THUẾ NHẬP KHẨU HÀNG HÓA PHỤC VỤ HOẠT ĐỘNG DẦU KHÍ

15/07/2021 769 lượt xem    

Công văn số: 2859/TCHQ-TXNK, ngày 04/05/2020
V/v thuế nhập khẩu hàng hóa phục vụ hoạt động dầu khí

THUE-NHAP-KHAU-HANG-HOA-PHUC-VU-HOAT-DONG-DAU-KHI

Kính gửi: Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.
(Số 18, Láng Hạ, Hà Nội)

Tổng cục Hải quan nhận được công văn số 572/PC-VPCP ngày 13/4/2020 của Văn phòng Chính phủ và Phiếu trình Bộ số 5150 ngày 3/4/2020 của Bộ Tài chính về việc chuyển công văn số 1578/DKVN-QLHĐ-TCKT ngày 3/4/2020 của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam về thuế nhập khẩu đối với hàng hóa phục vụ hoạt động dầu khí tại Lô 06.1. Về vấn đề này, Tổng cục Hải quan có ý kiến như sau:

Căn cứ khoản 15 Điều 16 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13

Quy định miễn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu để phục vụ hoạt động dầu khí, bao gồm:

“a) Máy móc, thiết bị, phụ tùng thay thế, phương tiện vận tải chuyên dùng cần thiết cho hoạt động dầu khí, bao gồm cả trường hợp tạm nhập, tái xuất;

b) Linh kiện, chi tiết, bộ phận rời, phụ tùng để lắp ráp đồng bộ hoặc sử dụng đồng bộ với máy móc, thiết bị; nguyên liệu, vật tư dùng để chế tạo máy móc, thiết bị hoặc để chế tạo linh kiện, chi tiết, bộ phận rời, phụ tùng của máy móc, thiết bị cần thiết cho hoạt động dầu khí;

c) Vật tư cần thiết cho hoạt động dầu khí trong nước chưa sản xuất được

Căn cứ khoản 1 Điều 16 Nghị định 134/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 của Chính phủ quy định: “Hàng hóa nhập khẩu để phục vụ hoạt động dầu khí được miễn thuế nhập khẩu theo quy định tại khoản 15 Điều 16 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu”.

Căn cứ khoản 1 Điều 1 Pháp lệnh ký kết và thực hiện điều ước quốc tế số 07/1998/PL-UBTVQH10 ngày 20/8/1998

Quy định: “Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một bên ký kết, dưới đây gọi là điều ước quốc tế, là thỏa thuận bằng văn bản được ký kết giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và một hoặc nhiều quốc gia, tổ chức quốc tế hoặc chủ thể khác của pháp luật quốc tế, không phụ thuộc vào tên gọi như hiệp ước, công ước, định ước, hiệp định, nghị định thư, công hàm trao đổi và danh nghĩa ký kết quy định tại khoản 2 Điều 1 của Pháp lệnh này”.

Căn cứ Điều 2 Luật Điều ước quốc tế số 108/2016/QH12 quy định:

“1. Điều ước quốc tế là thỏa thuận bằng văn bản được ký kết nhân danh Nhà nước hoặc Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với bên ký kết nước ngoài…

  1. Bên ký kết nước ngoài là quốc gia, tổ chức quốc tế; hoặc chủ thể khác được công nhận là chủ thể của pháp luật quốc tế”.

Căn cứ Điều XVI Hợp đồng Phân chia sản phẩm Lô 06.1 ký ngày 19/5/1988

Quy định về “CÁC LOẠI THUẾ” quy định: “Phù hợp với Luật Việt Nam hiện nay và sau này, nhà thầu, nhà thầu phụ, nhân viên của họ cung cấp mọi vật tư, phụ tùng thay thế, dịch vụ hoặc các phương tiện tàu thủy, máy bay, máy móc, thiết bị hoặc nhà máy (dưới hình thức cho thuê hoặc bán) để phục vụ cho hoạt động dầu khí sẽ được miễn trả thuế công ty, thuế thu nhập hoặc các thứ thuế khác về thu nhập ở Việt Nam, thuế hải quan, xuất nhập khẩu hoặc bất kỳ loại thuế hoặc quyên góp nào khác dưới bất cứ tên gọi như thế nào do các nhà đương cục trung ương hoặc địa phương Việt Nam đặt ra hoặc có thể đặt ra”.

Căn cứ điểm 4.4 Thỏa thuận bảo lãnh và cam kết Chính phủ ngày 15/12/2000

(do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đại diện cho Chính phủ Việt Nam ký với các đại diện các nhà đầu tư nước ngoài) quy định: “Các nghĩa vụ nộp thuế, miễn và giảm thuế cho các Bên Nước ngoài như được thỏa thuận trong các Thỏa thuận của Dự án khí NCS nay được bảo đảm và sẽ không bị thay đổi khi chưa có sự thỏa thuận trước bằng văn bản”.

Theo công văn số 66/BKHĐT-PC ngày 3/01/2018 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư thì:

“Theo thỏa thuận trong Hợp đồng phân chia sản phẩm Lô 06.1 ký ngày 19/05/1988; nghĩa vụ nộp thuế, việc miễn thuế, giảm thuế cho các bên nước ngoài được thực hiện phù hợp với pháp luật Việt Nam hiện hành và sau này. Pháp luật điều chỉnh thuế xuất, nhập khẩu hiện nay là Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2016”.

Căn cứ các quy định nêu trên và trên cơ sở ý kiến của Bộ Ngoại giao

Tại công văn số 2345/BNG-LPQT ngày 27/6/2017; Bộ Tư pháp tại công văn số 2198/BTP-PLQT ngày 28/6/2017; Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại công văn số 5894/BKHĐT-PC ngày 19/7/2017, số 66/BKHĐT-PC ngày 03/01/2018,

thì Thỏa thuận bảo lãnh và cam kết Chính phủ ngày 15/12/2000 không phải là điều ước quốc tế nên hàng hóa nhập khẩu phục vụ hoạt động dầu khí của Lô 06.1 không được miễn thuế nhập khẩu theo quy định tại khoản 4 Điều 16 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13 (miễn thuế theo điều ước quốc tế) mà được miễn thuế nhập khẩu theo quy định hiện hành; tại thời điểm hiện nay hàng hóa nhập khẩu phục vụ hoạt động dầu khí của Lô 06.1 được miễn thuế nhập khẩu theo quy định tại khoản 15 Điều 16 Luật Thuế xuất khẩu; thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13, Điều 16 Nghị định 134/2016/NĐ-CP.

Tổng cục Hải quan trả lời để Tập đoàn Dầu khí Việt Nam được biết./

Chúc bạn áp dụng thành công!

Các bài viết liên quan:

Mọi chi tiết xin liên hệ:

  • Hãng kiểm toán Calico
  • Địa chỉ: Tầng 29, Tòa Đông, Lotte Center Hà Nội,
  • Số 54 Liễu Giai, Phường Cống Vị, Quận Ba Đình, TP. Hà Nội
  • VPGD: Phòng 2302, Tháp B, Toà nhà The Light, đường Tố Hữu, Phường Trung Văn, Quận Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội.
  • Hotline: 0966.246.800
  • Email: calico.vn@gmail.com
  • Website: kiemtoancalico.com | www.calico.vn
Bài viết có ích cho bạn?
Banner-post-thu-vien-calico_960x300
Bài viết có ích cho bạn?

NGHIỆP VỤ CALICO