Thuế TNCN cho lao động nước ngoài về triển lãm tại nước ngoài

16/01/2018 663 lượt xem    

Lao động nước ngoài về triển lãm tại nước ngoài cần tuân thủ những quy định gì về Thuế TNCN? Bài viết sau sẽ hướng dẫn các bạn về Thuế TNCN cho lao động nước ngoài về triển lãm tại nước ngoài theo hướng dẫn tại Công văn số 3868/TCT-TNCN ngày 25 tháng 08 năm 2017, cụ thể như sau:

Tại Điều 2, Điều 26 của Luật thuế Thu nhập cá nhân số 04/2007/QH12 quy định:

“Điều 2. Đối tượng nộp thuế

1. Đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân là cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 3 của Luật này phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam và cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 3 của Luật này phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam.

2. Cá nhân cư trú là người đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:

a) Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam;

b) Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam, bao gồm có nơi ở đăng ký thường trú hoặc có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo hợp đồng thuê có thời hạn.

3. Cá nhân không cư trú là người không đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này.”

“Điều 26. Thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công

1. Thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công của cá nhân không cư trú được xác định bằng thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công quy định tại khoản 2 Điều này nhân với thuế suất 20%.

2. Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công là tổng số tiền lương, tiền công mà cá nhân không cư trú nhận được do thực hiện công việc tại Việt Nam, không phân biệt nơi trả thu nhập.”

Theo khoản 1, khoản 2 Điều 16 của Hiệp định giữa Chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ liên bang Mianma về tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập có quy định:

“1. Thể theo các quy định tại Điều 17, 19, 20, 21 và 22 các khoản tiền lương, tiền công, và các khoản tiền thù lao tương tự khác do một đối tượng cư trú của một Nước ký kết thu được từ lao động làm công sẽ chỉ bị đánh thuê tại Nước đó, trừ khi công việc của đối tượng đó được thực hiện tại Nước ký kết kia. Nếu công việc làm công được thực hiện như vậy, thì khi đó số tiền thù lao này có thể bị đánh thuế tại Nước kia.”

2. Mặc dù có những quy định tại khoản 1, tiền công do một đối tượng cư trú của một Nước ký kết thu được từ lao động làm công tại Nước ký kết kia sẽ chỉ bị đánh thuế tại Nước thứ nhất nếu:

a. người nhận tiền công có mặt tại Nước kia trong một khoảng thời gian hoặc nhiều khoảng thời gian gộp lại không quá 183 ngày trong năm tài chính liên quan, và

b. chủ lao động hay đối tượng đại diện chủ lao động trả tiền công lao động không phải là đối tượng cư trú tại Nước kia, và

c. số tiền thù lao không phải phát sinh tại một cơ sở thường trú hoặc cơ sở cố định mà đối tượng chủ lao động có tại Nước kia.”

Theo khoản 1, khoản 2 Điều 15 của Hiệp định giữa Chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước cộng hòa Indonexia về tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập có quy định:

“1. Thể theo các quy định tại Điều 16, 18, 19 và 20 các khoản tiền lương, tiền công, và các khoản tiền thù lao tương tự khác do một đối tượng cư trú của một Nước ký kết thu được từ lao động làm công sẽ chỉ bị đánh thuế tại Nước đó, trừ khi công việc của đối tượng đó được thực hiện tại Nước ký kết kia. Nếu công việc làm công được thực hiện như vậy, thì khi đó số tiền thù lao này có thể bị đánh thuế tại Nước kia.

a. Mặc dù có những quy định tại khoản 1, tiền công do một đối tượng cư trú của một Nước ký kết thu được từ lao động làm công tại Nước ký kết kia sẽ chỉ bị đánh thuế tại Nước thứ nhất nếu:

b. người nhận tiền công có mặt tại Nước kia trong một khoảng thời gian hoặc nhiều khoảng thời gian gộp lại không quá 90 ngày trong bất kỳ giai đoạn 12 tháng liên tục, và

c. chủ lao động hay đối tượng đại diện chủ lao động trả tiền công lao động không phải là đối tượng cư trú tại Nước kia, và

d. số tiền công không phải phát sinh tại một cơ sở thường trú hoặc cơ sở cố định mà đối tượng chủ lao động có tại Nước kia.”

Theo Công văn số  8392/VPCP-ĐMDN ngày 10 tháng 08 năm 2017 của Văn Phòng Chính Phủ giao Bộ Tài Chính có yêu cầu Tổng cục Thuế xem xét, xử lý và trả lời về vướng mắc của Bà Nguyễn Quỳnh “Công ty TNHH MTV Dịch vụ Quảng cáo và Triển lãm Minh Vy về việc khai, nộp thuế TNCN với những cá nhân lao động là người nước ngoài để phục vụ việc tổ chức triển lãm, hội thảo của Công ty tại nước ngoài. Theo Công văn số 3868/TCT-TNCN ngày 25 tháng 08 năm 2017, cụ thể như sau:

Căn cứ các quy định và hướng dẫn nêu trên:

Trường hợp Công ty TNHH MTV Dịch vụ Quảng Cáo và Triển Lãm Minh Vy tổ chức triển lãm và hội thảo tại các nước Campuchia, Indonexia, Myanmar có ký hợp đồng theo hình thức ngắn hạn và dài hạn với người lao động tại nước sở tại (là cá nhân không cư trú tại Việt Nam) để thực hiện một số công việc như: phiên dịch, tiếp tân, quay phim, chụp hình, khảo sát thị thường … tại các nước đó thì thu nhập của cá nhân người lao động này do Công ty TNHH MTV Dịch vụ Quảng Cáo và Triển Lãm Minh Vy chi trả không thuộc đối tượng chịu thuế thu nhập cá nhân tại Việt Nam.

 

Chúc các bạn thành công!

Tìm hiểu thêm về kế toán, kiểm toán, thuế tại calico.vn hoặc kiemtoancalico.com

 

Bài viết có ích cho bạn?
Banner-post-thu-vien-calico_960x300
Bài viết có ích cho bạn?

NGHIỆP VỤ CALICO