Hiệp định tránh đánh thuế 2 lần

01/03/2018 1177 lượt xem    

Việt Nam đã kí rất nhiều Hiệp định tránh đánh thuế 2 lần với các quốc gia. Vậy những điều cần biết về Hiệp định tránh đánh thuế 2 lần là gì?

Những điều cần biết về Hiệp định tránh đánh thuế 2 lần

Đánh thuế hai lần là một hiện tượng bất lợi liên quan đến sự là phải nộp thuế hai lần cho cùng một đối tượng đánh thuế , ví dụ như thu nhập hay tài sản. Đánh thuế hai lần thường có liên quan là với thuế thu nhập và thuế tài sản.

Các quốc gia khi tính thuế đều xuất phát từ 2 nguyên tắc cơ bản:

Quyền đối với đối tượng cư trú

– Các đối tượng được xác định là đối tượng cư trú của một nước phải nộp thuế tại nước đó đối với tất cả nguồn thu nhập, không kể nơi phát sinh thu nhập

Quyền đối với thu nhập phát sinh từ quốc gia đó

– Các đối tượng được xác định không phải là đối tượng cư trú của một nước phải nộp thuế tại nước đó đối với các khoản thu nhập phát sinh tại nước đó.

Đánh thuế 2 lần được hiểu là việc hai hay nhiều quốc gia đanh 1 loại thuế trên cùng 1 khoản thu nhập hay tài sản chịu thuế của cùng một đối tượng nộp thuế trong cùng 1 kỳ tinh thuế

Ví dụ:

Ông Nguyễn Văn A là người mang quốc tịch Việt Nam; thành lập công ty kinh doanh cà phê Việt tại Pháp. Lợi nhuận thu được trong 1 năm là 100 tỷ đồng. Biết rằng:

Thuế TNDN ở VN: 25%

Thuế TNDN ở Pháp: 30%

ông Nguyễn Văn A là người mang quốc tịch Việt Nam =>  phải nộp thuế tại Việt Nam đối với tất cả nguồn thu nhập, không kể nơi phát sinh thu nhập => nộp 25 tỷ

ông Nguyễn Văn A thanh lập công ty tại Pháp => phải nộp thuế đối với các khoản thu nhập phát sinh tại Pháp => nộp 30 tỷ

=>Xuất hiện hiện tượng đánh thuế trùng

Nguyên nhân của hiện tượng đánh thuế 2 lần:

– Đặc quyền thu thuế  của các quốc gia

– Pháp luật các nước quy định

=> Để tránh những mâu thuẫn yêu cầu trả thuế  thu nhập hai lần và mâu thuẫn giữa các cơ quan thuế của các nước khác nhau, thì các nước đã ký (chủ yếu là song phương , đa phương hiếm) những thỏa thuận về tránh đánh thuế hai lần.

Bản chất của Hiệp định tránh đánh thuế 2 lần:

– Không tạo ra 1 thứ thuế mới.

– Hạn chế quyền thu thuế của một trong các quốc gia tham gia Hiệp định.

Thông báo hiệu lực của Hiệp định thuế giữa Việt Nam và Man-ta

Căn cứ vào kết quả hoàn thành các thủ tục pháp lý để các Hiệp định tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ các nước có hiệu lực;

Căn cứ Điều 28 (Hiệu lực) của Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Man-ta về tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập, ký ngày 15/7/2016 tại U-lan Ba-to;

Tổng cục Thuế thông báo để Cục Thuế các tỉnh; thành phố trực thuộc Trung ương biết ngày có hiệu lực và ngày áp dụng thực hiện của Hiệp định trên như sau:

Ngày Hiệp định có hiệu lực: từ ngày 25/11/2016.

Ngày áp dụng thực hiện tại Việt Nam: từ ngày 01/01/2017.

Ngày áp dụng thực hiện tại Man-ta: từ ngày 01/01/2017.

 

Chúc các bạn thành công!

Tìm hiểu thêm về kế toán, kiểm toán, thuế tại calico.vn hoặc kiemtoancalico.com

Bài viết có ích cho bạn?
Banner-post-thu-vien-calico_960x300
Bài viết có ích cho bạn?

NGHIỆP VỤ CALICO