Chính sách ưu đãi thuế TNDN đối với hoạt động khai thác khoáng sản

23/01/2018 1309 lượt xem    

Mục lục bài viết

Hoạt động khai thác khoáng sản cần phải tuân thủ các quy định gì về thuế? Bài viết sau sẽ hướng dẫn các bạn về việc xử lý Chính sách ưu đãi thuế TNDN đối với hoạt động khai thác khoáng sản theo hướng dẫn tại Công văn số 663/TCT-CS ngày 01 tháng 03 năm 2017, cụ thể như sau: 

– Luật Khoáng sản số 60/2010/QH12 ngày 17/11/2010 quy định:

+ Tại Khoản 7 Điều 2 hướng dẫn:

“7. Khai thác khoáng sản là hoạt động nhằm thu hồi khoáng sản, bao gồm xây dựng cơ bản mỏ, khai đào, phân loại, làm giàu và các hoạt động khác có liên quan”.

+ Tại Khoản 2 Điều 4 hướng dẫn:

“2. Chỉ được tiến hành hoạt động khoáng sản khi được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép”.

+ Tại Khoản 2a Điều 55 hướng dẫn:

“2. Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản có các nghĩa vụ sau đây:

a) Nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, lệ phí cấp Giấy phép khai thác khoáng sản, thuế, phí và thực hiện các nghĩa vụ về tài chính khác theo quy định của pháp luật;”

– Tại Khoản 12 Điều 1 Luật thuế TNDN số 32/2013/QH13 ngày 19/6/2013 hướng dẫn về thuếTNDN sửa đổi, bổ sung Điều 18 Luật thuế TNDN số 14/2008/QH12 ngày 3/6/2008 quy định thu nhập từ hoạt động khai thác khoáng sản không được hưởng ưu đãi về thuế TNDN.

– Tại công văn số 1214/TCTK-PPCĐ ngày 22/12/2016 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về xác định mã ngành kinh doanh có ý kiến như sau:

“Căn cứ Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam 2007 (VSIC 2007) ban hành kèm theo Quyết định số 10/2007/QĐ-TTg ngày 23/1/2007 của Thủ tướng chính phủ và Quyết định số 337/QĐ-BKH ngày10/4/2007 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư;

Căn cứ nguyên tắc sắp xếp hoạt động vào ngành kinh tế thuộc VSIC 2007, về nguyên tắc phân chia thành hai trường hợp sau:

– Nếu Công ty Cam Lâm đập, chẻ đá tại mỏ cùng dây chuyền sản xuất của Công ty khai thác khoáng sản thì hoạt động của Công ty Cam Lâm được xếp vào mã 08101: Khai thác đá;

– Nếu Công ty Cam Lâm mua đá thô rồi đập, chẻ thành đá làm nguyên liệu thô và bán tại địa điểm khác cho sản xuất vật liệu xây dựng thì được sắp xếp vào mã 46633: Bán buôn gạch xây, ngói, đá, cát, sỏi”.

– Tại công văn số 203/ĐCKS-KTĐCKS ngày 7/2/2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về hoạtđộng khai thác khoáng sản có ý kiến như sau:

“Theo quy định tại khoản 7 Điều 2 Luật Khoáng sản năm 2010: “Khai thác khoáng sản là hoạt động nhằm thu hồi khoáng sản, bao gồm xây dựng cơ bản mỏ, khai đào, phân loại, làm giàu và các hoạt động khác có liên quan”. Như vậy, nếu có hoạt động “phân loại, làm giàu” thì hoạt động này phải là cung đoạn được thực hiện ngay sau quá trình khai đào, để tạo ra sản phẩm đáp ứng yêu cầu của bên mua.

Trường hợp sản phẩm khai đào đã được đem bán cho bên mua để chế biến như mô tả tại công văn số 5523/TCT-CS ngày 29/11/2016 của Tổng cục Thuế thì hoạt động chế biến này không phải hoạt động khai thác khoáng sản”.

Tổng cục Thuế nhận được công văn số 565/CT-KTNB ngày 10/2/2017, công văn số 6914/CT-KTNB ngày 9/11/2016 của Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa và công văn số 27/CV-2016 ngày 17/11/2016 của Công ty TNHH Xây dựng 88 Cam Lâm (Địa chỉ: Thôn Vĩnh Bình, xã Cam Lâm, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa) về việc xử lý chính sách ưu đãi thuế TNDN. Về vấn đề này, sau khi lấy ý kiến Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:

– Theo báo cáo của Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa tại công văn số 6914/CT-KTNB nêu trên thì theo kết quả xác minh thực tế Công ty TNHH Xây dựng 88 Cam Lâm và Công ty CP Khoáng sản và Xây dựng Vạn Phúc:

+ Từ ngày thành lập đến nay, Công ty TNHH Xây dựng 88 Cam Lâm đã bao tiêu toàn bộ đá phôi khai thác được của Công ty CP Khoáng sản và Xây dựng Vạn Phúc và chỉ hoạt động sản xuất đá các loại từ nguồn nguyên liệu này.

+ Về mặt tài chính: Trước năm 2014, Công ty CP Khoáng sản và Xây dựng Vạn Phúc rất khó khăn về mặt tài chính do không tiêu thụ được đá khai thác chế biến phải ngưng hoạt động, nợ ngân hàng… Nhưng từ khi ký hợp đồng với Công ty TNHH Xây dựng 88 Cam Lâm thì toàn bộ tài chính của Công ty CP Khoáng sản và Xây dựng Vạn Phúc đều được Công ty TNHH Xây dựng 88 Cam Lâm ứng trước tiền (trừ vào tiền đá vôi) để trả nợ ngân hàng. Đồng thời, hai bên thỏa thuận Công ty TNHH Xây dựng 88 Cam Lâm nộp thuế thay cho Công ty CP Khoáng sản và Xây dựng Vạn Phúc.

+ Về việc thực hiện dự án: Công ty CP Khoáng sản và Xây dựng Vạn Phúc được UBND tỉnh cấp giấy phép khai thác khoáng sản. Tuy nhiên, Công ty CP Khoáng sản và Xây dựng Vạn Phúc cho thuê lại 1 phần diện tích nằm trong dự án của mình để cho Công ty TNHH Xây dựng 88 Cam Lâm sản xuất.

Như vậy, đề nghị Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa kiểm tra lại tình hình thực tế hoạt động và trách nhiệm nộp thuế thay của Công ty TNHH Xây dựng 88 Cam Lâm.

Căn cứ các quy định nêu trên và theo báo cáo của Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa nêu trên, nếu trường hợp Công ty TNHH Xây dựng 88 Cam Lâm bao tiêu toàn bộ đá phôi khai thác được của Công ty CP Khoáng sản và Xây dựng Vạn Phúc và thực hiện toàn bộ hoạt động như quy định tại Khoản 7 Điều 2 Luật Khoáng sản số 60/2010/QH12 nêu trên tại mỏ cùng dây chuyền sản xuất của Công ty CP Khoáng sản và Xây dựng Vạn Phúc (đơn vị khai thác khoáng sản) thì hoạt động của Công ty TNHH Xây dựng 88 Cam Lâm là hoạt động khai thác khoáng sản. Thu nhập từ hoạt động khai thác khoáng sản này của Công ty TNHH Xây dựng 88 Cam Lâm không được hưởng ưu đãi thuế TNDN theo quy định của pháp luật thuế TNDN.

Trường hợp hoạt động của Công ty TNHH Xây dựng 88 Cam Lâm là hoạt động khai thác khoáng sản, Tổng cục Thuế đề nghị Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa phối hợp với các cơ quan quản lý nhànước tại địa phương báo cáo UBND tỉnh Khánh Hòa về việc khai thác khoáng sản của Công tyTNHH Xây dựng 88 Cam Lâm khi chưa được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép.

Chúc các bạn thành công!

Tìm hiểu thêm về kế toán, kiểm toán, thuế tại calico.vn hoặc kiemtoancalico.com

Calico2

 

Bài viết có ích cho bạn?
Banner-post-thu-vien-calico_960x300
Bài viết có ích cho bạn?

NGHIỆP VỤ CALICO