Phí xác nhận điều kiện BVMT trong nhập khẩu phế liệu

03/01/2020 1014 lượt xem    

Thông tư 62/2017/TT-BTC

QUY ĐỊNH MỨC THU, CHẾ ĐỘ THU, NỘP, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG PHÍ XÁC NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG NHẬP KHẨU PHẾ LIỆU LÀM NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT

Căn cứ Luật phí và lệ phí ngày 25 tháng 11 năm 2015;

Căn cứ Luật BVMT ngày 23 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Luật ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu;

Căn cứ Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phí và lệ phí;

Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Căn cứ Quyết định số 73/2014/QĐ-TTg ngày 19 tháng 12 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định danh mục phế liệu được phép nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế,

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí xác nhận đủ điều kiện về BVMT trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

  1. Thông tư này quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí xác nhận đủ điều kiện về BVMT trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất.
  2. Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân nộp phí; tổ chức thu phí; tổ chức, cá nhân khác liên quan đến thu, nộp, quản lý và sử dụng phí xác nhận đủ điều kiện về BVMT trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất.

Điều 2. Người nộp phí và tổ chức thu phí

1. Người nộp phí là tổ chức, cá nhân đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp, cấp lại giấy xác nhận đủ điều kiện về BVMT trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất theo hướng dẫn tại Thông tư số 41/2015/TT-BTNMT ngày 09 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về BVMT trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất và các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế (nếu có).

Người nộp phí thực hiện nộp phí trong thời gian 10 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại giấy xác nhận. Phí nộp trực tiếp cho tổ chức thu phí hoặc nộp vào tài khoản phí chờ nộp ngân sách của tổ chức thu phí mở tại Kho bạc nhà nước.

2. Cục Kiểm soát ô nhiễm thuộc Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên Môi trường) và Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức thu phí theo quy định tại Thông tư này.

Điều 3. Mức thu phí

Mức thu phí xác nhận đủ điều kiện về BVMT trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất được quy định tại Biểu mức thu phí ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 4. Kê khai, nộp phí

  1. Chậm nhất là ngày 05 hàng tháng, tổ chức thu phí phải gửi số tiền phí đã thu của tháng trước vào tài khoản phí chờ nộp ngân sách mở tại Kho bạc nhà nước.
  2. Tổ chức thu phí thực hiện kê khai, nộp số tiền phí thu được theo tháng, quyết toán năm theo hướng dẫn tại khoản 3 Điều 19 và khoản 2 Điều 26 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06 tháng 11 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ. Tổ chức thu phí nộp số tiền phí theo tỷ lệ quy định tại Điều 5 Thông tư này vào ngân sách nhà nước theo chương, mục, tiểu mục của Mục lục ngân sách nhà nước.

Điều 5. Quản lý và sử dụng phí

1. Tổ chức thu phí được trích để lại 90% tổng số tiền phí thu được để chi cho hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí và nộp 10% vào ngân sách nhà nước; trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

Tiền phí được để lại được quản lý và sử dụng theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23/8/2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phí và lệ phí; trong đó, các khoản chi khác liên quan đến thực hiện công việc, dịch vụ và thu phí, bao gồm cả:

  • Chi phí kiểm tra tại cơ sở,
  • Chi phí lấý kiến nhận xét củcáthành viên trong Đoàkiểm tra,
  • Chi quan trắc môi trường và phân tích mẫu phục vụ việc thẩđịnh cấgiấy xác nhận;

Mức chi theo quy định tại Thông tư số 02/2017/TT-BTC ngày 06 tháng 01 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý kinh phí sự nghiệp BVMT và các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế (nếu có).

2. Trường hợp tổ chức thu phí là cơ quan nhà nước không thuộc diện khoán chi phí hoạt động từ nguồn thu phí theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phí và lệ phí thì phải nộp 100% tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước. Nguồn chi phí trang trải cho hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí do ngân sách nhà nước bố trí trong dự toán của tổ chức thu theo chế độ, định mức chi ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.

Điều 6. Tổ chức thực hiện và điều khoản thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05 tháng 8 năm 2017.

2. Các nội dung khác liên quan đến thu, nộp, quản lý, sử dụng, chứng từ thu, công khai chế độ thu phí không đề cập tại Thông tư này được thực hiện theo quy định tại

  • Luật phí và lệ phí;
  • Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phí và lệ phí;
  • Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06 tháng 11 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật quản lý thuế;
  • Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ;
  • Thông tư số 303/2016/TT-BTC ngày 15 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn việc in, phát hành, quản lý và sử dụng các loại chứng từ thu tiền phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước và các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế (nếu có).

3. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị các tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để nghiên cứu, hướng dẫn bổ sung.

 

BIỂU MỨC THU PHÍ XÁC NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG NHẬP KHẨU PHẾ LIỆU LÀM NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT

(kèm theo Thông tư số 62/2017/TT-BTC ngày 19 tháng 6 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

1. Mức thu phí cấp, cấp lại giấy xác nhận đối với trường hợp tổ chức, cá nhân nhận uỷ thác nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất:

a) Tổ chức, cá nhân nhận uỷ thác có kho, bãi lưu giữ phế liệu nhập khẩu: 20 triệu đồng/hồ sơ.

b) Tổ chức, cá nhân nhận uỷ thác không có kho, bãi lưu giữ phế liệu nhập khẩu: 12 triệu đồng/hồ sơ.

2. Mức thu phí cấp, cấp lại giấy xác nhận đối với trường hợp tổ chức, cá nhân trực tiếp sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất:

a) Giấy xác nhận do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp

Số tt
Phế liệu nhập khẩu
Mức phí (nghìn đồng/hồ sơ)
Cấp lần đầu giấy xác nhận
Cấp lại giấy xác nhận
I
Phế liệu thuộc Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu

 

 

1
Phế liệu sắt, thép

 

 

a Tổng khối lượng nhập khẩu từ 5.000 đến 100.000 tấn/năm

68.000

37.400

b Tổng khối lượng nhập khẩu trên 100.000 tấn/năm

72.000

39.600

2
Phế liệu giấy

 

 

a Tổng khối lượng nhập khẩu từ 200 đến 10.000 tấn/năm

60.000

33.000

b Tổng khối lượng nhập khẩu trên 10.000 tấn/năm

64.000

35.200

3
Phế liệu nhựa

 

 

a Tổng khối lượng nhập khẩu từ 200 đến 500 tấn/năm

56.000

30.800

b Tổng khối lượng nhập khẩu trên 500 tấn/năm

60.000

33.000

4
Phế liệu khác

 

 

a Thạch cao và xỉ hạt nhỏ (xỉ cát) từ công nghiệp luyện sắt hoặc thép: Tổng khối lượng nhập khẩu từ 500 tấn/năm trở lên

52.000

28.600

b Tơ tằm phế liệu và thủy tinh phế liệu (bao gồm thủy tinh vụn và thủy tinh phế liệvà mảnh vụkhác; thủy tinh ở dạng khối): Tổng khối lượng nhập khẩu từ 100 tấn/năm trở lên

48.000

26.400

c Các loại phế liệu khác: Tổng khối lượng nhập khẩu từ 50 tấn/năm trở lên

48.000

26.400

II
Phế liệu không thuộc Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu để thử nghiệm làm nguyên liệu sản xuất

80.000

b) Giấy xác nhận do Sở Tài nguyên và Môi trường cấp (cấp lần đầu hoặc cấp lại)

Số tt
Phế liệu nhập khẩu thuộc Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu
Mức phí

(nghìn đồng/hồ sơ)

1
Phế liệu sắt, thép: Tổng khối lượng nhập khẩu dưới 5.000 tấn/năm

32.000

2
Phế liệu giấy: Tổng khối lượng nhập khẩu dưới 200 tấn/năm

28.000

3
Phế liệu nhựa: Tổng khối lượng nhập khẩu dưới 200 tấn/năm

26.000

4
Phế liệu khác:

– Tơ tằm phế liệu và thủy tinh phế liệu (bao gồm: thủy tinh vụn và thủy tinh phế liệvà mảnh vụkhác; thủy tinh ở dạng khối): Tổng khối lượng nhập khẩu dưới 100 tấn/năm.

– Thạch cao và xỉ hạt nhỏ (xỉ cát): Tổng khối lượng nhập khẩu dưới 500 tấn/năm.

– Phế liệu khác: Tổng khối lượng nhập khẩu dưới 50 tấn/năm.

22.000

Ghi chú
  • Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu ban hành kèm theo Quyết định số 73/2014/QĐ-TTg ngày 19 tháng 12 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định danh mục phế liệu được phép nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất;
  • Phế liệu không thuộc Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu để thử nghiệm làm nguyên liệu sản xuất thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 9 Thông tư số 41/2015/TT-BTNMT ngày 09 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về BVMT trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất.

3. Không thu phí đối với trường hợp cấp lại giấy xác nhận còn thời hạn bị mất, bị hư hỏng.

Liên hệ tư vấn miễn phí

    Chúc các bạn thành công.

    •  Mọi chi tiết xin liên hệ:
    • ® Hãng kiểm toán Calico
    •  Địa chỉ: Tầng 29, Tòa Đông, Lotte Center Hà Nội, Số 54 Liễu Giai, Phường Cống Vị, Quận Ba Đình, TP. Hầ Nội
    •  VPGD: Phòng 2302, Tháp B, Toà nhà The Light, đường Tố Hữu, Phường Trung Văn, Quận Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội.
    •  Hotline: 0966.246.800
    •  Email: calico.vn@gmail.com
    •  Website: KiemToanCalico.com  www.calico.vn
    Bài viết có ích cho bạn?
    Banner-post-thu-vien-calico_960x300
    Bài viết có ích cho bạn?

    NGHIỆP VỤ CALICO