vào một dòng.

Mục III: “Hàng hóa thuộc trường hợp không phải chịu thuế TTĐB”

NNT kê khai vào mục này các loại hàng hoá do cơ sở sản xuất, gia công trực tiếp xuất khẩu ra nước ngoài hoặc bán, uỷ thác cho cơ sở kinh doanh khác để xuất khẩu. Các hàng hoá này phải có đủ hồ sơ chứng minh là hàng đã xuất khẩu theo từng trường hợp cụ thể. Tên hàng hoá xuất khẩu được khai theo từng nhóm: hàng hoá xuất khẩu, hàng hoá bán cho cơ sở khác để xuất khẩu hoặc hàng hoá gia công để xuất khẩu. Mỗi loại hàng hoá xuất khẩu hoặc hàng hoá bán để xuất khẩu hoặc hàng hoá gia công để xuất khẩu được kê vào một dòng.

Lưu ý: Vì các loại hàng hóa xuất khẩu, hàng bán để xuất khẩu và hàng hóa gia công để xuất khẩu thuộc diện không chịu thuế Tiêu thụ đặc biệt nên trong tờ khai thuế TTĐB chỉ cần ghi tên, loại hàng hóa, số lượng, doanh số bán, các chỉ tiêu khác không cần ghi.

Cột 3: Chỉ tiêu “Đơn vị tính”

NNT ghi đơn vị tính phù hợp với từng loại hàng hoá, dịch vụ tiêu thụ trong kỳ. Đối với các loại sản phẩm hàng hoá thương phẩm có quy cách đóng gói sản phẩm theo khối lượng, trọng lượng, số lượng khác nhau thì quy đổi thành đơn vị đo lường tiêu chuẩn để tổng hợp và khai vào chỉ tiêu này. Ví dụ như:

+ Đối với hàng hóa là rượu, bia: khi xuất bán hàng hoá thương phẩm, quy cách đóng gói sản phẩm có thể là chai 300ml, chai 500ml, chai 750ml…; NNT cần tổng hợp và quy đổi thành đơn vị đo lường tiêu chuẩn là lít để khai vào chỉ tiêu này;

+ Đối với xăng, nap-ta và các chế phẩm khác để pha chế xăng: Đơn vị tính được ghi là lít;

+ Đối với hàng hóa là Thuốc lá điếu: Đơn vị tính là bao, thùng,..

+ Đối với hàng hóa là Ô tô, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, tàu bay, du thuyền, máy điều hoà không khí: Đơn vị tính là chiếc.

+ Hoạt động xổ số: Đơn vị tính là vé.

+ Dịch vụ vũ trường: Đơn vị tính là vé theo lượt/người.

+ Dịch vụ karaokê, chơi golf: Đơn vị tính là vé tính theo giờ.

Đối với dịch vụ chịu thuế Tiêu thụ đặc biệt cung ứng cho người tiêu dùng, nhưng không xác định được đơn vị tính của loại dịch vụ đó, thì không khai vào cột này ví dụ: Tiền bán thẻ hội viên câu lạc bộ chơi golf, tiền ký quỹ chơi golf, kinh doanh khác trong vũ trường,…

Cột 4: Chỉ tiêu “Sản lượng tiêu thụ”

– Đối với NNT sản xuất hàng hóa chịu thuế Tiêu thụ đặc biệt thì số liệu kê khai vào cột này là tổng sản lượng thực tế của từng loại hàng hóa tiêu thụ trong kỳ. Đối với các loại sản phẩm hàng hoá thương phẩm có quy cách đóng gói sản phẩm theo khối lượng, trọng lượng, số lượng khác nhau được quy đổi thành đơn vị đo lường tiêu chuẩn để tổng hợp thì số liệu để khai vào chỉ tiêu này là sản lượng tiêu thụ đã được quy đổi theo đơn vị đo lường tiêu chuẩn.

Ví dụ như: Công ty H sản xuất rượu, trong tháng xuất bán nhiều loại hàng hoá có quy cách đóng gói sản phẩm khác nhau; cụ thể là chai 300ml, chai 500ml, chai 750ml…; Để khai vào Tờ khai thuế TTĐB thì Công ty H cần quy đổi sản lượng thành đơn vị đo lường tiêu chuẩn là lít và tổng hợp sản lượng tiêu thụ theo lít để khai vào chỉ tiêu này.

– Đối với dịch vụ chịu thuế TTĐB: Nếu NNT có thể xác định được tổng lượng dịch vụ đã cung ứng trong kỳ thì ghi vào chỉ tiêu này; trường hợp không xác định được số lượng dịch vụ đã cung cấp thì NNT không cần ghi vào chỉ tiêu này. Ví dụ: kinh doanh vũ trường, mát-xa… có bao gồm cả dịch vụ ăn uống và dịch vụ khác đi kèm thì chỉ cần khai tổng doanh số.

Cột 5: Chỉ tiêu “Doanh số bán chưa có thuế GTGT

Chỉ tiêu này phản ánh doanh số bán hàng hoá, dịch vụ đã có thuế TTĐB nhưng chưa có thuế GTGT của cơ sở sản xuất kinh doanh trong kỳ tính thuế.

NNT căn cứ vào dòng Tổng cộng của cột (9): Chỉ tiêu “Doanh số bán có thuế TTĐB (không có thuế GTGT)” tại Bảng kê hoá đơn hàng hoá, dịch vụ bán ra chịu thuế Tiêu thụ đặc biệt mẫu số 01-1/TTĐB để khai vào chỉ tiêu này.

Mỗi loại sản phẩm, hàng hoá hoặc dịch vụ cùng loại, cùng nhóm được tổng hợp vào một dòng tương ứng với từng nhóm hàng hoá, dịch vụ có cùng mức thuế suất theo Biểu thuế Tiêu thụ đặc biệt.

Cột 6: Chỉ tiêu “Giá tính thuế TTĐB”

Giá tính thuế Tiêu thụ đặc biệt được kê khai theo từng loại hàng hoá,. dịch vụ tiêu thụ trong nước phát sinh trong kỳ. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ .vào số liệu ở cột (5) và cách tính giá Tiêu thụ đặc biệt theo .quy định của luật thuế TTĐB.

Giá tính thuế TTĐB =        Giá bán chưa có thuế GTGT
       1 +   Thuế suất thuế TTĐB

Đối với hàng hoá chịu thuế TTĐB, giá tính thuế Tiêu thụ đặc biệt là .giá chưa có thuế GTGT và chưa có thuế TTĐB,. không trừ giá trị vỏ bao bì.

Việc xác định giá tính thuế Tiêu thụ đặc biệt trong một số .trường hợp cụ thể như sau:

– Trường hợp cơ sở sản xuất hàng hoá chịu thuế .Tiêu thụ đặc biệt bán hàng qua các cơ sở hạch toán trực. thuộc (chi nhánh, cửa hàng…) thì giá làm căn cứ tính thuế. TTĐB là giá do các chi nhánh, cửa hàng bán ra .chưa có thuế GTGT;

– Trường hợp cơ sở sản xuất bán hàng thông qua đại lý bán .đúng giá do cơ sở quy định, hưởng hoa hồng thì. giá làm căn cứ tính thuế .Tiêu thụ đặc biệt là giá bán chưa có thuế GTGT do cơ sở. sản xuất quy định chưa trừ hoa hồng;

– Cơ sở sản xuất hàng hoá chịu thuế TTĐB bán hàng qua các cơ sở .kinh doanh thương mại thì giá làm căn cứ tính thuế TTĐB. là giá bán chưa có thuế GTGT của cơ sở sản xuất nhưng. không thấp hơn 10% so với giá bán bình quân .do cơ sở kinh doanh thương mại bán ra.

– Đối với mặt hàng bia chai nếu có đặt tiền cược vỏ chai, .hàng quý cơ sở sản xuất và khách hàng thực hiện. quyết toán số tiền đặt cược vỏ chai thì số tiền đặt cược. tương ứng giá trị số vỏ chai không thu hồi được phải. đưa vào doanh thu tính thuế Tiêu thụ đặc biệt

– Đối với kinh doanh đặt cược là doanh thu bán vé đặt cược trừ .(-) tiền trả thưởng cho khách hàng (giá chưa .có thuế GTGT), không bao gồm soanh số bán vé vào cửa. xem các sự kiện giải trí gắn với hoạt động đặt cược;

– Đối với kinh doanh vũ trường, mát-xa và karaoke, giá tính thuế là .doanh thu chưa có thuế GTGT của các hoạt động. trong vũ trường, cơ sở mát-xa và karaoke, .bao gồm cả doanh thu của dịch vụ ăn uống và các. dịch vụ khác đi kèm (ví dụ như tắm, xông hợi trong cơ sở mát-xa).

Cột 7: Chỉ tiêu “Thuế suất thuế TTĐB”

Thuế suất của mỗi loại hàng hoá, dịch vụ chịu thuế .Tiêu thụ đặc biệt phát sinh trong kỳ để ghi vào cột số .(7) được căn cứ theo mức thuế suất quy định. tại Biểu thuế suất thuế Tiêu thụ đặc biệt hiện hành.

Cột 8: Chỉ tiêu “Thuế TTĐB được khấu trừ”            

Thuế Tiêu thụ đặc biệt được khấu trừ ghi vào cột (8) là số thuế. Tiêu thụ đặc biệt của nguyên liệu do NNT mua vào .để sản xuất hàng hóa chịu thuế TTĐB có chứng từ hợp .pháp (chứng từ đã nộp thuế Tiêu thụ đặc biệt ở khâu nhập. khẩu, hoá đơn mua nguyên liệu trong nước…) tương ứng với số thuế TTĐB. của nguyên liệu sử dụng để sản xuất ra hàng hoá chịu thuế .TTĐB đã tiêu thụ. Số thuế TTĐB được khấu trừ tối đa không quá số thuế .Tiêu thụ đặc biệt của nguyên liệu dùng sản xuất hàng hoá. chịu thuế TTĐB đã được tiêu thụ trong kỳ.

Cột 9: Chỉ tiêu “Thuế TTĐB phải nộp”

Chỉ tiêu này xác định số thuế Tiêu thụ đặc biệt phải nộp đối. với từng loại hàng hoá, dịch vụ tiêu thụ chịu thuế .Tiêu thụ đặc biệt trong kỳ. NNT khai đầy đủ các số liệu vào các chỉ tiêu (từ cột (2) đến cột (8)). của Tờ khai thuế TTĐB, và xác định số thuế TTĐB phải nộp của từng loại hàng hóa, .dịch vụ chịu thuế Tiêu thụ đặc biệt phát sinh trong kỳ theo công thức sau:

Thuế TTĐB phải nộp = Giá tính thuế TTĐB x Thuế suất (%) Thuế TTĐB được khấu trừ

Dòng “Tổng cộng” của chỉ tiêu này là tổng cộng số thuế. Tiêu thụ đặc biệt cơ sở kinh doanh phải nộp trong kỳ.

 

 

 

Chúc các bạn thành công!
Tìm hiểu thêm về kế toán, kiểm toán, thuế tại calico.vn hoặc kiemtoancalico.com

 

Bài viết có ích cho bạn?
Banner-post-thu-vien-calico_960x300
Bài viết có ích cho bạn?

NGHIỆP VỤ CALICO