Quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính

23/03/2018 697 lượt xem    

Mục lục bài viết

Ngày 11/11/2015, Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc có gửi công văn số 5144/CT-QLN xin ý kiến chưa thực hiện cưỡng chế bằng biện pháp thông báo hóa đơn không có giá trị sử dụng đối với Công ty TNHH Đầu tư xây dựng An Thịnh Vĩnh Phúc. Bài viết sau sẽ hướng dẫn các bạn các Quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo hướng dẫn của Tổng cục Thuế tại Công văn số 4967/TCT-QLN ngày 24 tháng 11 năm 2015, cụ thể như sau:

– Tại Khoản 1 Điều 34 Nghị định số 129/2013/NĐ-CP ngày 16/10/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính quy định:

“Điều 34. Đối tượng áp dụng cưỡng chế bằng biện pháp thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng

Việc cưỡng chế bằng biện pháp thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng được áp dụng khicó đủ các điều kiện sau:

  1. Cơ quan thuế không áp dụng được các biện pháp cưỡng chế quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 19 Nghị định này hoặc đã áp dụng nhưng quá thời gian do Bộ Tài chính quy định mà vẫn chưa thu đủ số tiền thuế nợ, tiền chậm nộp tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp tiền phạt hoặc trường hợp quy định tại Khoản 7 Điều 19 Nghị định này hoặc theo đề nghị của cơ quan hải quan theo quy định tại Nghị định xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan.”

– Tại Khoản 1 Điều 13 Thông tư số 215/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn về cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế quy định:

“Điều 13. Cưỡng chế bằng biện pháp thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng

  1. Đối tượng áp dụng

Cưỡng chế bằng biện pháp thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng đối với đối tượng bị cưỡng chế không áp dụng được biện pháp cưỡng chế trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế tại kho bạc nhà nước, tổ chức tín dụng, yêu cầu phong tỏa tài khoản; khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập đối với cá nhân hoặc đã áp dụng các biện pháp này nhưng vẫn không thu đủ tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước.

…”

Căn cứ quy định trên, trường hợp Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc đã áp dụng cưỡng chế nợ thuế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản ngân hàng đối với Công ty TNHH Đầu tư xây dựng An Thịnh nhưng vẫn không thu đủ tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước thì áp dụng cưỡng chế bằng biện pháp thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng.

Trường hợp cơ quan thuế đã ban hành quyết định cưỡng chế bằng biện pháp thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng mà có thông tin, điều kiện để thực hiện biện pháp cưỡng chế trước đó thì có quyền quyết định chấm dứt biện pháp cưỡng chế đang thực hiện và ban hành quyết định thực hiện biện pháp cưỡng chế trước để bảo đảm thu đủ số tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp tiền thuế theo quy định tại khoản 2, Điều 3 Thông tư số 215/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn về cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế. Kiến nghị của Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc về việc chưa ban hành cưỡng chế nợ thuế bằng biện pháp thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng là không phù hợp với quy định trên và vượt quá thẩm quyền giải quyết của Tổng cục Thuế.

 

Chúc các bạn thành công!

Tìm hiểu thêm về kế toán, kiểm toán, thuế tại calico.vn hoặc kiemtoancalico.com

Calico2

Bài viết có ích cho bạn?
Banner-post-thu-vien-calico_960x300
Bài viết có ích cho bạn?

NGHIỆP VỤ CALICO