Thành lập địa điểm kinh doanh

31/01/2018 603 lượt xem    

Bài viết sau sẽ hướng dẫn những điều cần biết về thành lập địa điểm kinh doanh.

Địa điểm kinh doanh là gì?

Theo Luật doanh nghiệp 2014 thì địa điểm kinh doanh là nơi hoạt động kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp được tổ chức thực hiện, địa điểm kinh doanh được cấp tới doanh nghiệp bằng Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động địa điểm kinh doanh riêng song song với Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp ( 2 loại giấy chứng nhận này hoàn toàn độc lập nhau)

Ưu điểm của địa điểm kinh doanh

– Ưu điểm của địa điểm kinh doanh có sự tiến bộ hơn với văn phòng đại diện là có thực hiện chức năng kinh doanh. – Địa điểm kinh doanh phù hợp đối với các doanh nghiệp muốn thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh tại nhiều địa điểm khác nhau trong cùng tỉnh/thành phố

Nhược điểm của địa điểm kinh doanh

– Địa điểm kinh doanh không được quyền được đăng ký con dấu riêng – Phải kê khai thuế phụ thuộc công ty mẹ. – Địa điểm kinh doanh có một hạn chế là chỉ được lập tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hay có chi nhánh doanh nghiệp được thành lập trước đó. – Do được phát sinh hoạt động kinh doanh vì thế địa điểm kinh doanh cũng phải đóng thuế môn bài cho hoạt động kinh doanh của mình

Mức thuế môn bài của địa điểm kinh doanh là bao nhiêu?

– Mức thuế môn bài áp dụng cho 01 địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp là 1triệu đồng/01 năm tài chính hoạt động. Lưu ý: Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày có  quyết định lập địa điểm kinh doanh, công ty mẹ phải gửi thông báo thành lập địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đăng ký hoạt động.

Hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh

Hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh bao gồm

Thứ nhất:

Thông báo lập địa điểm kinh doanh

Thứ hai:

Nội dung thông báo tới phòng đăng ký kinh doanh khi có quyết định thành lập địa điểm kinh doah bao gồm: – Mã số doanh nghiệp đồng thời là mã số thuế; – Tên và địa chỉ trụ sở chính của công  ty mẹ hay tên và địa chỉ chi nhánh – Tên địa điểm kinh doanh được ghi trên bản chính đăng ký kinh doanh – Địa chỉ của địa điểm kinh doanh:  Trường hợp công ty thuê địa điểm đăng ký hoạt động địa điểm kinh doanh làm văn phòng tốt nhất cần yêu cầu cho thuê cung cấp những loại giấy tờ cần thiết sau: – Hợp đồng thuê văn phòng được kí kết giữa 2 bên – Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bản sao không cần công chứng của bên văn phòng cho thuê. – Giấy tờ chứng thực cá nhân: Chứng minh thư, hộ chiếu, hộ khẩu của bên cho thuê – Ngành nghề kinh doanh: Chỉ được kinh doanh theo phạm vi hoạt động của doanh nghiệp chính – Họ, tên, nơi cư trú, số CMND, Hộ chiếu của người đứng đầu địa điểm kinh doanh được công ty mẹ chỉ định; – Quyết định bổ nhiệm có họ, tên, chữ ký tươi của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đối với trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc doanh nghiệp, của người đứng đầu chi nhánh đối với địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh – Chứng minh thư nhân dân/hộ chiếu còn hiệu lực của người đứng đầu địa điểm kinh doanh – Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của công ty mẹ bản gốc – Văn bản ủy quyền, hợp đồng dịch vụ của người đứng đầu công ty mẹ, đứng đầu chi nhánh cho tổ chức, cá nhân, đơn vị trực tiếp nộp hồ sơ thực hiện thủ tục hành chính

Tổng cục Thuế nhận được vướng mắc của Công tyTNHH Thương mại Dịch vụ Hóa chất Tam Giang (Công, ty Hóa chất Tam Giang) về thủ tục liên quan đến việc thuê kho chứa hàng được Công ty hỏi trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ. Về vấn đề này, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:

Về vấn đề này, ngày 11/4/2017, Cục Quản lý Đăng ký kinh doanh đã có công văn số 69/ĐKKD-NV về việc thông báo lập địa điểm kinh doanh trả lời Công ty TNHH iMarket Việt Nam tương tự vấn đề này (đính kèm). Đề nghị Công ty Hóa chất Tam Giang liên hệ Cục Quản lý Đăng ký kinh doanh (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) để được hỗ trợ nếu cần thiết. Chúc các bạn thành công! Tìm hiểu thêm về kế toán, kiểm toán, thuế tại calico.vn hoặc kiemtoancalico.com

Bài viết có ích cho bạn?
Banner-post-thu-vien-calico_960x300
Bài viết có ích cho bạn?

NGHIỆP VỤ CALICO