Quy định về việc xuất hoá đơn đối với tài sản thi hành án và tài sản thế chấp

16/03/2018 1372 lượt xem    

Mục lục bài viết

Bài viết sau sẽ hướng dẫn các bạn các Quy định về việc xuất hoá đơn đối với tài sản thi hành án và tài sản thế chấp và các vướng mắc phát sinh theo hướng dẫn tại Công văn số 2589/TCT-CS ngày 26 tháng 06 năm 2015, cụ thể như sau: 

– Tại Điều 13, Thông tư sô 39/2014/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CPngày 14/5/2010 và Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17/01/2014 của Chính phủ quy định về hoá đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ quy định:

“Điều 13. Cấp hoá đơn do Cục Thuế đặt in

  1. Cơ quan thuế cấp hoá đơn cho các tổ chức không phải là doanh nghiệp, hộ vả cá nhân không kinh doanh nhưng có phát sinh hoạt động bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cần có hóa đơn để giao cho khách hàng.

Trường hợp tổ chức không phải là doanh nghiệp, hộ và cá nhân không

kinh doanh bán hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng hoặc thuộc trường hợp không phải kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng thì cơ quan thuế không cấp hoá đơn.

Riêng đối với tổ chức, cơ quan nhà nước không thuộc đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ có bán đấu giá tài sản, trường hợp giá trúng đấu giá là giá bán đã có thuế giá trị gia tăng được công bố rõ trong hồ sơ bán đấu giá do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt thì được cấp hóa đơn giá trị gia tăng để giao cho người mua.”

– Tại khoản 8a, Điều 4 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật thuế GTGT và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/2/2013 của Chính Phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật thuế GTGT quy định về đối tượng không chịu thuế GTGT như sau:

” …Bán tài sản đảm bảo tiền vay do tổ chức tín dụng hoặc do cơ quan thi hành án thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm tiền vay.”

– Điều 8 Thông tư số 151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014 sửa đổi, bổ sung thêm điểm a khoản 8 Điều 4 Thông tư số 219/2013/TT-BTC quy định:

“a) Dịch vụ cấp tín dụng gồm các hình thức:

– Chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng và các giấy tờ có giá khác;

– Bảo lãnh ngân hàng;

– Cho thuê tài chính;

– Phát hành thẻ tín dụng.

Trường hợp tổ chức tín dụng thu các loại phí liên quan đến phát hành thẻ tín dụng thì các khoản phí thu từ khách hàng thuộc quy trình dịch vụ cấp tín dụng (phí phát hành thẻ) theo quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng như phí trả nợ trước hạn, phạt chậm trả nợ, cơ cấu lại nợ, quản lý khoản vay và các khoản phí khác thuộc quy trình cấp tín dụng thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.

Các khoản phí giao dịch thẻ thông thường không thuộc quy trình cấp tín dụng như phí cấp lại mã phí cho thẻ tín dụng, phí cung cấp bản sao hoá đơn giao dịch, phí đòi bồi hoàn khi sử dụng thẻ, phí thông báo mất cắp, thất lạc thẻ tín dụng, phí huỷ thẻ tín dụng, phí chuyển đổi loại thẻ tín dụng và các khoản phí khác thuộc đối tượng chịu thuế GTGT.

– Bao thanh toán trong nước; bao thanh toán quốc tế đối với các ngân hàng được phép thực hiện thanh toán quốc tế;

– Bán tài sản bảo đảm tiền vay do tổ chức tín dụng hoặc do cơ quan thi

hành án hoặc bên đi vay vốn tự bán tài sản bảo đảm theo ủy quyền của bên cho vay để trả nợ khoản vay có bảo đảm, cụ thể:

+ Tài sản đảm bảo tiền vay được bán là tài sản thuộc giao dịch bảo đảm đã được đăng ký với cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm.

+ Việc xử lý tài sản đảm bảo tiền vay thực hiện theo quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm.

Trường hợp hết thời gian trả nợ, người có tài sản bảo đảm không có khả năng trả nợ và phải bàn giao tài sản cho tổ chức tín dụng để tổ chức tín dụng xử lý tài sản bảo đảm tiền vay theo quy định của pháp luật thì các bên thực hiện thủ tục bàn giao tài sản bảo đảm theo quy định.

Trường hợp tổ chức tín dụng nhận tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ thì tổ chức tín dụng thực hiện hạch toán tăng giá trị tài sản phục vụ sản xuất kinh doanh theo quy định. Khi tổ chức tín dụng bán tài sản phục vụ hoạt động kinh doanh nếu tài sản thuộc đối tượng chịu thuế GTGT thì tổ chức tín dụng phải kê khai, nộp thuế GTGT theo quy định.”

– Tại khoản 4, khoản 5 Điều 1 7 Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính quy định:

4. Trường hợp tổ chức tín dụng nhận giá trị bất động sản là tài sản bảo đảm tiền vay để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm thì tổ chức tín dụng khi được phép chuyển nhượng bất động sản theo quy định của pháp luật phải kê khai nộp thuế thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản vào Ngân sách Nhà nước. Trương hợp ban đấu giá bất động sản là tài sản bảo đảm tiền vay thì số tiên thu được thực hiện thanh toán theo quy định của Chính phủ về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng và kê khai nộp thuế theo quy định.

Sau khi thanh toán các khoản trên, số tiền còn lại được trả cho các tổ chức kinh doanh đã thế chấp bất động sản để bảo đảm tiền vay.

Trường hợp tổ chức tín dụng được phép chuyển nhượng bất động sản đã được thế chấp theo quy định của pháp luật để thu hồi vốn nếu không xác định được giá vốn của bất động sản thì giá vốn được xác định bằng (=) vốn vay phải trả theo hợp đồng thế chấp bất động sản cộng (+) chi phí lãi vay chưa trả đến thời điểm phát mãi bất động sản thế chấp theo hợp đồng tín dụng cộng (+) các khoản chi phí phát sinh khi chuyển nhượng bất động sản nếu có hóa đơn, chứng từ hợp pháp.

  1. Trường hợp cơ quan thi hành án bán đấu giá bất động sản là tài sản bảo đảm thi hành án thì số tiền thu được thực hiện theo quy định tại Nghị định của Chính phủ về kê biên, đấu giá quyền sử dụng đất để bảo đảm thi hành án. Tổ chức được ủy quyền bán đấu giá bất động sản thực hiện kê khai, khấu trừ tiền thuế thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản nộp vào Ngân sách Nhà nước. Trên các chứng từ ghi rõ kê khai, nộp thuế thay về bán tài sản đảm bảo thi hành án.

Trường hợp cơ quan thi hành án chuyển nhượng bất động sản là tài sản đảm bảo thi hành án nếu không xác định được giá vốn của bất động sản thì giá vốn được xác định bằng (=) số tiền nợ phải trả nợ theo quyết định của Tòa án để thi hành án cộng (+) các khoản chi phí phát sinh khi chuyển nhượng bất động sản nếu có hóa đơn chứng từ hợp pháp.”

Trả lời công văn số 119/CCTHADS ngày 23/1/2015 của Chi cục thi hành án dân sự thị xã Sông Cầu về việc xuất hoá đơn đối với tài sản ban đấu giá và công văn số 15/CV-ĐD ngày 6/1/2015 của Công ty TNHH Đấu giá tài sản Đông Dương đề nghị hướng dẫn vướng mắc phát sinh trong quá tỉnh bán đấu giá tài sản thi hành án và tài sản thế chấp, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:

Liên quan bán tài sản đảm bảo tiền vay, Tổng cục Thuế đã có công văn số 5858/TCT-CS ngày 26/12/2014 trả lời Cục Thuế tỉnh Bình Dương, Công ty cho thuê tài chính TNHH MTV Kexim Việt Nam.

Căn cứ quy định nêu trên:

– Về thuế GTGT và hóa đơn:

Tài sản đảm bảo tiền vay khi bán thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT. Theo đó, trường hợp Công ty TNHH đấu giá tài sản Đông Dương có ký hợp đồng với cơ quan Thi hành án dân sự để bán tài sản đảm bảo tiền vay hoặc cơ quan thi hành án dân sự trực tiếp bán tài sản đảm bảo tiền vay thì không sử dụng hóa đơn GTGT.

Cơ quan thi hành án có trách nhiệm cung cấp đầy đủ các văn bản, giấy tờ có liên quan đến việc đấu giá tài sản theo quy định tại khoản 3 Điều 106 Luật thi hanh án dân sự số 26/2008/QH12 ngày 14/1/2008 cho người mua được tài sản đấu giá để làm thủ tục đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng theo quy định của pháp luật.

Trường hợp Ngân hàng bán tài sản đảm bảo tiền vay thì Ngân hàng phải xuất hóa đơn cho người mua.

– Về thuế TNDN:

Về nội dung này Tổng cục Thuế đã có công văn Tổng cục Thuế đã có công văn số 5858/TCT-CS ngày 26/12/2014 trả lời Cục Thuế tỉnh Bình Dương, Công ty cho thuê tài chính TNHH MTV Kexim Việt Nam. Đề nghị Công ty TNHH đấu giá tài sản Đông Dương, Chi cục thi hành án dân sự thị xã Sông Cầu nghiên cứu.

 

Ví dụ liên quan:

Ví dụ 3:

Tháng 3/2014, Doanh nghiệp A là cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thế chấp dây chuyền, máy móc thiết bị để vay vốn tại Ngân hàng B, thời gian vay là 1 năm hạn trả nợ là ngày 31/3/2015). Đến ngày 31/3/2015, Doanh nghiệp A không có khả năng trả nợ và phải bàn giao tài sản cho Ngân hàng B thì khi bàn giao tài sản, Doanh nghiệp A thực hiện thủ tục bàn giao tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật về việc xử lý tài sản bảo đảm. Ngân hàng B bán tài sản bảo đảm tiền vay để thu hồi nợ thì tài sản bán ra thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.

Ví dụ 3a:

Tháng 12/2014, Doanh nghiệp B là cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thế chấp nhà xưởng trên đất và quyền sử dụng đất để vay vốn tại Ngân hàng thương mại C, thời gian vay là 1 năm, hạn trả nợ là ngày 15/12/2016, Ngân hàng thương mại C và Doanh nghiệp B có đăng ký giao dịch bảo đảm (thế chấp nhà xưởng trên đất và quyền sử dụng đất) với cơ quan có thẩm quyền. Đến ngày 15/12/2016, Doanh nghiệp B không có khả năng trả nợ và Ngân hàng thương mại C có văn bản đồng ý giải chấp để Doanh nghiệp B được bán nhà xưởng để trả nợ Ngân hàng, tháng 1/2017 Doanh nghiệp B bán nhà xưởng để trả nợ Ngân hàng thì nhà xưởng bán thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.

Chúc các bạn thành công!

Tìm hiểu thêm về kế toán, kiểm toán, thuế tại calico.vn hoặc kiemtoancalico.com

Calico2

 

Bài viết có ích cho bạn?
Banner-post-thu-vien-calico_960x300
Bài viết có ích cho bạn?

NGHIỆP VỤ CALICO