Quy định trích khấu hao tài sản chưa đảm bảo tiêu chuẩn xác định TSCĐ

28/03/2018 814 lượt xem    

Mục lục bài viết

TS chưa đảm bảo được tiêu chuẩn xác định TSCĐ khi trích khấu hao cần tuân thủ quy định gì?

Bài viết sau sẽ hướng dẫn các Quy định về việc trích khấu hao đối với một số TS chưa đảm bảo được các tiêu chuẩn về xác định TSCĐ. (Theo hướng dẫn của Tổng cục Thuế tại Công văn số 3831/TCT-CS ngày 17 tháng 09 năm 2015). Cụ thể như sau: 

– Điều 29 và Điều 30 Luật Doanh nghiệp năm 2005 có quy định:

“Điều 29. Chuyển quyền sở hữu tài sản

1. Thành viên CTTNHH, CTHD, cổ đông CTCP phải chuyển quyền sở hữu TS góp vốn cho công ty :

(Theo quy định sau đây)

b) Đối với tài sản không đăng ký quyền sở hữu, việc góp vốn phải được thực hiện bằng việc giao nhận tài sản góp vốn có xác nhận bằng biên bản. Biên bản giao nhận phải ghi rõ tên và địa chỉ trụ sở chính của công ty; họ, tên, địa chỉ thường trú, số Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác, số quyết định thành lập hoặc đăng ký của người góp vốn; loại tài sản và số đơn vị tài sản góp vốn; tổng giá trị TS góp vốn và tỷ lệ của tổng giá trị TS đó trong VĐL của công ty; ngày giao nhận; chữ ký của người góp vốn hoặc đại diện theo ủy quyền của người góp vốn; và người đại diện theo pháp luật của công ty;

Điều 30. Định giá tài sản góp vốn

2.Tài sản góp vốn khi thành lập doanh nghiệp phải được các thành viên, cổ đông sáng lập định giá theo nguyên tắc nhất trí, nếu tài sản góp vốn được định giá cao hơn so với giá trị thực tế tại thời điểm góp vốn thì các thành viên, cổ đông sáng lập liên đới chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bằng số chênh lệch giữa giá trị được định và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá”.

– Tại Khoản 2.15, Phụ lục 4 hướng dẫn lập hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ đối với một số trường hợp ban hành kèm theo Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/03/2014 của Bộ Tài chính về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ có hướng dẫn:

“2.15. Hóa đơn chứng từ đối với tài sản góp vốn, tài sản điều chuyển được thực hiện như sau:

a. Bên có tài sản góp vốn là cá nhân, tổ chức không kinh doanh:

a1. Trường hợp cá nhân, tổ chức không kinh doanh có góp vốn bằng tài sản vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần thì chứng từ đối với tài sản góp vốn là biên bản chứng nhận góp vốn, biên bản giao nhận tài sản…”.

– Tại Khoản 2.2.d, Điều 6, Thông tư số 123/2012/TT-BTC ngày 27/07/2012 của Bộ Tài chính và tại Khoản 2.2.d, Điều 6, Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/06/2014 của Bộ Tài chính có hướng dẫn:

“Tài sản cố định góp vốn, tài sản cố định điều chuyển khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình có đánh giá lại theo quy định thì doanh nghiệp nhận tài sản cố định này được tính khấu hao vào chi phí được trừ theo nguyên giá đánh giá lại, đối với loại tài sản khác không đủ tiêu chuẩn là tài sản cố định có góp vốn, điều chuyển khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình và tài sản này có đánh giá lại theo quy định thì doanh nghiệp nhận tài sản này được tính vào chi phí được trừ theo giá đánh giá lại.

Với TSCĐ tự làm, nguyên giá TSCĐ được trích khấu hao là tổng các CPSX hình thành nên TS đó”.

– Tại Khoản 2, Khoản 3, Điều 25, Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính quy định về ấn định thuế:

“2. Ấn định từng yếu tố liên quan đến việc xác định số thuế phải nộp:

Người nộp thuế theo phương pháp kê khai bị ấn định từng yếu tố liên quan đến việc xác định số thuế phải nộp trong các trường hợp sau:

a. Trường hợp kiểm tra thuế, thanh tra thuế có căn cứ chứng minh người nộp thuế hạch toán kếtoán không đúng quy định, số liệu trên sổ kế toán không đầy đủ, không chính xác, trung thực dẫn đến không xác định đúng các yếu tố làm căn cứ tính số thuế phải nộp trừ trường hợp bị ấn định số thuế phải nộp.

b. Qua kiểm tra hàng hóa mua vào, bán ra thấy người nộp thuế hạch toán giá trị hàng hóa mua vào, bán ra không theo giá thực tế thanh toán phù hợp với thị trường.

Cơ quan thuế có thể tham khảo giá hàng hóa, dịch vụ do cơ quan quản lý nhà nước công bốcùng thời điểm, hoặc giá mua, giá bán của các doanh nghiệp kinh doanh cùng ngành nghề, cùng mặt hàng hoặc giá bán của doanh nghiệp kinh doanh cùng mặt hàng có quy mô kinh doanh và số khách hàng lớn tại địa phương để xác định giá thực tế thanh toán phù hợp với thị trường làm căn cứ ấn định giá bán, giá mua và số thuế phải nộp.

3.Đối với một số ngành nghề hoạt động kinh doanh qua kiểm tra phát hiện sổ sách, kế toán, hóa đơn, chứng từ không đầy đủ hoặc có vi phạm pháp luật về thuế hoặc có phát sinh bất hợp lý trong trong việc kê khai, nộp thuế thì cơ quan thuế ấn định tỷ lệ giá trị gia tăng, tỷ lệ thu nhập chịu thuế tính trên doanh thu hoặc ấn định doanh thu, thu nhập chịu thuế…”.

– Quy định về trích khấu hao đối với TSCĐ, BTC đã có TT 45/2013/TT-BTC ngày 25/04/2013 hướng dẫn cụ thể.

Trả lời công văn số 610/CT-KTrT ngày 05/06/2015 của Cục thuế tỉnh Cà Mau về việc trích khấu hao đối với một số tài sản chưa đảm bảo được các tiêu chuẩn về xác định TSCĐ theo quy định. Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:

Căn cứ các hướng dẫn nêu trên, trường hợp Cục thuế tỉnh Cà Mau xác định tài sản cố định góp vốn của doanh nghiệp có tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh và tạo ra doanh thu nhưng các tài sản này xác định giá trị không tin cậy thì Cục thuế yêu cầu doanh nghiệp chứng minh về giá trị tài sản góp vốn theo quy định, trường hợp DN không chứng minh được giá trị TSCĐ được xác định tin cậy thì Cục thuế thực hiện ấn định theo hướng dẫn trên.

Đề nghị Cục thuế tỉnh Cà Mau căn cứ vào:

-Quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật tương ứng tại cùng thời điểm

-Tình hình thực tế của doanh nghiệp

Để hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện theo đúng quy định của pháp luật thuế.

 

Chúc các bạn thành công!

Tìm hiểu thêm về kế toán, kiểm toán, thuế tại calico.vn hoặc kiemtoancalico.com

Calico2

 

Bài viết có ích cho bạn?
Banner-post-thu-vien-calico_960x300
Bài viết có ích cho bạn?

NGHIỆP VỤ CALICO