Mục lục bài viết
Công văn số 479/TCT-TCCB
V/v thi đua phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ công tác Thuế năm 2018
Kính gửi: Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Năm 2017, ngành Thuế triển khai nhiệm vụ trong bối cảnh nền kinh tế tiếp tục có sự chuyển biến tích cực, kinh tế vĩ mô ổn định tạo điều kiện thuận lợi cho ngành thuế triển khai thực hiện nhiệm vụ thu NSNN.
Tuy nhiên, vẫn còn nhiều diễn biến phức tạp và gặp nhiều khó khăn, thách thức như:
– Một số ngành sản xuất công nghiệp có đóng góp lớn cho số thu NSNN có tốc độ tăng trưởng đạt thấp hoặc giảm so với cùng kỳ;
– Năng suất, chất lượng, hiệu quả của nền kinh tế chưa cao, số doanh nghiệp ngừng, nghỉ kinh doanh còn lớn;
– Việc thực hiện cắt giảm thuế suất thuế nhập khẩu đối với ô tô theo lộ trình cam kết tại Hiệp định thương mại tự do khu vực ASEAN đã và đang có những tác động không thuận đối với tình hình sản xuất kinh doanh và thu nộp ngân sách của các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước.
Thêm nữa tình hình thời tiết khắc nghiệt, thiên tai, bão, lũ quét gây thiệt hại lớn ảnh hưởng đến đời sống của:
– Nhân dân
– Tình hình sản xuất kinh doanh của DN….
Làm ảnh hưởng đến công tác thu ngân sách năm 2017 nói chung, đặc biệt thu NSTW nói riêng.
Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của:
– Đảng, Nhà nước,
– Chính phủ, BTC,
– Sự nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức của cộng đồng DN,
– Sự phối hợp chặt chẽ của các cấp, các ngành,
– Cùng với sự đồng lòng nỗ lực phấn đấu của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động
Cơ quan thuế các cấp, toàn ngành thuế đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ công tác thuế năm 2017; lần đầu tiên cán đích hơn 1 triệu tỷ đồng thu ngân sách; vượt dự toán 5,2%, tăng 14,6% so cùng kỳ.
Hoàn thành xuất sắc các chương trình, kế hoạch cả năm.
Phát huy truyền thống liên tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ công tác thuế nhiều năm qua, tạo đà phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ công tác thuế năm 2018.
Tổng cục Thuế phát động phong trào thi đua năm 2018 với khẩu hiệu, mục tiêu, nội dung và giải pháp thực hiện như sau:
Khẩu hiệu thi đua: “Đẩy mạnh kỷ cương, liêm chính, đoàn kết, hành động, sáng tạo, thi đua thực hiện thắng lợi toàn diện nhiệm vụ công tác thuế năm 2018”
I/ Mục tiêu thi đua:
1. Hoàn thành vượt mức nhiệm vụ thu NSNN năm 2018 đã được Quốc hội, Chính phủ và BTC giao là 1.070.200 tỷ đồng, phấn đấu vượt 5% dự toán.
2. Phấn đấu triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành của Chính phủ về thực hiện:
– Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội
– Dự toán NSNN năm 2018, tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng;
– Thực hiện quyết liệt cải cách hành chính, khuyến khích đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp, phát triển DN, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
3. Phấn đấu đẩy mạnh tiến trình thực hiện kế hoạch cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2016-2020 đã được Bộ trưởng BTC phê duyệt.
– Tiếp tục rà soát, cải cách thủ tục hành chính thuế
– Sửa đổi, bổ sung các quy trình nghiệp vụ
phấn đấu nâng cao thứ hạng nộp thuế của Việt Nam trong Báo cáo môi trường kinh doanh của Ngân hàng thế giới.
4. Tiếp tục thực hiện tốt chương trình phòng và chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm chống lãng phí.
– Tăng cường công tác quản lý nội ngành,
– Tăng cường kỷ luật kỷ cương, nâng cao hiệu lực, hiệu quả sự lãnh đạo, chỉ đạo điều hành của các cấp;
– Thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, tạo động lực và áp lực, chuyển biến thái độ xử lý gắn với trách nhiệm chính trị trong thực thi công vụ.
Xây dựng cơ quan, tổ chức Đảng, các tổ chức đoàn thể trong sạch vững mạnh.
Phấn đấu 100% các tập thể, cá nhân đạt danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng đăng ký và ký kết giao ước thi đua năm 2018.
II/ Thời gian thi đua: Từ 01/01/2018 đến 31/12/2018
III/ Nội dung thi đua:
1. Triển khai hoàn thành 100% các:
– Nội dung công việc của năm 2018 theo kế hoạch cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2016 – 2020 đã được Bộ phê duyệt
– Đề án triển khai thực hiện cải cách quản lý thuế do ngành phát động;
– Tiếp tục rà soát cải cách thủ tục hành chính Thuế, thực hiện tốt các qui trình nghiệp vụ quản lý thuế.
2. Tham mưu, kiến nghị với UBND các tỉnh/thành phố các giải pháp để đôn đốc kịp thời những:
– Nguồn thu về tiềm năng,
– Các lĩnh vực, loại thuế còn thất thu, về cơ chế, chính sách, cải cách thủ tục hành chính
nhằm khuyến khích, thu hút đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo nguồn thu cho NSNN.
3. Phối hợp với cơ quan Kế hoạch – Đầu tư thực hiện rà soát, chuẩn hóa thông tin đăng ký DN đảm bảo đồng bộ thông tin giữa 2 cơ quan thuế và đăng ký kinh doanh.
Theo dõi, rà soát thông tin của NNT để có biện pháp quản lý chính xác, phù hợp.
– Đẩy mạnh kiểm tra, giám sát kê khai thuế của NNT ngay từ đầu năm,
– Kiên quyết xử phạt đối với các trường hợp vi phạm quy định về kê khai thuế,
– Thực hiện ấn định thuế đối với NNT vi phạm pháp luật về thuế
theo đứng quy định của Luật Quản lý thuế.
Thực hiện tốt công tác giải quyết hồ sơ hoàn thuế, đảm bảo việc hoàn thuế đúng đối tượng, chính sách pháp luật thuế của nhà nước.
Thực hiện kiểm tra trước khi ra quyết định hoàn thuế, trong đó đảm bảo số liệu phải chính xác và đúng thời gian quy định.
Chú trọng việc quản lý rủi ro trong phân loại giải quyết hồ sơ hoàn thuế GTGT và lựa chọn DN có dấu hiệu rủi ro để xây dựng kế hoạch kiểm tra, thanh tra sau hoàn thuế.
4. Triển khai kế hoạch thanh tra 2018, đảm bảo tỷ lệ thanh tra tối thiểu 1,2% và kiểm tra tối thiểu đạt 17,3% số DN đang quản lý trong toàn ngành.
Tập trung thanh tra, kiểm tra đối với;
– Các doanh nghiệp có dấu hiệu rủi ro lớn;
– Các tập đoàn, tổng công ty có doanh thu và số nộp ngân sách nhà nước lớn;
– Doanh nghiệp thuộc các ngành, lĩnh vực có số thu lớn, tiềm ẩn rủi ro về trốn thuế, gian lận thuế cao.
Nâng cao chất lượng hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra;
– Đẩy mạnh công tác thanh tra; kiểm tra thuế chuyên sâu theo từng ngành, từng lĩnh vực trọng điểm; đạt 100% kế hoạch năm 2018 về số lượng hồ sơ, số thuế truy thu và phạt.
Kiểm tra hồ sơ khai thuế tại cơ quan thuế đạt 100%; thanh tra, kiểm tra 100% hồ sơ hoàn thuế của doanh nghiệp có số hoàn thuế lớn.
Đôn đốc thu hồi kịp thời tiền thuế; tền phạt qua thanh tra; kiểm tra vào ngân sách Nhà nước đạt ít nhất 80% trong thời gian Quyết định xử lý có hiệu lực thi hành vào NSNN.
Đảm bảo 100%:
– Các cuộc thanh tra, kiểm tra thực hiện đúng quy trình,
– Cập nhật kịp thời tiến độ thực hiện công tác thanh tra kiểm tra vào ứng dụng của ngành
5. Tập trung các giải pháp đôn đốc nợ thuế đảm bảo số nợ thuế tại thời điểm 31/12/2018 không vượt quá 5% so với số thực hiện thu trong năm 2018;
– Số tiền thuế nợ tại thời điểm 31/12/2018 giảm so với thời điểm 31/12/2017;
– Tỷ lệ số tiền thuế nợ cưỡng chế trên tổng số tiền thuế nợ phải thực hiện cưỡng chế đạt tối thiểu 90%;
– Xử lý dứt điểm các khoản nợ đang chờ điều chỉnh và nợ chờ xử lý tại thời điểm 31/12/2017;
– Tổng rà soát các khoản nợ không còn đối tượng để thu để phân loại các trường hợp nợ thuế, đề xuất biện pháp xử lý phù hợp
6. Tăng cường công tác tuyên truyền, hỗ trợ NNT ở tất cả các khâu, các bộ phận, các lĩnh vực thông qua việc đổi mới phương thức, phát triển đa dạng, phong phú các hình thức tuyên truyền;
– Chú trọng đến hiệu quả, chất lượng của công tác tuyên truyền – hỗ trợ để phục vụ NNT một cách tốt nhất;
– Tổ chức đối thoại thường xuyên với NNT theo quy chế đã ban hành;
– Tuyên dương kịp thời thành tích của các tổ chức, cá nhân có ý thức chấp hành tốt nghĩa vụ nộp thuế, đóng góp số thu lớn cho NSNN;
– Tiếp tục triển khai Đề án “Dịch vụ một cửa điện tử và hỗ trợ trực tuyến tập trung tại Tổng cục Thuế”;
– Đẩy mạnh công tác xã hội hóa hoạt động hỗ trợ người nộp thuế thuế, đẩy mạnh việc phát triển hệ thống đại lý thuế.
7. Tiếp tục đẩy mạnh việc triển khai khai:
– Nộp thuế điện tử;
– Nộp thuế đất đai, hộ cá nhân điện tử,
– Nộp lệ phí trước bạ ô tô, xe máy điện tử…
Đẩy mạnh:
– Triển khai hoàn thuế điện tử,
– Phấn đấu hoàn thành vượt chỉ tiêu do Chính phủ giao là thực hiện hoàn điện tử đạt 70% số hồ sơ đề nghị hoàn thuế và 70% số tiền hoàn thuế.
Đảm bảo ít nhất 90% hồ sơ hoàn thuế được giải quyết đúng thời hạn quy định.
Tỷ lệ hồ sơ hoàn thuế trước kiểm tra sau đạt ít nhất 80%.
Tỷ lệ thanh tra, kiểm tra đối với các hồ sơ thuộc diện hoàn thuế trước, kiểm tra sau đạt ít nhất 20%.
Đảm bảo ít nhất 95% hồ sơ khiếu nại của NNT được giải quyết đúng thời hạn theo quy định.
8. Tăng cường công tác kiểm tra nội bộ, tập trung Kiểm tra công tác hoàn thuế GTGT;
– Công tác kiểm tra thuế;
– Công tác thanh tra thuế;
– Công tác quản lý nợ
Và kiểm tra theo chuyên đề đối với các nội dung:
– Kiểm tra việc thực thi công vụ của công chức thuế, việc thực hiện kết quả KTNB trước đây; kiểm tra công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo….
Công khai việc đầu tư, mua sắm tài sản, vật tư, chi tiêu tài chính; việc tuyển dụng, đề bạt, năng lượng; khen thưởng và kỷ luật cán bộ;
– Thực hiện tốt việc kê khai; minh bạch hóa tài sản và thu nhập theo quy định của Chính phủ.
9. Tăng cường quán triệt chủ trương; nhắc nhở công chức chấp hành nghiêm chỉnh kỷ cương; kỷ luật trong thực thi công vụ, việc trả lời vướng mắc về thủ tục; chính sách thuế của cơ quan thuế và người dân phải đảm bảo kịp thời; đúng hạn.
Thực hiện đầy đủ quy chế làm việc của ngành, chấn chỉnh và xử lý nghiêm minh các hành vi sai phạm.
Xây dựng môi trường, phong cách làm việc chuyên nghiệp, thân thiện, hiện đại và hiệu quả.
10. Thực hiện tốt công tác giáo dục tư tưởng, đạo đức cho công chức, viên chức và người lao động.
Thực hiện có hiệu quả Nghị quyết TW4 (khóa XII) về :
– Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng,
– Ngăn chặn đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống về “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ,
– Gắn với triển khai thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của BTC (khóa XII) về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”;
– Tiếp tục tranh thủ:
- Sự lãnh đạo,
- Chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương,
- Tăng cường phối hợp với các đơn vị chức năng
trên địa bàn thực hiện nhiệm vụ công tác thuế, nhất là trong việc triển khai các giải pháp đôn đốc thu hồi nợ thuế, thanh tra, kiểm tra chống thất thu NSNN.
IV. Tổ chức thực hiện:
1. Tiếp tục thực hiện tốt Chỉ thị số 34/CT-TW ngày 7/04/2014 của BTC về tiếp tục đổi mới công tác thi đua – khen thưởng;
– Hưởng ứng phong trào thi đua giai đoạn 2016-2020 được Thủ tướng Chính phủ phát động tại Đại hội Thi đua yêu nước Toàn quốc lần thứ IX;
– Chỉ thị số 26/CT-TTg ngày 5/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong các cơ quan hành chính các cấp;
– Chỉ thị số 05/CT-BTC ngày 7/11/2016 của Ban Cán sự Đảng BTC về tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính khi thi hành công vụ.
2. Lãnh đạo Vụ, đơn vị và Cục Thuế căn cứ nội dung phát động của Tổng cục Thuế phối hợp với các:
– Cấp ủy Đảng,
– Các tổ chức đoàn thể,
– Tổ chức phát động phong trào thi đua của đơn vị,
– Đồng thời quán triệt tới từng cán bộ công chức về mục đích, ý nghĩa công tác thi đua, mục tiêu, nội dung cụ thể
Để từng đơn vị, cá nhân hiểu rõ tự giác, tích cực hưởng ứng phong trào thi đua.
Tổ chức thi đua phải đi đối với hình thức:
– Động viên, khen thưởng kịp thời,
– Chú trọng khen thưởng thành tích xuất sắc, đột xuất, khích lệ đối với các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc.
Căn cứ nhiệm vụ công tác:
– Thuế năm 2018,
– Cơ quan Thuế các cấp xây dựng tiêu chí thi đua cho từng đơn vị, cá nhân
– Tổ chức tốt việc đăng ký giao ước thi đua giữa các Vụ, Văn phòng Cục Thuế với các phòng quản lý và Chi cục Thuế quận, huyện.
3. Thực hiện đúng, đầy đủ quy định của:
- Luật Thi đua – Khen thưởng,
- Các văn bản hướng dẫn dưới Luật
- Quy định chung của ngành trong bình xét, khen thưởng thi đua;
Đồng thời đảm bảo nguyên tắc công khai, dân chủ, công bằng và kịp thời.
Nhiệm vụ đặt ra cho ngành Thuế trong năm 2018 là rất nặng nề; Với bề dày truyền thống và thành tích đã đạt được; Tổng cục Thuế kêu gọi và đề nghị toàn thể cán bộ công chức; viên chức nêu cao tinh thần thi đua yêu nước; đoàn kết, nỗ lực phấn đấu, đồng lòng quyết tâm; vượt qua khó khăn, thách thức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ công tác thuế năm 2018; góp phần cùng cả nước hoàn thành mục tiêu; nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội theo Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ đã đề ra./.
Chúc các bạn thành công!
Tìm hiểu thêm về kế toán, kiểm toán, thuế tại calico.vn hoặc kiemtoancalico.com