Giải quyết tồn đọng thuế của Ngân hàng TMCP Phát triển Mê kông

10/02/2018 601 lượt xem    

Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế, Xử lý tổn thất về tài sản, Xử lý tài chính, hạch toán kế toán trong nghiệp vụ mua, bán nợ là những vấn đề tồn đọng của Ngân hàng TMCP Phát triển Mê kông. Bài viết sau sẽ hướng dẫn các bạn về việc giải quyết tồn đọng thuế của Ngân hàng TMCP Phát triển Mê kông theo hướng dẫn tại Công văn số 4501/TCT-CS ngày 28 tháng 09 năm 2016, cụ thể như sau:

– Tại Điều 9 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 ngày 03/06/2008 quy định:

“Điều 9. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế

  1. Trừ các khoản chi quy định tại khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nêu đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp

b) Khoản chi có đủ hoá đơn, chúng từ theo quy định của pháp luật.

Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:

a) Khoản chi không đáp ứng đủ các điêu kiện quy định tại khoản 1 Điều này, trừ phần giá trị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh và trường hợp bất khả kháng khác không được bồi thường;”

– Điều 11 Nghị định số 57/2012/NĐ-CP ngày 20/07/2012 của Chính phủ về chế độ tài chính đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quy định.

“Điều 11. Xử lý tổn thất về tài sản

Khi bị tổn thất về tài sản, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải xác định nguyên nhân, trách nhiệm và xử lý như sau:

  1. Nếu do nguyên nhân chủ quan thì người gây ra tổn thất phải bồi thường.

Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên hoặc Tổng giám đốc (Giám đốc) tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quyết định mức bồi thường theo quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

  1. Nếu tài sản đã mua bảo hiểm thì xử lý theo hợp đồng bảo hiểm.
  2. Sử dụng khoản dự phòng được trích lập trong chi phí để bù đắp theo quy định của pháp luật.
  3. Giá trị tổn thất sau khi đã bù đắp bằng tiền bồi thường của cá nhân, tập thể tổ chức bảo hiểm và sử dụng dự phòng được trích lập trong chi phí, nếu thiếu được bù đắp bằng quỹ dự phòng tài chính của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước

ngoài Trường hợp quỹ dự phòng tài chính không đủ bù đắp thì phần thiếu được hạch toán vào chi phí khác trong kỳ. “

– Điểm a Khoản 1 Điều 19 Quy chế mua, bán nợ của các tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định số 59/2006/QĐ-NHNN ngày 21/12/2006 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định:

“Điều 19. Xử lý tài chính, hạch toán kế toán trong nghiệp vụ mua, bán nợ

  1. Xử lý đối với phần chênh lệch giữa giá mua, bán nợ và giá trị khoản nợ của bên bán nợ.

a) Đối với các khoản nợ đang hạch toán nội bảng: . . .

– Trường hợp giá mua, bán nợ thấp hơn giá trị khoản nợ thì phần chênh lệch thấp hơn được bù đắp từ tiền bồi thường của cá nhân, tập thể (trong trường họp tổn thất đã xác định do cá nhân, tập thể gây ra và phải bồi thường theo quy định), tiền bảo hiểm của tổ chức bảo hiểm và quỹ dự phòng rủi ro đã được trích lập trong chi phí, phần còn thiếu được hạch toán vào chi phí kinh doanh của tổ chức tín dụng trong kỳ. “

                Trả lời công văn số 1839/2016/CV-TGĐ5 ngày 13/07/2016 của Ngân hàng Hàng hải Việt Nam (Địa chỉ: 88 Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội) về việc giải quyết tồn đọng thuế của Ngân hàng TMCP Phát triển Mê kông, căn cứ ý kiến của Ngân hàng Nhà nước tại công văn số 4882/NHNN-TTGSNH ngày 29/06/2016, ý kiến của các đơn vị thuộc Bộ (Vụ Chính sách Thuế, Vụ Pháp chế, Vụ Tài chính ngân hàng), sau khi báo cáo Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:

Tại công văn số 48 82/NHNN-TTGSNH ngày 29/06/2016 của Ngân hàng Nhà nước gửi Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải, trong đó có nêu: Ngân hàng Nhà nước cho rằng tại kết luận thanh tra số 605/ANG-TTGSNH ngày 24/09/2013 không có kiến nghị về quy trách nhiệm bồi thường thiệt hại tài chính và Ngân hàng TMCP Phát triển Mê kông không yêu cầu bồi thường từ các cá nhân, tập thể thì khoản lỗ do bán nợ liên quan đến sản phẩm cho vay Imotor được hạch toán vào chi phí kinh doanh hợp lý của ngân hàng theo quy định tại Điểm a, Khoản 1, Điều 19 Quyết định số 59/2006/QĐ-NHNN ngày 21/12/2006 của Ngân hàng Nhà nước.

Đề nghị Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải căn cứ vào quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước nêu trên, liên hệ với Cục Thuế tỉnh An Giang để xử lý về thuế đối với Ngân hàng TMCP phát triển Mê kông đảm bảo phù hợp quy định của pháp luật.

 

Chúc các bạn thành công!

Tìm hiểu thêm về kế toán, kiểm toán, thuế tại calico.vn hoặc kiemtoancalico.com

Calico2

 

 

Bài viết có ích cho bạn?
Banner-post-thu-vien-calico_960x300
Bài viết có ích cho bạn?

NGHIỆP VỤ CALICO