Mục lục bài viết
- 1 Thời gian qua, hoạt động kinh doanh đa cấp diễn ra phức tạp, gây ra không ít thiệt hại cho người dân và hệ lụy cho xã hội. Tuy nhiên, để hoạt động kinh doanh này phát triển lành mạnh, bền vững, thực sự đóng góp cho nền kinh tế còn rất nhiều việc phải làm. Vì vậy một số giải pháp siết chặt hoạt động kinh doanh đa cấp tại Việt Nam. Bài viết sau sẽ hướng dẫn các bạn về Thuế đối với hoạt động bán hàng đa cấp theo Công văn số 3634/TCT-CS của Tổng cục Thuế ngày 15/08/2017 v/v chính sách thuế
- 1.1 “2. Giá bán hàng hóa kinh doanh theo phương thức đa cấp được quy định tại điểm (a) khoản 6 Điều 2 Thông tư 24/2014/TT-BCT quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định 42/2014/NĐ-CP về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp, theo đó, doanh nghiệp phải cung cấp danh mục hàng hóa kinh doanh theo phương thức đa cấp, trong đó có thông tin về giá bán cho người tham gia bán hàng đa cấp và giá bán cho khách hàng.
- 1.2 3. Theo quy định tại khoản 11 Điều 3 Luật cạnh tranh, bán hàng đa cấp là phương thức tiếp thị để bán lẻ hàng hóa, theo đó (i) “việc tiếp thị để bán lẻ hàng hóa được thực hiện thông qua mạng lưới người tham gia bán hàng đa cấp”; (ii) “hàng hóa được người tham gia bán hàng đa cấp tiếp thị trực tiếp cho người tiêu dùng”; (iii) “người tham gia bán hàng đa cấp được hưởng tiền hoa hồng, tiền thưởng hoặc lợi ích kinh tế khác từ kết quả tiếp thị bán hàng của mình và của người tham gia bán hàng đa cấp cấp dưới”
- 1.3 4. Về trách nhiệm khấu trừ và nộp thuế TNCN của người tham gia bán hàng đa cấp, khoản 7 Điều 22 NĐ 42/2014/NĐ-CP quy định doanh nghiệp bán hàng đa cấp có trách nhiệm “Khấu trừ tiền thuế thu nhập cá nhân của người tham gia bán hàng đa cấp để nộp vào NSNN trước khi chi trả hoa hồng, tiền thưởng hoặc lợi ích kinh tế khác cho người tham gia bán hàng đa cấp”
- 1.4 Chúc các bạn thành công!
Thời gian qua, hoạt động kinh doanh đa cấp diễn ra phức tạp, gây ra không ít thiệt hại cho người dân và hệ lụy cho xã hội. Tuy nhiên, để hoạt động kinh doanh này phát triển lành mạnh, bền vững, thực sự đóng góp cho nền kinh tế còn rất nhiều việc phải làm. Vì vậy một số giải pháp siết chặt hoạt động kinh doanh đa cấp tại Việt Nam. Bài viết sau sẽ hướng dẫn các bạn về Thuế đối với hoạt động bán hàng đa cấp theo Công văn số 3634/TCT-CS của Tổng cục Thuế ngày 15/08/2017 v/v chính sách thuế
“2. Giá bán hàng hóa kinh doanh theo phương thức đa cấp được quy định tại điểm (a) khoản 6 Điều 2 Thông tư 24/2014/TT-BCT quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định 42/2014/NĐ-CP về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp, theo đó, doanh nghiệp phải cung cấp danh mục hàng hóa kinh doanh theo phương thức đa cấp, trong đó có thông tin về giá bán cho người tham gia bán hàng đa cấp và giá bán cho khách hàng.
Theo đó, Danh mục hàng hóa kinh doanh theo phương thức đa cấp cho Công ty TNHH Amway Việt Nam thông báo tới Cục Quản lý cạnh tranh bao gồm 02 loại giá bán, cụ thể:
– “Giá bán dành cho nhà phân phối” là giá mà người tham gia bán hàng đa cấp có thể mua sản phẩm từ Công ty TNHH Amway Việt Nam, và
– “Giá bán lẻ cho khách hàng” là giá mà người tham gia bán hàng đa cấp bán các sản phẩm của Công ty cho khách hàng của họ “theo mức giá mà Amway đề xuất và không được thấp hơn giá Amway bán cho nhà phân phối”
3. Theo quy định tại khoản 11 Điều 3 Luật cạnh tranh, bán hàng đa cấp là phương thức tiếp thị để bán lẻ hàng hóa, theo đó (i) “việc tiếp thị để bán lẻ hàng hóa được thực hiện thông qua mạng lưới người tham gia bán hàng đa cấp”; (ii) “hàng hóa được người tham gia bán hàng đa cấp tiếp thị trực tiếp cho người tiêu dùng”; (iii) “người tham gia bán hàng đa cấp được hưởng tiền hoa hồng, tiền thưởng hoặc lợi ích kinh tế khác từ kết quả tiếp thị bán hàng của mình và của người tham gia bán hàng đa cấp cấp dưới”
Trong hoạt động bán hàng đa cấp, sau khi ký hợp đồng với doanh nghiệp, người tham gia bán hàng đa cấp được mua hàng hóa từ doanh nghiệp với giá dành cho người tham gia bán hàng đa cấp đểtiêu dùng hoặc tiếp thị, bán lại cho khách hàng. Vì vậy, Nghị định 42/2014/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn không có quy định yêu cầu người tham gia bán hàng đa cấp, sau khi mua hàng từ doanh nghiệp, phải bán lại theo đúng giá bán cho khách hàng.
Việc Amway bán sản phẩm cho nhà phân phối theo giá bán cho nhà phân phối đã đăng ký và căn cứ vào doanh thu đó để chi trả hoa hồng, tiền thưởng và các lợi ích kinh tế khác cho nhà phân phối là phù hợp với quy định của pháp luật về bán hàng đa cấp.
4. Về trách nhiệm khấu trừ và nộp thuế TNCN của người tham gia bán hàng đa cấp, khoản 7 Điều 22 NĐ 42/2014/NĐ-CP quy định doanh nghiệp bán hàng đa cấp có trách nhiệm “Khấu trừ tiền thuế thu nhập cá nhân của người tham gia bán hàng đa cấp để nộp vào NSNN trước khi chi trả hoa hồng, tiền thưởng hoặc lợi ích kinh tế khác cho người tham gia bán hàng đa cấp”
Công văn số 2483/CT-KTNB ngày 04/07/2017, công văn số 1509/CT-KTNB ngày 27/04/2017, công văn số 1299/CT-TTr2 ngày 12/04/2017 của Cục Thuế TP Đà Nẵng về thuế đối với hoạt động bán hàng đa cấp tại Chi nhánh Công ty TNHH Amway Việt Nam tại Đà Nẵng.
DN bán hàng đa phải cấp cung cấp cho cục quản lý cạnh tranh của Bộ công thương 2 bảng giá là : Giá bán dành cho nhà phân phối và Giá bán lẻ cho khách hàng ( giá này không được thấp hơn giá Amway bán cho nhà phân phối)
DN bán sản phẩm cho nhà phân phối theo giá bán cho nhà phân phối đã đăng ký và căn cứ vào doanh thu đó để chi trả hoa hồng, tiền thưởng và các lợi ích kinh tế khác cho nhà phân phối
DN khi trả hoa hồng, tiền thưởng và các lợi ích kinh tế khác cho nhà phân phối phải có trách nhiệm khấu trừ thuế để kê khai và nộp thuế thay nhà phân phối
Chúc các bạn thành công!
Tìm hiểu thêm về kế toán, kiểm toán, thuế tại calico.vn hoặc kiemtoancalico.com