Chi phí lãi vay

08/02/2018 1241 lượt xem    

Mục lục bài viết

Trong quá trình hoạt động của mỗi doanh nghiệp, khoản vay nợ là yếu tố thường thấy trên các báo cáo tài chính. Chi phí phát sinh phục vụ cho mục đích vay nợ và chi phí lãi của khoản nợ vay này là một phần chi phí phát sinh thường xuyên của doanh nghiệp. Quy định của kế toán và thuế về Chi phí lãi vay và cách hạch toán chi phí lãi vay  được quy định như thế nào? Bài viết sau sẽ giúp giải đáp những vướng mắc về chi phí lãi vay theo hướng dẫn tại công văn 4753/TCT-CS ngày 1310/2016

Theo quy định của kế toán

Tại chuẩn mực kế toán số 16 tại Đoạn số 06, 07, 08 quy định về ghi nhận chi phí đi vay như sau:

– Chi phí đi vay phải ghi nhận vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ khi phát sinh, trừ khi được vốn hoá theo quy định tại đoạn 07.

– Chi phí đi vay liên quan trực tiếp đến việc đầu tư xây dựng hoặc sản xuất tài sản dở dang được tính vào giá trị của tài sản đó (được vốn hoá) khi có đủ các điều kiện quy định trong chuẩn mực này.

– Chi phí đi vay liên quan trực tiếp đến việc đầu tư xây dựng hoặc sản xuất tài sản dở dang được tính vào giá trị của tài sản đó. Các chi phí đi vay được vốn hoá khi doanh nghiệp chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai do sử dụng tài sản đó và chi phí đi vay có thể xác định được một cách đáng tin cậy.

Theo quy định trên thì chi phí lãi vay có thể chia ra thành những trường hợp sau:

Những chi phí đi vay được vốn hóa trong các trường hợp sau:

– Khoản vay chỉ dùng để sản xuất chế biến cho một loại sản phẩm hoặc XDCB có thời gian dài ( Lớn hơn 12 tháng, kể từ khi bắt đầu sản xuất hoặc đầu tư xây dựng đến khi kết thúc quy trình sản xuất tạo ra sản phẩm hoàn thành hoặc công trình XDCB hoàn thành)

– Khoản vay vừa dùng để sản xuất chế biến cho một loại sản phẩm hoặc XDCB có thời gian dài vừa dùng để sản xuất chế biến cho một loại sản phẩm có thời gian ngắn ( Nhỏ hơn 12 tháng kể từ khi bắt đầu sản xuất đến khi kết thúc quy trình sản xuất tạo ra sản phẩm hoàn thành), thì khoản lãi vay phát sinh trong thời gian đó phải được phân bổ để hạch toán vào chi phí sản xuất sản phẩm, chi phí tài chính hoặc chi phí XDCB dở dang.

Chú ý:

Việc vốn hoá chi phí đi vay được tạm ngừng lại khi quá trình đầu tư xây dựng hoặc sản xuất tài sản dở dang bị gián đoạn một cách bất thường. Khi đó chi phí đi vay phát sinh được ghi nhận là chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ cho đến khi việc đầu tư xây dựng hoặc sản xuất tài sản dở dang được tiếp tục.

Những khoản vay của công ty dùng để sản xuất chế biến cho một loại sản phẩm có thời gian ngắn dưới 12 tháng thì được hạch toán vào TK 635 mà không được vốn hóa khoản vay này

Theo quy định của thuế về chi phí lãi vay được quy định như sau:

Hạch toán chi phí lãi vay

+ Đối với những chi phí lãi vay được vốn hóa

Nợ TK 627, 241

Có TK 111, 112, 242, 335

+ Đối với những khoản chi phí lãi vay không được vốn hóa

Nợ TK 635

Có TK 111, 112, 242, 335

Theo quy định của Thuế

Theo Thông tư 78/2014/TT-BTC tại điều 6,khoản 2, điểm 2.17, 2.18 quy định về những khoản chi phí không được tính vào chi phí được trừ, có:

– Phần chi phí trả lãi tiền vay vốn sản xuất kinh doanh của đối tượng không phải là tổ chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay.

– Chi trả lãi tiền vay vốn tương ứng với phần vốn điều lệ (đối với doanh nghiệp tư nhân là vốn đầu tư) đã đăng ký còn thiếu theo tiến độ góp vốn ghi trong điều lệ của doanh nghiệp kể cả trường hợp doanh nghiệp đã đi vào sản xuất kinh doanh. Chi trả lãi tiền vay đã được ghi nhận vào giá trị của tài sản, giá trị công trình đầu tư.

Tại điểm 2.15, khoản 2, mục IV, phần C Thông tư số 130/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn về chi phí không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN như sau:

Chi trả lãi tiền vay để góp vốn điều lệ hoặc chi trả lãi tiền vay tương ứng với phân vốn điều lệ đã đăng ký còn thiếu theo tiến độ góp vốn ghi trong điều lệ của doanh nghiệp kể cả trường hợp doanh nghiệp đã đi vào sản xuất kinh doanh.

Tại điểm 2.18, khoản 2 Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn:

Chi trả lãi tiền vay tương ứng với vốn điều lệ còn thiếu theo tiến độ góp vốn ghi trong điều lệ của doanh nghiệp không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế được xác định như sau:

– Trường hợp số tiền vay nhỏ hơn hoặc bằng số vốn điều lệ còn thiếu thì toàn bộ lãi tiền vay là khoản chi không được trừ.

– Trường hợp số tiền vay lớn hơn số vốn điều lệ còn thiếu theo tiến độ góp vốn:

+ Nếu doanh nghiệp phát sinh nhiều khoản vay thì khoản chi trả lãi tiền vay không được trừ bằng tỷ lệ (%) giữa vốn điều lệ còn thiếu trên tổng số tiền vay nhân (x) tổng số lãi vay.

+ Nếu doanh nghiệp chỉ phát sinh một khoản vay thì khoản chi trả lãi tiền vay không được trừ bằng số vốn điều lệ còn thiếu nhân (x) lãi suất của khoản vay nhân (x) thời gian góp vốn điều lệ còn thiếu.

Trả lời công văn số 15/2016/CV-T.C ngày 24/8/2016 của Công ty TNHH thương mại T.C đề nghị hướng dẫn về chi phí lãi vay, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:

Công văn số 2826/TCT-CS ngày 25/7/2014 của Tổng cục Thuế gửi Cục thuế tỉnh Đồng Nai hướng dẫn trường hợp cụ thể doanh nghiệp có nhiều khoản vay với mức lãi suất và kỳ hạn khác nhau, tổng số khoản vay vượt quá số vốn điều lệ còn thiếu.

Chúc các bạn thành công!

Tìm hiểu thêm về kế toán, kiểm toán, thuế tại calico.vn hoặc kiemtoancalico.com

 

Bài viết có ích cho bạn?
Banner-post-thu-vien-calico_960x300
Bài viết có ích cho bạn?

NGHIỆP VỤ CALICO