Thuế thu nhập doanh nghiệp(TNDN) tóm lược trong 12 vấn đề

18/07/2019 11348 lượt xem    

Thuế thu nhập doanh nghiệp(TNDN) tóm lược trong 12 vấn đề

Bài viết cung cấp thông tin tóm lược dựa trên những văn bản pháp luật về thuế; văn bản hợp nhất, nghị định; thông tư và thông lệ về thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành. Việc áp dụng các quy định có thể thay đổi tùy thuộc vào từng trường hợp và từng giao dịch. Do đó xin quý vị vui lòng liên hệ với Hãng kiểm toán Calico để được tư vấn cụ thể.

1. Người nộp thuế

Người nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế (sau đây gọi là doanh nghiệp), bao gồm 5 nhóm.

Tổ chức nước ngoài sản xuất kinh doanh tại Việt Nam không theo Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính, nếu có hoạt động chuyển nhượng vốn thì thực hiện nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.

2. Thu nhập chịu thuế:

  • Thu nhập chịu thuế bao gồm thu nhập từ sản xuất; kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và thu nhập khác
  • Thu nhập khác bao gồm:
  • Thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng quyền góp vốn.
  • Thu nhập từ chuyển nhượng dự án đầu tư, bất động sản, quyền thăm dò, khai thác khoáng sản.
  • Thu nhập từ quyền sử dụng, quyền sở hữu tài sản kể cả quyền sở hữu trí tuệ.
  • Thu nhập từ lãi tiền gửi, lãi cho vay vốn, bán ngoại tệ.
  • Các khoản trích trước vào chi phí nhưng không sử dụng sử dụng không hết theo kỳ hạn trích lập.
  • Khoản nợ khó đòi đã xóa nay đòi được.
  • Khoản nợ phải trả không xác định được chủ nợ.
  • Khoản thu nhập từ kinh doanh các năm khac bị bỏ sót phát hiện ra.
  • Chênh lệch giữa thu về tiền phạt, tiền bồi thường do vi phạm hợp đồng kinh tế, thưởng hợp đồng.
  • Khoản tài trợ băng tiền hoặc hiện vật nhận được.
  • Chênh lệch do đánh giá lại tài sản.
  • Thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam của các doanh nghiệp nước ngoài.

Chú ý: Các khoản thu nhập chịu thuế nêu trên không bao gồm thu nhập từ dịch vụ ngoài lãnh thổ Việt Nam như sửa chữa phương tiện vận tải; máy móc; viễn thông quốc tế cho bên nước ngoài…

  •  Khoản thu nhập lãi, lỗ từ dự án đầu tư tại nước ngoài không được trừ vào số lỗ, lãi phát sinh trong nước khi thuế TNDN.

3. Thu nhập được miễn thuế:

  • Thu nhập từ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, sản xuất muối của hợp tác xã; thu nhập của hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp ở địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hoặc ở địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn;
  • Thu nhập của doanh nghiệp từ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản ở địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn;
  • Thu nhập từ hoạt động đánh bắt hải sản;
  • Thu nhập từ việc thực hiện dịch vụ kỹ thuật trực tiếp phục vụ nông nghiệp.
  • Thu nhập từ việc thực hiện hợp đồng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ:
  • Miễn thuế trong thời gian thực hiện hợp đồng; tối đa không quá 3 năm từ thời điểm có doanh thu.
  • Thu nhập từ việc bán sản phẩm làm ra từ công nghệ lần đầu tiên từ khi có doanh thu được miễn thuế không quá 5 năm.
  • Thu nhập từ bán sản phẩm thử nghiệm trong thời gian sản xuất thử nghiệm.
  • Thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp có từ 30% số lao động bình quân trong năm trở lên là người khuyết tật, người sau cai nghiện…(có số lao động bình quân trong năm từ 20 người trở lên, không bao gồm DN hoạt động trong lĩnh vực TC, BĐS)
  • Thu nhập từ hoạt động dạy nghề dành riêng cho người dân tộc thiểu số; người tàn tật; trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; đối tượng tệ nạn xã hội.
  • Thu nhập được chia từ hoạt động góp vốn, liên doanh, liên kết với doanh nghiệp trong nước, sau khi đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của Luật này.
  • Khoản tài trợ nhận được để sử dụng cho hoạt động giáo dục; nghiên cứu khoa học; văn hóa, nghệ thuật; từ thiện, nhân đạo và hoạt động xã hội khác tại Việt Nam.

4. Kỳ và căn cứ tính thuế

  • Kỳ tính thuế:
  • Kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp được xác định theo năm dương lịch hoặc năm tài chính, trừ trường hợp thu nhập phát sinh từng lần với doanh nghiệp nước ngoài.
  • Kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp theo từng lần phát sinh thu nhập áp dụng đối với doanh nghiệp nước ngoài.
  • Căn cứ tính thuế:

Căn cứ tính thuế là thu nhập tính thuế và thuế suất.

5. Xác định thu nhập tính thuế

  • Thu nhập tính thuế trong kỳ tính thuế được xác định bằng thu nhập chịu thuế trừ thu nhập được miễn thuế và các khoản lỗ được kết chuyển từ các năm trước.
  • Thu nhập chịu thuế bằng doanh thu trừ các khoản chi được trừ của hoạt động sản xuất, kinh doanh cộng thu nhập khác, kể cả thu nhập nhận được ở ngoài Việt Nam.
  • Thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản; chuyển nhượng dự án đầu tư; chuyển nhượng quyền tham gia dự án đầu tư; chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản phải xác định riêng để kê khai nộp thuế. Thu nhập từ chuyển nhượng dự án đầu tư (trừ dự án thăm dò, khai thác khoáng sản). Thu nhập từ chuyển nhượng quyền tham gia dự án đầu tư (trừ chuyển nhượng quyền tham gia dự án thăm dò, khai thác khoáng sản), thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản nếu lỗ thì số lỗ này được bù trừ với lãi của hoạt động sản xuất, kinh doanh trong kỳ tính thuế

6. Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế:

  • Doanh thu tính thu nhập chịu thuế là toàn bộ tiền hàng, tiền gia công, tiền cung ứng dịch vụ không phân biệt thu tiền hay chưa.
  • DN kê khai, nộp thuế theo PP khấu trừ thì DT tính thuế TNDN là DT không thuế GTGT.
  • DN kê khai, nộp thuế theo PP trực tiếp thì DT tính thuế TNDN là DT có thuế GTGT.
  • Doanh thu tính thuế trong một số TH xác định:
  • Doanh nghiệp hoạt động kinh doanh dịch vụ mà khách hàng trả tiền trước cho nhiều năm thì DT để tính thu nhập chịu thuế được phân bổ cho số năm tả trước hoặc xác định theo doanh thu.
  • Hàng hóa, dịch vụ bán theo phương thức trả chậm, trả góp là tiền bán hàng hóa, dịch vụ trả tiền 1 lần, không bao gồm tiền lãi.
  • Hàng hóa, dịch vụ dùng để trao đổi được xác định theo giá bán trên thị trường.
  • Đối với hàng hóa bán đúng giá nhận hoa hồng:

– DN giao hàng cho các đại lý, kí gửi là tổng số tiền bán hàng.

– DN nhận làm đại lý, ký gửi bán đúng giá theo quy định của DN đại lý, ký gửi là tiền hoa hồng được hưởng theo hợp đồng đại lý, ký gửi hàng hóa.

  • Hoạt động kinh doanh trò chơi có thưởng (casino, kinh doanh đặt cược…) là số tiền thu từ hoạt động này bao gồm cả thuế tiêu thụ đặc biệt trừ số tiền đã trả thưởng cho khách.
  • Thời điểm xác định DT tính thuế là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ hoặc lập hóa đơn.

7. Các khoản chi được trừ và chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế

       7.1. Các khoản chi phí được trừ:

Doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng các điều kiện:

  • Khoản chi thực tế liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh:
  • Thực hiện giáo dục quốc phòng và an ninh, huấn luyện; hoạt động dân quân tự vự; khoản chi hỗ trợ hoạt động của đảng, tổ chức chính trị.
  • Khoản chi cho hoạt động giáo dục và đào tạo nghề cho người lao động.
  • Khoản chi cho việc phòng, chống HIV/ AIDS nơi làm việc của doanh nghiệp.
  • Khoản chi có tính chất phúc lợi trực tiếp cho người lao động mà doanh nghiệp có hóa đơn, chứng từ.
  • Khoản chi có đầy đủ hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật với trường hợp:
  • Mua hàng hóa là nông, lâm, thủy sản của người sản xuất, đánh bắt trực tiếp bán ra.
  • Mua sản phẩm thủ công làm bằng đay, cói, tre, nứa….
  • Nguyên liệu tận dụng từ sản phẩm nông nghiệp của người sản xuất thủ công trực tiếp bán ra
  • Mua đất, cát, sỏi của cá nhân, hộ gia đình trực tiếp khai thác bán ra.
  • Hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.
  • Mua hàng hóa dịch vụ có hóa đơn in trực tiếp từ máy tính tiền (trên 20trđ và dưới 20trđ)
  • Chi phí quảng bá sản phẩm bảo vệ môi trường, hoạt động thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ, chi phí sản xuất phim, chương trình truyền hình và phóng sự về bảo vệ môi trường
  • Chi cho các hoạt động giáo dục nghề.
  • Chi phí lãi vay góp vốn vào đơn vị khác.

          7.2. 37 khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế 

  • Phần chi phí quản lý kinh doanh do DN nước ngoài phân bổ cho cơ sở Việt Nam vượt mức theo CT:
Chi phí quản lý kinh doanh, do công ty ở nước ngoài phân bổ cho cơ sở thường trú tại Việt Nam trong kỳ tính thuế = Doanh thu tính thuế của cơ sở thường trú tại Việt Nam trong kỳ tính thuế x Tổng số chi phí quản lý kinh doanh của công ty ở nước ngoài trong kỳ tính thuế
Tổng doanh thu của công ty ở nước ngoài, bao gồm cả doanh thu của các cơ sở thường trú ở các nước khác trong kỳ tính thuế
  • Phần chi vượt mức theo quy định của pháp luật về trích lập dự phòng.
  • Phần trích khấu hao không đúng theo quy định pháp luật.
  • Ô tô 9 chỗ trở xuống (trừ kinh doanh vận tải, du lịch…) ứng với phần nguyên giá trên 1,6 tỷ
  • Ô tô làm mẫu và lái thử trong kinh doanh ô tô ứng với phần nguyên giá trên 1,6 tỷ.
  • Khấu hao các TSCĐ không sử dụng cho mục đích sản xuất kinh doanh.
  • Các phần trích trước vào chi phí không đúng với quy định.
  • Chi trả lãi tiền vay tương ứng với phần vốn điều lệ còn thiếu, lãi tiền vay trong quá trình đầu tư, lãi vay để triển khai thực hiện các hợp đồng tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí.
  • Phần chi phí được phép thu hồi vượt quá tỷ lệ quy định tại hợp đồng đầu khí (chi phí vượt 35% không được tính vào phần chi phí được trừ)
  • Thuế GTGT đầu vào đã được khấu trừ.
  • Các khoản chi không tương ứng với doanh thu tính thuế.
  • Chênh lệch tỷ giá hổi đoái do đánh giá lại các khoản nợ phải trả trong khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (khoản nợ phải thu do chênh lệch tỷ giá hối đoái được tính vào chi phí được trừ).
  • Tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp, chủ công ty TNHH 1 thành viên, thù lao cho người sáng lập nhưng không tham gia hoạt động quản lý công ty; Tiền lương, tiền công chi trả cho người lao động nhưng thực tế không chi trả hoặc không có hóa đơn, chứng từ.
  • Phần chi trang phục bằng hiện vật cho người lao động không có hóa đơn, chứng từ. Phần chi cho người lao động vượt quá 5 triệu đồng/1 người/ 1 năm.
  • Khoản tài trợ (trừ khoản tài trợ cho giáo dục, y tế, nghiên cứu khoa học, ….) không đúng đối tượng, không hóa đơn chứng từ
  • Phần chi vượt mức 03 triệu đồng/tháng/người để trích nộp quỹ hưu trí tự nguyện, bảo hiểm hưu trí tự nguyện.
  • Phần vượt mức BHXH, BHYT để trích nộp cho quỹ an sinh xã hội, quỹ BHYT, quỹ BHTN cho người lao động.
  • Các khoản chi của hoạt động kinh doanh: Ngân hàng, bảo hiểm, xổ số, ….
  • Tiền chậm nộp thuế.
  • Khoản chi liên quan trực tiếp đến phát hành cổ phiếu (trừ phần cổ phiếu thuộc loại nợ phải trả) và cổ tức của cổ phiếu (trừ loại thuộc nợ phải trả), các khoản liên quan trực tiếp đến việc tăng, giảm vốn CSH.
  • Chi thưởng sáng kiến, cải tiến trong trường hợp không có hội đồng nghiệm thu.

8. Thuế suất thuế TNDN

  • Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 20%;
  • Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí và tài nguyên quý hiếm khác từ 32% đến 50% phù hợp với từng dự án, từng cơ sở kinh doanh.
  • Đối với hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí sẽ căn cứ vào vị trí và điều kiện khai thác.
  • Đối với mỏ tài nguyên bạch kim, vàng, thiếc, wonfram, antimoan, đá quý, đất hiếm áp dụng thuế suất là 50%.
  • TH các mỏ có từ 70% diện tích được giao trở lên ở địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn áp dụng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 40%.

9. Phương pháp tính thuế TNDN:

  • Số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong kỳ tính thuế bằng thu nhập tính thuế nhân (x) với thuế suất; trường hợp doanh nghiệp đã nộp thuế thu nhập đối với thu nhập phát sinh ở nước ngoài thì được trừ số thuế thu nhập đã nộp, nhưng tối đa không quá số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.
  • Đối với doanh nghiệp quy định tại Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp được tính theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ tại Việt Nam, cụ thể như sau:

– Dịch vụ: 5%, riêng dịch vụ quản lý nhà hàng, khách sạn, casino: 10%; trường hợp cung ứng dịch vụ có gắn với hàng hóa thì hàng hóa được tính theo tỷ lệ 1%; trường hợp không tách riêng được giá trị hàng hóa với giá trị dịch vụ là 2%;

– Cung cấp và phân phối hàng hóa tại Việt Nam theo hình thức xuất nhập khẩu tại chỗ hoặc theo các điều khoản thương mại quốc tế (Incoterms) là 1%;

– Tiền bản quyền là 10%;

– Thuê tàu bay (kể cả thuê động cơ, phụ tùng tàu bay), tàu biển là 2%;

– Thuê giàn khoan; máy móc; thiết bị, phương tiện vận tải (trừ quy định tại Điểm d Khoản này) là 5%;

– Lãi tiền vay là 5%;

– Chuyển nhượng chứng khoán, tái bảo hiểm ra nước ngoài là 0,1%;

– Dịch vụ tài chính phái sinh là 2%;

  • Thuế TNDN phải nộp:
Thuế TNDN phải nộp = ( Thu nhập tính thuế Phần trích lập quỹ KH&CN (nếu có) ) x Thuế suất thuế TNDN

 Thu nhập tính thuế trong kỳ tính thuế được xác định:

Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế Thu nhập được miễn thuế + Các khoản lỗ được kết chuyển theo quy định

Thu nhập chịu thuế trong kỳ được xác định:

Thu nhập chịu thuế = Doanh thu Chi phí được trừ + Các khoản thu nhập khác

Doanh nghiệp có nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh thì thi nhập chịu thuế thì doanh thu là tổng tất cả hoạt động sản xuất kinh doanh.

10. Xác định lãi – lỗ và chuyển lỗ:

    • Xác định lãi- lỗ:
  • Việc xác định lãi lỗ được dựa trên thu nhập tính thuế; chưa bao gồm các khoản lỗ được kết chuyển từ năm trước sang
  • Lỗ phát sinh trong kỳ tính thuế là chênh lệch âm về thu nhập tính thuế chưa bao gồm các khoản lỗ được kết chuyển từ năm trước chuyển sang
    • Nguyên tắc chuyển lỗ:
  • Chỉ chuyển lỗ khi xác định được kết quả kinh doanh trong kỹ là lãi.
  • Số lỗ được chuyển phải toàn bộ và liên tục. Nhưng không được lớn hơn số lãi
  • Thời gian chuyển lỗ tính liên tục không quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ.

Doanh nghiệp chuyển lỗ giữa các quý và và chuyển lỗ gữa các năm

11. Kê khai và nộp thuế TNDN:

11.1 Nơi nộp thuế:

  • Doanh nghiệp nộp thuế tại địa phương đóng trụ sở chính. TH DN có cơ sở sản xuất phụ thuộc ở địa bàn tỉnh, thành phố khác với địa phương nơi đóng trụ sở chính thì nộp ở nơi có trụ sở chính và cơ sở sản xuất.
Số thuế TNDN phải nộp ở cs hạch toán phụ thuộc = Số thuế TNDN phải nộp x  Tỷ lệ giữa chi phí phát sinh tại cơ sở sản xuất hạch toán phụ thuộc với tổng chi phí của doanh nghiệp.

Không áp dụng với công trình, hạng mục công tình hay cơ sở xây dựng hạch toán phụ thuộc.

  • Đơn vị hạch toán phụ thuộc các doanh nghiệp hạch toán toàn ngành có thu nhập ngoài hoạt động kinh doanh chính thì nộp thuế tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có hoạt động kinh doanh đó.

11.2 Kê khai thuế TNDN:

 Khai thuế TNDN tạm tính theo quý:

  • Tờ khai thuế TNDN tạm tính theo quý mẫu 01A/TNDN.
  • NNT không kê khai đươc chi phí thực tế phát sinh thì áp dụng Tờ khai thuế TNDN tạm tính theo quý mẫu 01B/TNDN.
  • Nếu kết quả kiểm tra của thanh tra và tỷ lệ TNDN trên kết quả khác nhau thì áp dụng theo kết quả của thanh tra.
  • DN chỉ được áp dụng 1 trong 2 hình thức kê khai thuế TNDN tạm tính theo quý mẫu 01A/TNDN, 01B/TNDN. Nếu DN mới thành lập hoặc năm trước lỗ thì kê khai theo mẫu 01A/TNDN.

Khai quyết toán thuế TNDN:

  • Khai quyết toán theo năm và khai quyết toán theo quyết định về chia tách, sáp nhập , chuyển đổi sở hữu,…
  • Hồ sơ bao gồm:
  • Tờ khai theo mẫu 03/TNDN.
  • Báo cáo tài chính năm hoặc BCTC đến thời điểm quyết định về chia tách, sáp nhập , chuyển đổi sở hữu,…
  • Phụ lục kèm theo
  • Hồ sơ đính kèm khi kê khai, nộp thuế của DN Việt Nam đầu tư ra nước ngoài với khoản thu nhập tại nước ngoài bao gồm:
  • Bản chụp Tờ khai thuế thu nhập ở ước ngoài có xác nhận của người nộp thuế.
  • Bản chụp chứng từ nộp thuế ở nước ngoài có xác nhận của người nộp thuế hoặc bản gốc của cơ quan thuế nước ngoài

Khai thuế với hoạt động chuyển nhượng bất động sản:

  • Kê khai tại nơi đóng trụ sở chính hoặc nơi phát sinh hoạt động chuyển nhượng bất động sản.
  • Hồ sơ là Tờ khai thuế TNCN từ chuyển nhượng bất động sản mẫu 02/TNDN. TH doanh nghiệp có nhiều hợp đồng chuyển nhượng BĐS thì làm theo mẫu 02-1/TNDN.

Khai thuế TNDN quý tính theo tỷ lệ % trên doanh thu hàng hóa, dịch vụ:

  • Áp dụng đối với đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị; tổ chức chính tị xã hội và tổ chức xã hội nghề nghiệp.
  • Khai theo Tờ khai mẫu 04/TNDN
  • TH các đơn vị phát sinh thường xuyên hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế TNDN thì kê khai hàng quý và không thực hiện quyết toán thuế TNDN hàng năm.
  • TH các đơn vị không phát sinh thường xuyên hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế TNDN thì thực hiện kê khai theo từng lần phát sinh.

12. Ưu đãi thuế TNDN:

12.1 Thuế suất ưu đãi:

Thuế ưu đãi 10% trong thời gian 15 năm áp dụng đối với:

  • Thu nhập của doanh nghiệp tại địa bàn đầu tư mới có điều kiện kinh tế- xã hội đặc biệt khó khăn.
  • Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới ở lĩnh vực: Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, ứng dụng công nghệ cao, sản xuất sản phẩm phần mềm…
  • Thu nhập của doanh nghiệp từ dự án đầu tư bảo vệ môi trường: sản xuất thiết bị xử lý ô nhiễm môi trường, thiết bị quan trắc và phân tích môi trường…
  • Doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
  • Thu nhập của doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư mới đáp ứng; trừ mặt hàng chịu thuế TTĐB, dự án khai thác khoáng sản;
  • Dự án đầu tư có quy mô vốn đầu tư tối thiểu 6 nghìn tỷ; giải ngân không quá 3 năm; tổng doanh thu đạt tối thiểu 10 nghìn tỷ/ năm chậm nhất sau 3 năm kể từ năm có doanh thu.
  • Dự án đầu tư có quy mô vốn đầu tư tối thiểu 6 nghìn tỷ; giải ngân không quá 3 năm; sử dụng thường xuyên trên 3.000 lao động chậm nhất sau 3 năm kể từ năm có doanh thu.
  • Thực hiện dự án đầu tư trong lĩnh vực sản xuất có quy mô đầu tư vốn tối thiểu 12.000 tỷ đồng (trừ mặt hàng chịu thuế TTĐB, dự án khai thác khoáng sản), thực hiện giải ngân nguồn vốn không quá 5 năm kể từ ngày được cấp phép đầu tư.
  • TNDN từ dự án đầu tư mới sản xuất sản phẩm công nghệ hỗ trợ ưu tiên phát triển.

Áp dụng thuế suất 10%:

  • Thu nhập của doanh nghiệp từ hoạt động xã hội; lĩnh vực giáo dục y tế, văn hóa, thể thao…
  • Thu nhập từ hoạt động xuất bản.
  • Thu nhập từ hoạt động báo in.
  • Thu nhập từ dự án đầu tư – kinh doanh nhà ở để bán, cho thuê.
  • Thu nhập từ hoạt đồng trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng.
  • Thu nhập từ trồng trọt, chăn nuôi, chế biến nông sản, thủy sản ở vùng kinh tế khó khăn.
  • Phần thu nhập của hợp tác xã. Trừ TH hợp tác xã đáp ứng tỷ lệ về cung ứng sản phẩm, dịch vụ cho các cá nhân là thành viên, hộ gia đình… có hoạt động sản xuất kinh doanh thì được miễn thuế.

Từ ngày 01/01/2016 thuế suất 20% trong thời gian 10 năm được hưởng thuế suất 17%:

  • Thu nhập từ dự án kinh doanh tại địa bàn kinh tế – xã hội khó khăn (15% đối với doanh nghiệp trồng trọt, chăn nuôi, chế biến trong lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản không thuộc dịa bàn khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn).
  • Thu nhập từ thực hiện dự án đầu tư mới: sản xuất thép cao cấp; sản phẩm tiết kiệm năng lượng, thiết bị tưới tiêu; thiết bị phục sản xuất, phát triển nghành nghề truyền thống.

 Từ ngày 01/01/2016 thuế suất 20% đối với quỹ tín dụng nhân dân và tổ chức tài chính vi mô được hưởng thuế suất 17%.

Dự án có quy mô lớn và công nghệ cao hoặc mới cần đặc biệt thu hút đầu tư thì thời gian ưu đãi thuế có thể kéo dài nhưng thời gian áp dụng thuê 10% không quá 30 năm.

Dự án được kéo dài thời gian ưu đãi nhưng không quá 15 năm nếu đáp ứng:

  • Sản phẩm có khả năng cạnh tranh toàn cầu, đạt doanh thu từ 20.000 tỷ đồng/ năm.
  • Sử dụng thường xuyên 6.000 lao động.
  • Dự án thuộc lĩnh vực hạ tầng kinh tế kỹ thuật: Phát triển nhà máy nước; nhà máy điện, cảng hàng không; sân bay, năng lượng sạch…

 Thời gian áp dụng thuế suất ưu đãi với một số trường hợp:

  • Đối với các dự án môi trường:
  • Sáng chế bảo vệ môi trường là thời gian tính từ năm được cấp Bằng độc quyền sáng chế hoặc Bằng độc quyền giải pháp hữu ích.
  • Sản phẩm thân thiện với môi trường thì thời gian áp dụng thuế suất ưu đãi tính từ năm Bộ Tài nguyên và Môi trường gắn Nhãn xanh Việt Nam.
  • Sản phẩm từ hoạt động tái chế, xử lý chất thải tính từ năm được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chứng nhận sản phẩm được sản xuất từ hoạt động tái chế, xử lý chất thải.

12.2 Miễn giảm thuế:

 Miễn thuế 4 năm, giảm 50% thuế trong 9 năm tiếp theo:

  • Thu nhập từ dự án đầu tư mới ở địa bàn KT- XH khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn.
  • TNDN từ dự án đầu tư mới sản xuất sản phẩm công nghệ hỗ trợ ưu tiên phát triển.

 Miễn thuế 4 năm, giảm 50% trong 5 năm tiếp theo:

Thu nhập từ dự án đầu tư trong lĩnh vực xã hội hóa.

 Miễn thuế 2 năm, giảm 50% tỏng 4 năm tiếp theo:

Thu nhập từ dự án mới từ khu công nghiệp; trừ khu công nghiệp có địa bàn kinh tế- xã hội thuận lợi.

Thời gian miễn, giảm thuế được tính liên tục từ năm đầu tiên của thu nhập chịu thuế từ dự án đầu tư mới được hưởng ưu đãi thuế.

Doanh nghiệp đang hưởng ưu đãi thuế nếu muốn mở rộng quy mô sản xuất; nâng cao công suất, đổi mới công nghệ phải đáp ứng:

  • Nguyên giá TSCĐ tăng thêm khi dự án hoàn thành đi vào hoạt động tối thiểu 20 tỷ đồng với DN hưởng ưu đãi thuế; hoặc 10 tỷ đồng với dự án tại địa bàn khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn.
  • Tỷ trọng nguyên giá TSCĐ tăng thêm tối thiểu 20% so với tổng nguyên gái TSCĐ trước đầu tư.
  • Công suất thiết kế tăng tối thiểu 20% so với côg suất thiết kế tước đầu tư.

TH doanh nghiệp không có thu nhập chịu thuế trong 3 năm đầu; kể từ năm đầu tiên có doanh thu từ dự án mở rộng thì thời gian miễn giảm thuế tính từ năm thứ 4.

Ưu đãi thuế này không áp dụng đối với dự án mở rộng do nhận sáp nhập; mua lại hoặc dự án đang hoạt động.

Giảm thuế với các TH khác:

  • DN sản xuất, xây dựng, vận tải có 10 đến 100 lao động nữ( lao động nữ chiếm 50% lao động thường xuyên và trên 100 lao động nữ là 30% lao động thường xuyên) giảm thuế TNDN bằng số chi thêm cho lao động nữ:
  • Chi đào tạo lại nghề.
  • Tiền lương và phụ cấp.
  • Chi phí khám sức khỏe trong năm.
  • Chi phí bồi dưỡng sau sinh.
  • Lương, phụ cấp trả cho lao động nữ nghỉ sau khi sinh con; cho con bú theo chế độ nhưng vẫn làm.
  • Doanh nghiệp sử dụng người lao động là người dân tộc thiểu số; giảm bằng số chi thuế cho lao động thiểu số.
  • Chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực ưu tiên giao cho các cá nhân; tổ chức ở địa bàn có điều kiện kinh tế- xã hội khó khăn được giảm 50% số thuế TNDN trên phần thu nhập từ chuyển giao.
  • Số thuế TNDN Việt Nam đầu tư ra nước ngoài được miễn giảm với phần lợi nhuận được hưởng từ dự án đầu tư ở nước ngoài theo pháp luật của nước DN đầu tư cũng được trừ khi xác định thuế TNDN phải nộp tại VN.
  • Doanh nghiệp thực hiện xã hội hóa trong lĩnh môi trường được áp dụng thuế suất ưu đãi 10% trong suốt thời gian hoạt động đối với phân thu nhập từ xã hội hóa.

Chúc các bạn thành công!

Tìm hiểu thêm về kế toán, kiểm toán, thuế tại calico.vn hoặc kiemtoancalico.com..

 

 

 

 

5/5 - (1 bình chọn)
Banner-post-thu-vien-calico_960x300
5/5 - (1 bình chọn)

NGHIỆP VỤ CALICO