Hướng dẫn về việc xuất hóa đơn bổ sung sau khi thanh tra, kiểm tra thuế

17/01/2019 1255 lượt xem    

Công văn số 1596/TCT-CS

V/v hóa đơn

Kính gửi: Cục Thuế thành phố Hồ Chí Minh

Trả lời công văn số 11518/CT-TTHT ngày 27/11/2017 của Cục Thuế thành phố Hồ Chí Minh về việc xuất hóa đơn bổ sung sau khi thanh tra, kiểm tra thuế.

Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:

Tại Điều 15 Nghị định 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.

“Điều 15. Lập hóa đơn

1. Khi bán hàng hóa, dịch vụ người bán phải lập hóa đơn.

Khi lập hóa đơn phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định tại Nghị định này.

3. Ngày lập hóa đơn là ngày người bán và người mua làm thủ tục ghi nhận hàng hóa, dịch vụ đã được chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng.

Các trường hợp pháp luật quy định chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký thì ngày lập hóa đơn là ngày bàn giao hàng hóa.

Trường hợp:

– Giao hàng nhiều lần

– Bàn giao từng hạng mục, công đoạn dịch vụ

thì mỗi lần giao hàng hoặc bàn giao đều phải lập hóa đơn cho khối lượng, giá trị hàng hóa, dịch vụ được giao tương ứng.

6.BTC quy định việc lập hóa đơn đối với các trường hợp cụ thể khác.”

Tại Điều 16 Thông tư  39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của BTC hướng dẫn thi hành:

– Nghị định 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010

– Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17/1/2014

của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ quy định:

“Điều 16. Lập hóa đơn

1. Nguyên tắc lập hóa đơn

a) Tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh chỉ được lập và giao cho người mua hàng hóa, dịch vụ các loại hóa đơn theo hướng dẫn tại Thông tư này.

b) Người bán phải lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả các trường hợp:

– Hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu;

– Hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ (trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất);

– Xuất hàng hóa dưới các hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả hàng hóa.

2. Cách lập một số tiêu thức cụ thể trên hóa đơn

a) Tiêu thức “Ngày tháng năm” lập hóa đơn

Ngày lập hóa đơn đối với bán hàng hóa là thời điểm chuyển giao:

– Quyền sở hữu

– Quyền sử dụng hàng hóa

cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

Ngày lập hóa đơn đối với cung ứng dịch vụ là ngày hoàn thành việc cung ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

Trường hợp tổ chức cung ứng dịch vụ thực hiện thu tiền trước hoặc trong khi cung ứng dịch vụ thì ngày lập hóa đơn là ngày thu tiền.

Ngày lập hóa đơn đối với việc bán dầu thô, khí thiên nhiên, dầu khí chế biến và một số trường hợp đặc thù thực hiện theo hướng dẫn riêng của BTC”

Tại Khoản 7 Điều 3 Thông tư 26/2015/TT-BTC ngày 27/2/2015 sửa đổi bổ sung Điều 16 Thông tư  39/2014/TT-BTC ngày 31/03/2014 hướng dẫn về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ:

7. Sửa đổi, bổ sung Điều 16 như sau:

a) Sửa đổi, bổ sung điểm b Khoản 1 Điều 16 (đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 3 Điều 5 Thông tư  119/2014/TT-BTC) như sau:

“b) Người bán phải lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả các trường hợp:

– Hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu;

– Hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động (trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ, tiêu dùng nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất).

Nội dung trên hóa đơn:

– Phải đúng nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh;

– Không được tẩy xóa, sửa chữa;

– Phải dùng cùng màu mực, loại mực không phai, không sử dụng mực đỏ;

– Chữ số và chữ viết phải liên tục, không ngắt quãng, không viết hoặc in đè lên chữ in sẵn và gạch chéo phần còn trống (nếu có).

Trường hợp hóa đơn tự in hoặc hóa đơn đặt in được lập bằng máy tính nếu có phần còn trống trên hóa đơn thì không phải gạch chéo.”

Căn cứ điểm 2.15 phụ lục 4 hướng dẫn lập hóa đơn bán hàng hàng hóa, dịch vụ đối với một số trường hợp (Ban hành kèm theo Thông tư 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của BTC):

“2.15. Hóa đơn, chứng từ đối với tài sản góp vốn, tài sản điều chuyển được thực hiện như sau:

…b) Bên có tài sản góp vốn, có tài sản điều chuyển là tổ chức, cá nhân kinh doanh:

b.1. Tài sản góp vốn vào doanh nghiệp phải có:

– Biên bản góp vốn sản xuất kinh doanh, hợp đồng liên doanh, liên kết;

– Biên bản định giá tài sản của Hội đồng giao nhận vốn góp của các bên góp vốn (hoặc văn bản định giá của tổ chức có chức năng định giá theo quy định của pháp luật), kèm theo bộ hồ sơ về nguồn gốc tài sản.

b.2.- Tài sản điều chuyển giữa các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc trong tổ chức, cá nhân;

– Tài sản điều chuyển khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp thì tổ chức, cá nhân có tài sản điều chuyển phải có lệnh điều chuyển tài sản, kèm theo bộ hồ sơ nguồn gốc tài sản và không phải xuất hóa đơn.

Trường hợp tài sản điều chuyển giữa các đơn vị hạch toán độc lập hoặc giữa các đơn vị thành viên có tư cách pháp nhân đầy đủ trong cùng một tổ chức, cá nhân thì tổ chức, cá nhân có tài sản điều chuyển phải lập hóa đơn GTGT theo quy định.”

Căn cứ quy định tại Khoản 2 Điều 5 Nghị định 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số Điều của:

Luật Quản lý thuế

– Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế “Điều 5.

Nguyên tắc tính thuế, khai thuế, nộp thuế

(…) 2. NNT phải khai chính xác, trung thực, đầy đủ các nội dung trong tờ khai thuế và nộp đủ các chứng từ, tài liệu quy định trong hồ sơ khai thuế với cơ quan quản lý thuế.

… Khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền đã ban hành kết luận, quyết định xử lý về thuế sau kiểm tra, thanh tra;

– Nếu người nộp thuế phát hiện hồ sơ khai thuế đã nộp và được kiểm tra, thanh tra (liên quan đến thời kỳ, phạm vi kiểm tra, thanh tra) còn sai sót thì NNT được tự khai bổ sung, điều chỉnh;

– Việc xử lý căn cứ chế độ quy định và nguyên nhân khách quan, chủ quan của việc khai sót, chưa đúng phải điều chỉnh”.

Căn cứ quy định tại Điểm a Khoản 5 Điều 10 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 6/11/2013 của BTC hướng dẫn thi hành một số Điều của:

– Luật Quản lý thuế;

– Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Quản lý thuế

– Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013

của Chính phủ quy định:

“Điều 10. Quy định chung về khai thuế, tính thuế

(…) 5. Khai bổ sung hồ sơ khai thuế

a) Sau khi hết hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định, NNT phát hiện hồ sơ khai thuế đã nộp cho cơ quan thuế có sai sót thì được khai bổ sung hồ sơ khai thuế.

… Hồ sơ khai thuế bổ sung được nộp cho cơ quan thuế vào bất cứ ngày làm việc nào, không phụ thuộc vào thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của lần tiếp theo, nhưng phải trước khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở NNT;

– Nếu cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền đã ban hành kết luận, quyết định xử lý về thuế sau kiểm tra, thanh tra thì người nộp thuế được khai bổ sung, điều chỉnh:

– NNT phát hiện hồ sơ khai thuế đã nộp còn sai sót nhưng không liên quan đến thời kỳ, phạm vi đã kiểm tra, thanh tra thì người nộp thuế được khai bổ sung, điều chỉnh và phải nộp tiền chậm nộp theo quy định.

– NNT phát hiện hồ sơ khai thuế đã nộp còn sai sót liên quan đến thời kỳ đã kiểm tra, thanh tra nhưng không thuộc phạm vi đã kiểm tra, thanh tra thì NNT được khai bổ sung, điều chỉnh và phải nộp tiền chậm nộp.

– NNT phát hiện hồ sơ khai thuế đã nộp còn sai sót liên quan đến thời kỳ, phạm vi đã kiểm tra, thanh tra dẫn đến phát sinh:

  • Tăng số thuế phải nộp,
  • Giảm số thuế đã được hoàn,
  • Giảm số thuế được khấu trừ,
  • Giảm số thuế đã nộp thừa

thì NNT được khai bổ sung, điều chỉnh và bị xử lý theo quy định như đối với trường hợp cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra phát hiện.

Trường hợp cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền đã ban hành kết luận, quyết định xử lý về thuế liên quan đến tăng, giảm số thuế GTGT còn được khấu trừ

thì NNT thực hiện khai điều chỉnh vào hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế nhận được:

– Kết luận,

– Quyết định xử lý về thuế theo kết luận,

– Quyết định xử lý về thuế của cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền (NNT không phải lập hồ sơ khai bổ sung)”.

Căn cứ quy định nêu trên:

Trường hợp góp vốn bằng tài sản thì các bên không phải lập hóa đơn nhưng phải có:

– biên bản góp vốn sản xuất kinh doanh,

– Hợp đồng liên doanh, liên kết;

– Biên bản định giá tài sản của Hội đồng giao nhận vốn góp của các bên góp vốn (hoặc văn bản định giá của tổ chức có chức năng định giá theo quy định của pháp luật),

– Kèm theo bộ hồ sơ về nguồn gốc tài sản.

– Trường hợp mua bán thì người bán phải xuất hóa đơn cho người mua.

Căn cứ quy định trên và theo trình bày của Cục thuế TP. Hồ Chí Minh trường hợp xác định có nguyên nhân khách quan do trước khi cơ quan thuế thanh tra, kiểm tra các bên có liên quan thống nhất xác định là hoạt động góp vốn để hợp tác kinh doanh (không phải hoạt động mua bán) nên không xuất hóa đơn thì sau khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định là hoạt động mua bán thì Tổng cục Thuế thống nhất với ý kiến xử lý của Cục Thuế thành phố Hồ Chí Minh tại công văn số 11518/CT-TTHT ngày 27/11/2017 về việc người bán phải lập hóa đơn giao cho người mua theo quy định.

Tổng cục Thuế có ý kiến để Cục Thuế được biết.

 

Chúc các bạn thành công!

Tìm hiểu thêm về kế toán, kiểm toán, thuế tại calico.vn hoặc kiemtoancalico.com

Bài viết có ích cho bạn?
Banner-post-thu-vien-calico_960x300
Bài viết có ích cho bạn?

NGHIỆP VỤ CALICO