Chính sách thuế đối với công ty quản lý nợ và khai thác tài sản của ngân hàng

17/01/2018 717 lượt xem    

Công văn số 3317/TCT-DNL 

V/v: trả lời chính sách thuế TNDN

 

Kính gửi: Cục thuế TP Hà Nội.

– Căn cứ Mục A Phần II Thông tư số 27/2002/TT-BTC ngày 22/03/2002 của Bộ Tài chính. Hướng dẫn chế độ tài chính đối với công ty quản lý nợ và khai thác tài sản; trực thuộc ngân hàng thương mại quy định quản lý; sử dụng vốn và tài sản:

A. QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VỐN VÀ TÀI SẢN:

  1. Vốn hoạt động của Công ty gồm:

– Vốn điều lệ do ngân hàng thương mại cấp.

– Vốn vay của các tổ chức tài chính và các tổ chức tín dụng khác trong và ngoài nước.

– Các quỹ Công ty được phép trích lập.

– Vốn khác theo quy định của pháp luật.

–  Vốn hoạt động của Công ty phải được sử dụng đúng mục đích; có hiệu quả, đảm bảo an toàn và cho các mục đích sau :

– Đầu tư, mua sắm tài sản cố định phục vụ cho hoạt động của Công ty theo nguyên tắc; phù hợp với nhu cầu cần thiết cho hoạt động của Công ty và giá trị còn lại của tổng tài sản cố định không vượt quá 50% vốn điều lệ của Công ty. Việc đầu tư, mua sắm tài sản cố định của Công ty. Phải thực hiện theo đúng quy định của Nhà nước về quản lý đầu tư và xây dựng.

– Xử lý tài sản bảo đảm nợ vay bằng các biện pháp thích hợp, như:

+ Cải tạo, sửa chữa, nâng cấp tài sản để bán, cho thuê, khai thác; kinh doanh, góp vốn, liên doanh bằng tài sản để thu hồi nợ.

+Thuê trông coi, bảo vệ tài sản bảo đảm nợ vay.

+ Bảo hiểm cho tài sản bảo đảm nợ vay.

+ Quảng cáo, môi giới để bán, cho thuê tài sản bảo đảm nợ vay.

+ Thuê kiểm định, đánh giá, định giá tài sản bảo đảm nợ vay để bán; cho thuê, góp vốn, liên doanh.

+ Tổ chức bán đấu giá tài sản bảo đảm nợ vay thông qua các trung tâm bán đấu giá.

+ Nộp tiền thuê đất, thuế đất, thuế chuyển quyền sử dụng đất (nếu có).

+ Các hoạt động khác cần thiết cho việc xử lý tài sản bảo đảm nợ vay.

– Mua, bán nợ tồn đọng của tổ chức tín dụng khác; của các công ty quản lý nợ và khai thác tài sản của ngân hàng thương mại khác.

– Các hoạt động hợp pháp khác phục vụ cho hoạt động kinh doanh của Công ty.

  1. Việc sử dụng vốn hoạt động của Công ty vào các hoạt động để xử lý tài sản bảo đảm nợ vay nêu trên phải đảm bảo các nguyên tắc và yêu cầu sau đây:

– Số vốn sử dụng phải thực sự cần thiết và có hiệu quả trong việc xử lý tài sản bảo đảm nợ vay để thu hồi nợ và được bồi hoàn từ nguồn thu được do thu nợ, do bán, cho thuê, khai thác, kinh doanh, góp vốn, liên doanh bằng tài sản bảo đảm nợ vay để thu hồi nợ theo nguyên tắc nêu tại điểm 6 mục II.A thông tư này.

– Mọi khoản chi phí cho các hoạt động để xử lý tài sản bảo đảm nợ vay phải có hoá đơn, chứng từ theo đúng chế độ quy định của Nhà nước về hoá đơn chứng từ.

– Chi phí cho các hoạt động để xử lý tài sản bảo đảm nợ vay nêu trên không bao gồm các khoản chi phí cho cán bộ, nhân viên của Công ty để tham gia vào việc thực hiện các hoạt động đó.

– Đối với các chi phí để nâng cấp, cải tạo, sửa chữa tài sản bảo đảm nợ vay còn phải tuân thủ những yêu cầu sau:

+ Việc đầu tư vốn để nâng cấp, cải tạo, sửa chữa tài sản bảo đảm nợ vay phải có hiệu qủa, đảm bảo tài sản sau khi đầu tư bán được hoặc đưa tài sản vào khai thác, cho thuê, kinh doanh để thu hồi được nợ và bù đắp chi phí bỏ ra phù hợp với tiến trình xử lý nợ tồn đọng của Ngân hàng theo đề án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

+ Đối với trường hợp thuộc về đầu tư xây dựng cơ bản phải được thực hiện theo đúng quy định của Nhà nước về quản lý đầu tư và xây dựng.

– Đối với chi phí môi giới để bán, cho thuê tài sản bảo đảm nợ vay còn phải đảm bảo các quy định sau:

+ Hoa hồng môi giới không được áp dụng cho trường hợp bên môi giới là cán bộ, nhân viên của Công ty và cũng không áp dụng cho trường hợp có tổ chức đấu giá.

+ Việc chi hoa hồng môi giới phải căn cứ vào hợp đồng hoặc giấy xác nhận giữa Công ty và bên nhận hoa hồng, trong đó phải có các nội dung cơ bản: tên của bên nhận hoa hồng, nội dung chi, mức chi, phương thức thanh toán, thời gian thực hiện và kết thúc, trách nhiệm của các bên.

+ Mức chi môi giới để cho thuê một tài sản tối đa không quá 5% giá cho thuê tài sản đó theo thời gian thực tế cho thuê, nhưng đồng thời không vượt quá 50 triệu đồng mỗi năm.

+ Mức chi môi giới để bán được một tài sản tối đa không vượt quá 3% giá bán tài sản đó, đồng thời không vượt quá 50 triệu đồng.

– Chủ tịch Hội đồng quản trị ngân hàng thương mại thành lập Công ty có trách nhiệm ban hành quy chế sử dụng vốn hoạt động của Công ty cho các hoạt động xử lý tài sản bảo đảm nợ vay để thu hồi nợ, đảm bảo quản lý chặt chẽ, có hiệu quả trên cơ sở các nguyên tắc và yêu cầu nêu trên.

  1. Đối với những khoản nợ và tài sản bảo đảm nợ vay công ty được ngân hàng thương mại uỷ thác, công ty có trách nhiệm quản lý và thực hiện các biện pháp để thu hồi nợ theo đúng nội dung được ngân hàng thương mại uỷ thác và phù hợp với các quy định hiện hành của Nhà nước về xử lý nợ vay và xử lý tài sản bảo đảm nợ vay.
  2. Đối với những tài sản bảo đảm nợ vay được phép bán; Công ty phải bán theo giá thị trường thông qua một trong các hình thức sau:

– Công ty tự bán công khai trên thị trường.

– Công ty bán qua trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản.

– Công ty bán cho Công ty mua bán nợ của Nhà nước.

Chủ tịch Hội đồng quản trị ngân hàng thương mại thành lập Công ty có trách nhiệm quy định cụ thể những trường hợp Công ty được tự tổ chức bán tài sản bảo đảm nợ vay và quy trình, thủ tục để Công ty tự bán tài sản bảo đảm nợ vay.

  1. Nguồn thu từ khai thác tài sản bảo đảm nợ vay, thu nợ, bán nợ, bán tài sản bảo đảm nợ vay còn lại sau khi trừ phần phải nộp thuế theo chế độ quy định (nếu có) được xử lý theo thứ tự như sau:
  2. Đối với khoản nợ Công ty được uỷ thác:

a.1. Bù đắp các chi phí để xử lý tài sản bảo đảm nợ vay nêu tại điểm 2 Mục II.A mà Công ty đã chi ra bằng vốn hoạt động của Công ty để xử lý tài sản bảo đảm đó.

a.2. Chuyển trả bên uỷ thác theo hợp đồng uỷ thác.

Việc giao nhận nợ; tài sản bảo đảm nợ vay và thanh toán giữa Công ty với ngân hàng thương mại; được thực hiện theo hợp đồng uỷ thác giữa hai bên.

b.Đối với khoản nợ Công ty mua:

b.1. Bù đắp các chi phí để xử lý tài sản bảo đảm nợ vay; nêu tại điểm 2 Mục II.A mà Công ty đã chi ra bằng; vốn hoạt động của Công ty để xử lý tài sản bảo đảm đó.

b.2. Thu hồi giá trị của khoản nợ được bảo đảm bằng tài sản đó.

b.3. Phần còn lại được xử lý tiếp như sau:

– Trường hợp khách nợ vẫn còn những khoản nợ khác đối với Công ty mà những khoản nợ này đã quá hạn và khách nợ chưa có nguồn để trả nợ thì số tiền còn lại nêu trên được sử dụng để tiếp tục trả nợ Công ty nếu không có những thoả thuận khác giữa Công ty với khách nợ.

– Trường hợp khách nợ không còn nợ đối với Công ty thì số tiền còn lại nêu trên được trả lại cho khách nợ hoặc cá nhân, tổ chức được quyền thừa kế tài sản của khách nợ nếu như khách nợ đã được pháp luật xác định là đã chết, mất tích hoặc đã giải thể, phá sản.

– Trường hợp khách nợ đã được pháp luật xác định là đã chết, mất tích, hoặc đã giải thể, phá sản nhưng không có người, tổ chức được thừa kế hoặc được quản lý theo quy định của pháp luật thì Công ty được đưa số tiền còn lại nêu trên vào thu nhập bất thường của Công ty.
  1. Công ty được trích lập dự phòng giảm giá chứng khoán, dự phòng giảm giá hàng tồn kho và dự phòng rủi ro cho các khoản nợ mà Công ty mua. Việc trích lập và xử lý các khoản dự phòng giảm giá chứng khoán, dự phòng giảm giá hàng tồn kho được thực hiện như chế độ quy định đối với ngân hàng thương mại thành lập Công ty.
  2. Riêng về dự phòng rủi ro cho các khoản nợ Công ty mua thì thời điểm trích lập. Căn cứ trích lập, tỷ lệ trích lập do Chủ tịch Hội đồng quản trị ngân hàng thương mại thành lập Công ty quy định và phải được quy định rõ trong quy chế tài chính của Công ty; nhưng phải đảm bảo nguyên tắc: tại thời điểm khoá sổ kế toán, số dư dự phòng rủi ro trích lập được không nhỏ hơn 5% số dư giá vốn của các khoản nợ Công ty đã mua.
  3. Số dư giá vốn của các khoản nợ Công ty đã mua. Được xác định bằng giá mua các khoản nợ trừ đi số tiền Công ty thực thu được từ các khoản nợ đó để hoàn vốn. Việc xử lý dự phòng rủi ro cho các khoản nợ Công ty mua được áp dụng như đối với việc xử lý dự phòng giảm giá chứng khoán; giảm giá hàng tồn kho.
  4. Công ty có trách nhiệm mở sổ kế toán theo chế độ quy định để theo dõi toàn bộ tài sản và vốn hoạt động của công ty; cũng như các khoản nợ và tài sản bảo đảm nợ được khách hàng uỷ thác cho công ty; thực hiện hạch toán theo đúng chế độ kế toán, thống kê hiện hành, phản ánh đầy đủ, chính xác; kịp thời tình hình sử dụng, biến động của vốn và tài sản trong quá trình hoạt động của công ty

Mọi tổn thất (hư hỏng; mất) tài sản của công ty và tài sản bảo đảm nợ vay công ty được khách hàng uỷ thác; đều phải được lập biên bản xác định mức độ tổn thất. Nguyên nhân gây ra tổn thất; trách nhiệm của tập thể hoặc cá nhân gây ra tổn thất và phải được xử lý theo nguyên tắc; xử lý tổn thất tài sản quy định đối với ngân hàng thương mại thành lập công ty.

– Căn cứ điểm p Khoản 2 Điều 9 Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ. Quy định và hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp; quy định một số trường hợp về khoản chi không được trừ như sau:

“p) Các khoản chi của hoạt động kinh doanh: Ngân hàng, bảo hiểm, xổ số; chứng khoán và một số hoạt động kinh doanh đặc thù khác theo quy định của Bộ Tài chính;”

Trả lời công văn số 37612/CT-TTHT ngày 06/6/2017 của Cục thuế TP Hà Nội. Đề nghị hướng dẫn chính sách thuế đối với Công ty TNHH MTV Quản lý nợ và khai thác tài sản Agribank. Thực hiện Thông tư số 27/2002/TT-BTC ngày 22/03/2002 của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:

Căn cứ quy định nêu trên, Tổng cục Thuế hướng dẫn như sau:

Hiện nay, Bộ Tài chính đã có văn bản gửi Bộ Tư pháp và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xin ý kiến để trình Thủ tướng Chính phủ cho phép bãi bỏ Thông tư số 27/2002/TT-BTC Do vậy, đề nghị Cục thuế TP Hà Nội hướng dẫn Công ty TNHH MTV Quản lý nợ và khai thác tài sản Agribank tiếp tục thực hiện các quy định về chế độ tài chính theo Thông tư số 27/2002/TT-BTC ngày 22/03/2002 của Bộ Tài chính cho đến khi có hướng dẫn mới.

 

Chúc các bạn thành công!

Tìm hiểu thêm về kế toán, kiểm toán, thuế tại calico.vn hoặc kiemtoancalico.com

 

Bài viết có ích cho bạn?
Banner-post-thu-vien-calico_960x300
Bài viết có ích cho bạn?

NGHIỆP VỤ CALICO