Cách tính thuế TNCN cho cá nhân không cư trú năm 2020.

18/01/2021 772 lượt xem    

Hướng dẫn cách tính thuế TNCN cho cá nhân không cư trú (người nước ngoài), cách xác định thu nhập chịu thuế TNCN,  thuế suất thuế TNCN, các khoản được giảm trừ… theo quy định mới nhất hiện hành:

Căn cứ theo Thông tư 111/2013/TT-BTC, Thông tư 119/2014/TT-BTC và Thông tư 92/2015/TT-BTC mới nhất hiện hành:

I, Chú ý:
– Việc đầu tiên là các bạn phải xác định được Người nước ngoài đó là cá nhân cư trú hay Không cư trú.
(Việc này rất quan trọng, xác định được thì mới tính thuế TNCN được)

 —————————————————————————-
II, Sau khi đã xác định được là cá nhân cư trú hay Không cư trú:

– Nếu là cá nhân cư trú thì tính như tính thuế cho người Việt Nam bình thường:
+) Tính theo biểu lũy tiến từng phần (nếu ký hợp đồng từ 3 tháng trở lên)
+ ) Hoặc khấu trừ 10% toàn phần (nếu ký hợp đồng thời vụ, hợp đồng dưới 3 tháng)

Phạm vi xác định thu nhập chịu thuế TNCN: Thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam, không phân biệt nơi trả thu nhập;
    Đối với cá nhân là công dân của quốc gia, vùng lãnh thổ đã ký kết Hiệp định với Việt Nam về tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập và là cá nhân cư trú tại Việt Nam thì nghĩa vụ thuế thu nhập cá nhân được tính từ tháng đến Việt Nam trong trường hợp cá nhân lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam đến tháng kết thúc hợp đồng lao động và rời Việt Nam (được tính đủ theo tháng) không phải thực hiện các thủ tục xác nhận lãnh sự để được thực hiện không thu thuế trùng hai lần theo Hiệp định tránh đánh thuế trùng giữa hai quốc gia.

– Nếu là cá nhân không cư trú thì tính như dưới đây:

  Phạm vi xác định thu nhập chịu thuế TNCN: Thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh tại Việt Nam, không phân biệt nơi trả và nhận thu nhập.
—————————————————————————————————

1, Cách tính thuế TNCN cho cá nhân không cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công:

– Thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công của cá nhân không cư trú được xác định bằng thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công nhân (×) với thuế suất 20%.

Thuế TNCN phải nộp  =  Thu nhập chịu thuế  X  Thuế suất 20%

Trong đó:

– Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công của cá nhân không cư trú được xác định như đối với thu nhập chịu thuế TNCN từ tiền lương, tiền công của cá nhân cư trú theo hướng dẫn tại khoản 2 điều 8 Thông tư 111/2013/TT-BTC., cụ thể như sau:

“2. Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công

a) Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công được xác định bằng tổng số tiền lương, tiền công, tiền thù lao, các khoản thu nhập khác có tính chất tiền lương, tiền công mà người nộp thuế nhận được trong kỳ tính thuế theo hướng dẫn tại khoản 2, Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC.

b) Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế.
– Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công là thời điểm tổ chức, cá nhân trả thu nhập cho người nộp thuế.

Riêng thời điểm xác định thu nhập chịu thuế đối với khoản tiền phí mua sản phẩm bảo hiểm có tích lũy theo hướng dẫn tại điểm đ.2, khoản 2, Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC là thời điểm doanh nghiệp bảo hiểm, công ty quản lý quỹ hữu trí tự nguyện trả tiền bảo hiểm.”

——————————————————————————————-
2, Trường hợp không tách riêng được thu nhập tại VN và nước ngoài:

– Việc xác định thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công tại Việt Nam trong trường hợp cá nhân không cư trú làm việc đồng thời ở Việt Nam và nước ngoài nhưng không tách riêng được phần thu nhập phát sinh tại Việt Nam thực hiện theo công thức sau:

a) Đối với trường hợp cá nhân người nước ngoài không hiện diện tại Việt Nam:

Tổng thu nhập phát sinh tại Việt Nam = Số ngày làm việc cho công việc tại Việt Nam x Thu nhập từ tiền lương, tiền công toàn cầu (trước thuế) + Thu nhập chịu thuế khác (trước thuế) phát sinh tại Việt Nam
Tổng số ngày làm việc trong năm

Trong đó: Tổng số ngày làm việc trong năm được tính theo chế độ quy định tại Bộ Luật Lao động của Việt Nam.

b) Đối với các trường hợp cá nhân người nước ngoài hiện diện tại Việt Nam:

Tổng thu nhập phát sinh tại Việt Nam = Số ngày có mặt ở Việt Nam x Thu nhập từ tiền lương, tiền công toàn cầu (trước thuế) + Thu nhập chịu thuế khác (trước thuế) phát sinh tại Việt Nam
365 ngày

– Thu nhập chịu thuế khác (trước thuế) phát sinh tại Việt Nam tại điểm a, b nêu trên là các khoản lợi ích khác bằng tiền hoặc không bằng tiền mà người lao động được hưởng ngoài tiền lương, tiền công do người sử dụng lao động trả hoặc trả hộ cho người lao động.

 —————————————————————————————————-
3, Trách nhiệm của DN Việt Nam khi trả lương cho người nước ngoài (Cá nhân không cư trú)

Thu nhập của cá nhân không cư trú:
– Tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập chịu thuế cho cá nhân không cư trú có trách nhiệm khấu trừ thuế thu nhập cá nhân trước khi trả thu nhập.
-> Số thuế phải khấu trừ được xác định theo hướng dẫn trên.

(Theo điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC)
—————————————————————————————
4, Thời hạn kê khai thuế TNCN cá nhân không cư trú:

Đối với cá nhân không cư trú:
Kỳ tính thuế đối với cá nhân không cư trú được tính theo từng lần phát sinh thu nhập.

– Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế theo từng lần phát sinh nghĩa vụ thuế chậm nhất là ngày thứ 10 (mười), kể từ ngày phát sinh nghĩa vụ thuế.
(Theo khoản 3 điều 10 Thông tư 156/2013/TT-BTC)
– Cá nhân không cư trú có thu nhập phát sinh tại Việt Nam nhưng nhận tại nước ngoài khai thuế theo lần phát sinh.
-> Riêng cá nhân không cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công phát sinh tại Việt Nam nhưng nhận tại nước ngoài khai thuế theo quý.

Đối với cá nhân cư trú:
– Kỳ tính thuế theo năm: áp dụng đối với thu nhập từ kinh doanh và thu nhập từ tiền lương, tiền công.
Trường hợp trong năm dương lịch, cá nhân có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên thì kỳ tính thuế được tính theo năm dương lịch.
Trường hợp trong năm dương lịch, cá nhân có mặt tại Việt Nam dưới 183 ngày nhưng tính trong 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam là từ 183 ngày trở lên thì kỳ tính thuế đầu tiên được xác định là 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam. Từ năm thứ hai, kỳ tính thuế căn cứ theo năm dương lịch.

Ví dụ: Ông B là người nước ngoài lần đầu tiên đến Việt Nam từ ngày 20/4/2019.
– Trong năm 2019 tính đến ngày 31/12/2019, ông B có mặt tại Việt Nam tổng cộng 130 ngày.
– Trong năm 2020, tính đến 19/4/2020 ông B có mặt tại Việt Nam tổng cộng 65 ngày.
-> Kỳ tính thuế đầu tiên của ông B được xác định từ ngày 20/4/2019 đến hết ngày 19/4/2020.
-> Kỳ tính thuế thứ hai được xác định từ ngày 01/01/2020 đến hết ngày 31/12/2020.

(Theo điều 6 Thông tư 111/2013/TT-BTC)
 ————————————————————————————————
5, Cần xem thêm 1 số Công văn và hướng dẫn cụ thể:

– Người nước ngoài nếu có Hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên tại Việt Nam và được xác định là cá nhân cư trú thì được tính thuế theo Biểu thuế lũy tiến. Nếu ký hợp đồng lao động < 3 tháng và là cá nhân cư trú thì chỉ bị tính thuế 10% cho thu nhập phát sinh tại Việt Nam

Người nước ngoài nếu không có hợp đồng lao động hoặc là cá nhân không cư trú thì áp dụng mức thuế suất TNCN 20%.

a, Khoản tiền thưởngtiền hỗ trợ cho người nước ngoài đã rời khỏi VN:

Công văn số 223/TCT-TNCN ngày 19/1/2016 của Tổng cục thuế

“Về thuế thu nhập cá nhân đối với khoản tiền thưởng của cá nhân người nước ngoài đối với thu nhập nhận được sau khi đã quyết toán thuế thu nhập cá nhân, đã rời khỏi Việt Nam tại Công ty TNHH Nagase Việt Nam và đối với khoản tiền hỗ trợ vận chuyển hành lý từ Việt Nam về Nhật Bản của người nước ngoài sau khi đã quyết toán thuế thu nhập cá nhân, đã rời khỏi Việt Nam tại Công ty TNHH MHI Aerospace Việt Nam.
-> Tổng cục Thuế thống nhất với trả lời và nội dung đề xuất của Cục Thuế thành phố Hà Nội được nêu tại công văn số 81778/CT-HTr ngày 22/12/2015.”

Theo Công văn 81778/CT-HTr ngày 22/12/2015 của Cục thuế Hà Nội:

“- Trường hợp, tổ chức chi trả thu nhập phát sinh chi trả một số khoản thu nhập chịu thuế TNCN cho lao động là người nước ngoài sau thời gian đã chấm dứt hợp đồng lao động với đơn vị, cá nhân người nước ngoài đã về nước và thực hiện quyết toán thuế TNCN trước khi rời khỏi Việt Nam theo quy định thì tại thời điểm phát sinh thu nhập này, cá nhân người nước ngoài thuộc đối tượng không cư trú tại Việt Nam.
-> Tổ chức chi trả có trách nhiệm thực hiện khấu trừ theo
 mức 20% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân và nộp vào NSNN.”

———————————————————————

b, Người nước ngoài là cá nhân Không cư trú Không phải Quyết toán thuế TNCN:

Theo công văn 1657/TCT-TNCN ngày 20/04/2016 của Tổng cục thuế:

“Theo hướng dẫn nêu trên thì trường hợp Ông Ananda là người nước ngoài đến Việt nam từ ngày 16/5/2012.
– Đến ngày 31/3/2015 Ông kết thúc hợp đồng lao động và rời khỏi Việt Nam.
-> Thì trong
 năm 2015 Ông được xác định là cá nhân không cư trú tại Việt Nam.
--> Thu nhập chịu thuế của Ông trong năm 2015 kê khai nộp thuế TNCN theo thuế suất 20% và không phải quyết toán thuế khi rời Việt Nam.

– Việc thay đổi tình trạng cư trú đã dẫn đến số thuế đã nộp lớn hơn số thuế phải nộp thì cá nhân phải thực hiện làm hồ sơ hoàn thuế theo hướng dẫn tại Điều 53 Thông tư số 156/2013/TT-BTC.

– Tuy nhiên Ông đã về nước, do vậy Trường Đại học Anh quốc hướng dẫn cá nhân làm hồ sơ hoàn số thuế nộp thừa hoặc làm các thủ tục ủy quyền theo quy định. Cơ quan thuế có trách nhiệm xác định số thuế nộp thừa và hoàn trả cho cá nhân.”

—————————————————————————————-
c, Người nước ngoài là cá nhân cư trú thì phải Quyết toán thuế TNCN:
Quyết toán thuế TNCN cho người nước ngoài:

– Người nước ngoài sẽ phải quyết toán thuế TNCN trước khi xuất cảnh rời Việt Nam (tiết a.5 khoản 2 Điều 21 Thông tư 92/2015/TT-BTC) khi có đủ các yếu tố sau:

1. Được xác định là cá nhân cư trú của chính năm xuất cảnh, tức đã cư trú tại Việt Nam ít nhất 183 ngày ngay trong năm
2. Làm việc theo Hợp đồng lao động, tính thuế TNCN theo Biểu lũy tiến

Tuy nhiên, nếu là năm đầu tiên đến và làm việc tại Việt Nam thì kỳ quyết toán đầu tiên không phải là cuối năm Dương lịch, thay vào đó là thời điểm đủ 365 ngày tính từ ngày nhập cảnh đầu tiên.
Từ năm thứ hai trở đi, sẽ quyết toán theo thời điểm cuối năm Dương lịch (điểm a khoản 1 Điều 6 Thông tư 111/2013/TT-BTC). Thu nhập đưa vào quyết toán trong năm thứ hai chắc chắn có bao gồm phần thu nhập của kỳ quyết toán trước đó, nhưng không sao, số thuế đã nộp trong những tháng của đầu của năm quyết toán thứ hai sẽ được giảm trừ.
Ví dụ: Ngày đầu tiên đến Việt Nam làm việc là 1/9/2016 thì kỳ quyết toán đầu tiên sẽ tính từ 1/9/2016 đến 31/8/2017.
– Giả sử người này tiếp tục làm việc, kỳ quyết toán thứ hai sẽ tính từ 1/1/2017 đến 31/12/2017. Trong đó, số thuế đã nộp trong giai đoạn từ 1/1/2017 đến 31/8/2017 sẽ được bù trừ với số thuế phải nộp của kỳ thứ hai.

Trường hợp Công ty có lao động người nước ngoài (ông Yamamoto Tsukasa – quốc tịch Nhật Bản) làm việc tại Công ty đến Việt Nam lần đầu tiên ngày 28/05/2015.
– Từ ngày 28/05/2015 đến ngày 31/12/2015 có mặt tại Việt Nam 62 ngày, nhưng tính trong 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam là 201 ngày thì là cá nhân cư trú tại Việt Nam theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 1 Thông tư số 111/2013/TT-BTC.
-> Kỳ tính thuế đầu tiên của cá nhân này được xác định từ ngày 28/05/2015 đến hết ngày 27/05/2016.
– 
Kỳ tính thuế thứ hai được xác định từ ngày 01/01/2016 đến hết ngày 31/12/2016.
– Trường hợp phần mềm kê khai (HTKK) chưa hỗ trợ lập tờ khai quyết toán cho kỳ tính thuế từ ngày 28/05/2015 đến 27/05/2016 thì cá nhân tự lập tờ khai quyết toán thuế TNCN và nộp trực tiếp tại cơ quan thuế.”

(Công văn số 10784/CT-TTHT ngày 4/11/2016)

Theo Công văn 6633/CT-TTHT ngày 13/07/2016 của Cục thuế TP Hồ Chí Minh:

1/ Trường hợp Công ty theo trình bày có Tổng Giám đốc là người lao động nước ngoài (cá nhân) được bổ nhiệm nội bộ trong tập đoàn Rentokil Initial (Malaysia) sang Công ty làm việc từ ngày 01/07/2016, thời gian làm việc là 1 năm (là cá nhân cư trú). Thu nhập từ tiền lương, tiền công và các lợi ích khác của cá nhân do Công ty và Công ty mẹ ở Malaysia chi trả thì:

– Đối với các khoản thu nhập do Công ty chi trả: hàng tháng hoặc quý (nếu Công ty thuộc đối tượng kê khai thuế TNCN theo quý), Công ty có trách nhiệm khấu trừ, kê khai nộp thuế TNCN trên thu nhập thực trả cho cá nhân này (kê khai theo tờ khai mẫu số 05/KK-TNCN).

– Đối với khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công nhận từ nước ngoài: hàng quý cá nhân phải trực tiếp kê khai và nộp thuế TNCN theo mẫu số 02/KK-TNCN cho cơ quan thuế.

Kết thúc năm, cá nhân có nghĩa vụ tổng hợp thu nhập toàn cầu để kê khai và quyết toán thuế trực tiếp với cơ quan thuế, Công ty chỉ thống kê số thu nhập đã trả và thuế TNCN đã khấu trừ trên tờ khai quyết toán mẫu số 02/QTT-TNCN (mẫu biểu ban hành kèm theo Thông tư số 92/2015/TT-BTC ngày 15/06/2015) và cấp chứng từ khấu trừ thuế cho cá nhân.

2/ Trường hợp Rentokil Initial (Malaysia) có chi trả khoản bảo hiểm bắt buộc tại Malaysia cho cá nhân, nếu khoản bảo hiểm bắt buộc này (tương tự như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp) theo quy định của quốc gia nơi cá nhân mang quốc tịch thì không phải tính vào thu nhập chịu thuế TNCN từ tiền lương, tiền công (nếu có chứng từ chứng minh đã nộp các khoản bảo hiểm bắt buộc nêu trên tại nước ngoài).
– Trường hợp cá nhân được Rentokil Initial (Malaysia) mua các sản phẩm bảo hiểm không có tích lũy phí bảo hiểm tại Malaysia (không phải khoản bảo hiểm bắt buộc đối với người nước ngoài tại quốc gia cư trú) thì khoản tiền phí mua sản phẩm bảo hiểm này không phải tính vào thu nhập chịu thuế TNCN của cá nhân.

3/ Khoản lương hưu được trả cho cá nhân theo chính sách hưu trí tại nước Sở tại được miễn thuế TNCN.

4/ Trường hợp Công ty có chi trả các khoản chi phí phát sinh liên quan đến thực hiện công việc tại Việt Nam cho cá nhân (phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty) như: chi phí đi lại (taxi, vé máy bay) theo đúng quy chế tài chính hoặc quy chế nội bộ của Công ty thì các khoản này không tính vào thu nhập chịu thuế TNCN của cá nhân.

– Đối với các khoản chi đào tạo trong nước và ngoài nước do Công ty chi trả cho cá nhân nêu là đào tạo nâng cao trình độ, tay nghề phù hợp với công việc chuyên môn, nghiệp vụ của người lao động thì không phải tính vào thu nhập chịu thuế TNCN.

5/ Khoản chi tiền vé máy bay về thăm nhà cho cá nhân người nước ngoài (thanh toán mỗi năm một lần theo quy định cụ thể tại hợp đồng lao động) thì không tính vào thu nhập chịu thuế TNCN.
Trường hợp chi từ lần 2 trở đi trong 1 năm thì phải tính vào thu nhập chịu thuế TNCN.

6/ Đối với khoản thu nhập tiền thuê nhà do Công ty chi trả cho cá nhân người nước ngoài trong thời gian làm việc tại Việt Nam tính vào thu nhập chịu thuế theo số thực tế chi trả hộ tiền thuê nhà nhưng không vượt quá 15% tổng thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công của cá nhân này (chưa bao gồm tiền thuê nhà).

——————————————————————————–
Căn cứ theo điều 26 Thông tư 111/2013/TT-BTC

e.1) Trường hợp cá nhân cư trú có thu nhập phát sinh tại nước ngoài đã tính và nộp thuế thu nhập cá nhân theo quy định của nước ngoài thì được trừ số thuế đã nộp ở nước ngoài.
-> Số thuế được trừ không vượt quá số thuế phải nộp tính theo biểu thuế của Việt Nam tính phân bổ cho phần thu nhập phát sinh tại nước ngoài. Tỷ lệ phân bổ được xác định bằng tỷ lệ giữa số thu nhập phát sinh tại nước ngoài và tổng thu nhập chịu thuế.

e.2) Cá nhân cư trú có thu nhập từ kinh doanh, thu nhập từ tiền lương, tiền công trong trường hợp số ngày có mặt tại Việt Nam tính trong năm dương lịch đầu tiên là dưới 183 ngày, nhưng tính trong 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam là từ 183 ngày trở lên.
– Năm tính thuế thứ nhất: khai và nộp hồ sơ quyết toán thuế chậm nhất là ngày thứ 90 kể từ ngày tính đủ 12 tháng liên tục.
   – Từ năm tính thuế thứ hai: khai và nộp hồ sơ quyết toán thuế chậm nhất là ngày thứ 90 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch.
-> Số thuế còn phải nộp trong năm tính thuế thứ 2 được xác định như sau:

Số thuế còn phải nộp năm tính thuế thứ 2 = Số thuế phải nộp của năm tính thuế thứ 2 Số thuế tính trùng được trừ

Trong đó:

Số thuế phải nộp của năm tính thuế thứ 2 = Thu nhập tính thuế của năm tính thuế thứ 2 x Thuế suất thuế thu nhập cá nhân theo Biểu lũy tiến từng phần
Số thuế tính trùng được trừ = Số thuế phải nộp trong năm tính thuế thứ nhất x Số tháng tính trùng
12

Ví dụ: Ông S là người nước ngoài lần đầu tiên tới Việt Nam làm việc theo hợp đồng có thời hạn từ ngày 01/6/2018 đến 31/5/2020.
– Năm 2018, ông S có mặt tại Việt Nam 80 ngày và phát sinh thu nhập từ tiền lương, tiền công là 134 triệu đồng.
– Năm 2019, ông S có mặt tại Việt Nam trong thời gian từ 01/01/2019 đến hết ngày 31/5/2019 là 110 ngày và phát sinh thu nhập từ tiền lương, tiền công là 106 triệu đồng;
– Từ ngày 01/6/2019 đến 31/12/2019, ông S có mặt tại Việt Nam là 105 ngày và phát sinh thu nhập từ tiền lương, tiền công là 122 triệu đồng.
– Ông S không đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc và không phát sinh các khoản đóng góp bảo hiểm, từ thiện, nhân đạo, khuyến học.

Số thuế thu nhập cá nhân của Ông S phải nộp được xác định như sau:

+ Nếu tính theo năm 2018, Ông S là cá nhân không cư trú, nhưng tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày 01/6/2018 đến hết ngày 31/5/2019, tổng thời gian ông S có mặt tại Việt Nam là 190 ngày (80 ngày + 110 ngày). Vì vậy, ông S là cá nhân cư trú tại Việt Nam.

Năm tính thuế thứ nhất (từ ngày 01/6/2018 đến ngày 31/5/2019):
– Tổng thu nhập chịu thuế trong năm tính thuế thứ nhất:

= 134 triệu đồng + 106 triệu đồng = 240 triệu đồng

– Giảm trừ gia cảnh: = 9 triệu đồng x 12 = 108 triệu đồng
– Thu nhập tính thuế: = 240 triệu đồng – 108 triệu đồng = 132 triệu đồng
– Thuế thu nhập cá nhân phải nộp năm tính thuế thứ nhất:

= 60 triệu đồng × 5% + (120 triệu đồng – 60triệu đồng) × 10% + (132 triệu đồng – 120 triệu đồng) × 15% = 10,8  triệu đồng

+ Năm tính thuế thứ hai (từ 01/01/2019 đến hết ngày 31/12/2019): Ông S có mặt tại Việt Nam 215ngày (110 ngày + 105 ngày) là cá nhân cư trú tại Việt Nam.
– Thu nhập chịu thuế phát sinh trong năm 2019:

= 106 triệu đồng + 122 triệu đồng = 228 triệu đồng

– Giảm trừ gia cảnh : = 9 triệu đồng x 12 = 108 triệu đồng
– Thu nhập tính thuế năm 2019:

 = 228 triệu đồng – 108 triệu đồng = 120 triệu đồng

– Thuế thu nhập cá nhân phải nộp  năm 2019:

= (60 triệu đồng × 5%) + (120 triệu đồng – 60 triệu đồng) × 10% = 9 triệu đồng

+ Quyết toán thuế năm 2019 có 5 tháng tính trùng với quyết toán thuế năm thứ nhất (từ tháng 01/2019 đến tháng 05/2019)
– Số thuế tính trùng được trừ :

= (10,8 triệu đồng/12 tháng) x 5 tháng = 4,5 triệu đồng.

– Thuế thu nhập cá nhân còn phải nộp năm 2015 là :

= 9 triệu đồng –  4,5 triệu đồng = 4,5 triệu đồng
—————————————————————————–
Lưu ý:
Mức giảm trừ gia cảnh mới năm 2020 áp dụng cho cá nhân cư trú như sau:

Từ ngày 1/7/2020 sẽ áp dụng mức giảm trừ gia cảnh mới như sau:
– Mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 11 triệu đồng/tháng (132 triệu đồng/năm);
– Mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng.

Cụ thể: Khi kê khai thuế và tạm nộp thuế TNCN từ tháng 7/2020 (Nếu DN kê khai theo tháng) và từ quý 3/2020 (Nếu DN kê khai theo quý) => Sẽ áp dụng mức giảm trừ mới như trên.

=> Nhưng đến khi Quyết toán thuế cuối năm 2020 thì được xác định lại số thuế TNCN phải nộp theo mức giảm trừ mới.

———————————————————————————

e.3) Cá nhân cư trú là người nước ngoài kết thúc hợp đồng làm việc tại Việt Nam thực hiện quyết toán thuế với cơ quan thuế trước khi xuất cảnh.

 —————————————————————————————————
Ủy quyền quyết toán thuế TNCN:

Nguyên tắc ủy quyền quyết toán thuế được áp dụng chung, không phân biệt là lao động Việt Nam hay nước ngoài. Cụ thể:
– Nếu có thu nhập duy nhất tại nơi làm việc thì có thể ủy quyền cho công ty quyết toán thay. Giấy ủy quyền lập theo Mẫu số 02/UQ-QTT-TNCN ban hành kèm theo Thông tư số 92/2015/TT-BTC
– Nếu có thu nhập từ hai nơi trở lên thì phải tự mình quyết toán. Tuy nhiên, mọi người có thể lập Giấy ủy quyền theo pháp luật dân sự để công ty nhận ủy quyền quyết toán thay, thay vì lập theo Mẫu số 02/UQ-QTT-TNCN kể trên.

(Công văn số 3438/TCT-TNCN ngày 2/8/2017)
Bài viết có ích cho bạn?
Banner-post-thu-vien-calico_960x300
Bài viết có ích cho bạn?

NGHIỆP VỤ CALICO