Vé cước phí đường bộ có được coi là hóa đơn không?

19/01/2018 749 lượt xem    

Mục lục bài viết

Tình huống đặt ra là liệu Vé cước phí đường bộ có được coi là hóa đơn không? Bài viết sau sẽ hướng dẫn các bạn về một số quy định về thuế giá trị gia tăng nhằm giải đáp thắc mắc trên theo hướng dẫn tại Công văn số 2784/TCT-CS ngày 26 tháng 06 năm 2017, cụ thể như sau: 

– Tại Điều 3 Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ như sau:

“Điều 3. Loại và hình thức hóa đơn

  1. Các loại hóa đơn:

c) Hóa đơn khác gồm: tem; vé; thẻ; phiếu thu tiền bảo hiểm…

…”

– Tại điểm 2.b Khoản 6 Điều 1 Luật số 31/2013/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế GTGT ngày 19/6/2013 quy định điều kiện khấu trừ thuế GTGT đầu vào như sau:

“2. Điều kiện khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào được quy định như sau:

b) Có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào, trừ hàng hóa, dịch vụ mua từng lần có giá trị dưới hai mươi triệu đồng;”

– Tại khoản 2.b Điều 9 Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định về điều kiện khấu trừ thuế GTGT đầu vào như sau:

“2. Điều kiện khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào:

b) Có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào, trừ trường hợp tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào từng lần có giá trị dưới 20 triệu đồng.

Trường hợp mua hàng hóa, dịch vụ của một nhà cung cấp có giá trị dưới 20 triệu đồng, nhưng mua nhiều lần trong cùng ngày có tổng giá trị từ 20 triệu đồng trở lên thì chỉ được khấu trừ thuế đối với trường hợp có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.”

– Tại khoản 2, khoản 5 Điều 15 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính (đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014 và Thông tư số151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014 và Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/2/2015 của Bộ Tài chính) hướng dẫn về điều kiện khấu trừ thuế GTGT đầu vào như sau:

“2. Có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào (bao gồm cả hàng hóa nhập khẩu) từ hai mươi triệu đồng trở lên, trừ các trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu từng lần có giá trị dưới hai mươi triệu đồng, hàng hóa, dịch vụ mua vào từng lần theo hóa đơn dưới hai mươi triệu đồng theo giá đã có thuế GTGT và trường hợp cơ sở kinh doanh nhập khẩu hàng hóa là quà biếu, quà tặng của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài.

  1. Trường hợp mua hàng hóa, dịch vụ của một nhà cung cấp có giá trị dưới hai mươi triệu đồng nhưng mua nhiều lần trong cùng một ngày có tổng giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên thì chỉ được khấu trừ thuế đối với trường hợp có chứng từ thanh toán qua ngân hàng. Nhà cung cấp là người nộp thuế có mã số thuế, trực tiếp khai và nộp thuế GTGT.”

Tổng cục Thuế nhận được công văn số 5396/VPCP-ĐMDN ngày 25/5/2017 của Văn Phòng Chính phủ về việc chuyển kiến nghị của Công ty cổ phần Thương mại – Dịch vụ – Giao nhận vận tải và bảo trì công nghiệp Vicomex (Đ/c: Số 1475A, tổ 19, ấp An Bình, xã An Tịnh, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh)  về thuế giá trị gia tăng, về kiến nghị của Công ty cổ phần Thương mại – Dịch vụ – Giao nhận vận tải và bảo trì công nghiệp Vicomex, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:

Căn cứ hướng dẫn nêu trên, vé cước phí đường bộ được xác định là hóa đơn theo hướng dẫn tại Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính.

Chúc các bạn thành công!

Tìm hiểu thêm về kế toán, kiểm toán, thuế tại calico.vn hoặc kiemtoancalico.com

 

Bài viết có ích cho bạn?
Banner-post-thu-vien-calico_960x300
Bài viết có ích cho bạn?

NGHIỆP VỤ CALICO