Nghĩa vụ khai thuế tài nguyên

16/03/2018 840 lượt xem    

Mục lục bài viết

Bài viết sau sẽ hướng dẫn về thựchiện nghĩa vụ khai thuế tài nguyên căn cứ vào công văn 1997/TCT-CS ngày 22/05/2015

Tại Khoản 19 Điều 3 Luật Bảo vệ và phát triển rừng số 29/2004/QH11 ngày 3/12/2004 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định:

Lâm sản là sản phẩm khai thác từ rừng gồm thực vật rừng, động vật rừng và các sinhvật rừng khác. Lâm sản gồm gỗ và lâm sản ngoài gỗ.

Tại Điểm a Khoản 1 Điều 7 Thông tư số 58/2009/TT-BNNPTNN ngày 09/09/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn việc trồng cây cao su trên đất lâm nghiệp (Hiệu lực 24/10/2009):

Trình tự khai thác tận dụng lâm sản trên đất rừng chuyển rừng sang trồng cao su.

Khai thác tận dụng lâm sản của các tổ chức.

a)Trên đất rừng tự nhiên, rừng trồng bằng vốn ngân sách hoặc vốn viện trợ. Chủ rừng hoặc chủ đầu tư xây dựng hồ sơ khai thác tận dụng lâm sản, trình Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt. Hồ sơ khai thác tận dụng gồm một số nội dung sau: Xác định ranh giới, phân chia địa danh theo lô, khoảnh, tiểu khu và lập bản đồ khu vực khai thác tỉ lệ 1: 5.000; tính toán diện tích, sản lượng lâm sản khai thác theo cấp kính, chủng loại gỗ của từng lô, khoảnh, tiểu khu vàtổng hợp cho cả khu vực khai thác; xác định các công trình sản xuất và dự kiến chi phí khai thác.

Uỷ ban nhân dân tỉnh căn cứ vào tình hình thực tế tại địa phương lựa chọn đơn vị có chức năng hoặc giao cho chủ rừng, chủ đầu tư trồng cao su để khai thác tận dụng lâm sản, nhưng phải thực hiện đúng quy định và đảm bảo tiến độ trồng cao su theo kế hoạch. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp phép khai thác tận dụng lâm sản cho chủ rừng hoặc chủ đầu tư và đơn vị có chức năng khai thác được Uỷ ban nhân dân tỉnh giao.

Căn cứ Thông tư số 105/2010/TT-BTC ngày 23/7/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế tài nguyên và hướng dẫn thi hành nghị định số 50/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn mộtsố điều của luật thuế tài nguyên:

Tại Khoản 6 Điều 2 quy định đối tượng chịu thuế:

Sảnphẩm của rừng tự nhiên, bao gồm các loại thực vật và các loại sản phẩm khác của rừng tự nhiên, trừ động vật và hồi, quế, sa nhân, thảo quả do người nộp thuế trồng tại khu vực rừng tự nhiên được giao khoanh nuôi, bảo vệ.

Tại Khoản 1 Điều 3 quy định người nộp thuế tài nguyên:

Người nộp thuế tài nguyên là tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên thuộc đốitượng chịu thuế tài nguyên theo quy định tại Điều 2 Thông tư này bao gồm: Công ty Nhà nước, Công ty cổ phần, Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh,Hợp tác xã, Doanh nghiệp tư nhân, Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hay Bên nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh, các tổ chức, hộ gia đình và cánhân khác, không phân biệt ngành nghề, quy mô, hình thức hoạt động có khai thác tài nguyên thiên nhiên theo quy định của pháp luật Việt Nam là đối tượng nộp thuế tài nguyên theo quy định tại Điều 3 Luật Thuế tài nguyên.

Tại Khoản 1 Điều 13 Thông tư số 28/2011/TT-BTC ngày 28/2/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế, hướng dẫn thi hành Nghịđịnh số 85/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 và Nghị định số 106/2010/NĐ-CP ngày 28/10/2010 của Chính phủ quy định về khai thuế tài nguyên:

Trách nhiệm nộp hồ sơ khai thuế tài nguyên cho cơ quan thuế.Người nộp thuế nộp hồ sơ khai thuế tài nguyên cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp.

Căn cứ Quyết định số 163/QĐ-UBND ngày 16/3/2011 của ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai về phê duyệt giá bán cây đứng gỗ rừng tự nhiên tận dụng trên diện tích đất lâm nghiệp chuyển sang trồng cây cao su cho Công ty TNHH MTV cao su Chư Păh (thuộc tập đoàn cao su Việt Nam):

Tại Điều 1 quy định:

Địa điểm khai thác.

Tại khoản 4, 5, 6, 7 tiểu khu 1015 và khoản 1, 2, 4, 5, 6 tiểu khu 1006, xã Ia Mơr, huyện Chư Prông,tỉnh Gia Lai.

Diệntích khai thác: 702, 3 ha

Khối lượng khai thác tận dụng:

– Gỗlớn: 8. 266,3 m3

– Gỗnhỏ: 5.658,8 m3

Gỗcành ngọn: 1.008,5 m3

– Củi:2. 343,0 ster

Tại Điều 2 quy định :

Căn cứ vào giá bán cây đứng quy định tại Điều 1 Quyết định này, Công ty TNHHMTV Cao su Chư Păh (thuộc Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam) ký hợp đồng muabán cây đứng với Ban quản lý rừng phòng hộ Ia Meur và nộp tiền mua cây đứng,tiền thuế VA.T cho Ban quản lý rừng phòng hộ Ia Meur theo đúng quy định hiệnhành.

Công ty TNHH MTV Cao su Chư Păh (thuộc Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam) có trách nhiệm kê khai và nộp thuế tài nguyên theo đúng quy định hiện hành.

Trả lời Công văn số 02/CTTNHH ngày 06/03/2015 của Công ty TNHH Vĩnh Phước về thựchiện nghĩa vụ khai thuế tài nguyên, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:

Căn cứ các quy định trên, trường hợp Công ty TNHH MTV cao su Chư Păh được Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai cho thuê đất để trồng cây cao su và giao thực  hiện khai thác cây đứng gỗ rừng tự nhiên (lâm sản) tận dụng trên diện tích đất lâm nghiệp chuyển sang trồng cây cao su thì Công ty TNHH MTV cao su Chư Păh phải kê khai và nộp thuế tài nguyên theo quy định.

 

Tìm hiểu thêm về kế toán, kiểm toán, thuế tại calico.vn hoặc kiemtoancalico.com

Bài viết có ích cho bạn?
Banner-post-thu-vien-calico_960x300
Bài viết có ích cho bạn?

NGHIỆP VỤ CALICO