Hướng dẫn kê khai thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường

04/01/2019 1127 lượt xem    

Mục lục bài viết

Công văn số 2827/TCT-CS

V/v Kê khai thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường

 

 

Kính gửi: Cục Thuế tỉnh Bình Thuận

 

Trả lời Công văn số 2305/CT-KTT1 ngày 23/04/2014 của Cục Thuế tỉnh Bình Thuận về kê khai thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:
– Tại khoản 1 Điều 3 Luật Thuế tài nguyên quy định:
“1. Người nộp thuế tài nguyên là tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên thuộc đối tượng chịu thuế tài nguyên”
– Tại khoản 2, Điều 53 Luật Khoáng sản số 60/2010/QH12 quy định:
“2. Tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép khai thác khoáng sản phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có dự án đầu tư khai thác khoáng sản ở khu vực đã thăm dò, phê duyệt trữ lượng phù hợp với quy hoạch quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều 10 của Luật này. Dự án đầu tư khai thác khoáng sản phải có phương án sử dụng nhân lực chuyên ngành, thiết bị, công nghệ, phương pháp khai thác tiên tiến phù hợp; đối với khoáng sản độc hại còn phải được Thủ tướng Chính phủ cho phép bằng văn bản;
b) Có báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
c) Có vốn chủ sở hữu ít nhất bằng 30% tổng số vốn đầu tư của dự án đầu tư khai thác khoáng sản”.
– Tại khoản 1, khoản 2 Điều 55 Luật Khoáng sản 60/2010/QH12 quy định:
“1. Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản có các quyền sau đây:
a) Sử dụng thông tin về khoáng sản liên quan đến mục đích khai thác và khu vực được phép khai thác;
b) Tiến hành khai thác khoáng sản theo Giấy phép khai thác khoáng sản;…
2. Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản có các nghĩa vụ sau đây:
a) Nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, lệ phí cấp Giấy phép khai thác khoáng sản, thuế, phí và thực hiện các nghĩa vụ về tài chính khác theo quy định của pháp luật;
b) Bảo đảm tiến độ xây dựng cơ bản mỏ và hoạt động khai thác xác định trong dự án đầu tư khai thác khoáng sản, thiết kế mỏ;…”
– Tại Điều 2 và Điều 3 Nghị định số 74/2011/NĐ-CP ngày 25/08/2011 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản quy định:
“Điều 2. Đối tượng chịu phí
Đối tượng chịu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản theo quy định tại Nghị định này là dầu thô, khí thiên nhiên, khí than, khoáng sản kim loại và khoáng sản không kim loại.
Điều 3. Người nộp phí
Người nộp phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản là các tổ chức, cá nhân khai thác các loại khoáng sản quy định tại Điều 2 Nghị định này.”
Căn cứ các quy định nêu trên, Tổng cục Thuế đề nghị Cục Thuế tỉnh Bình Thuận thu thập hồ sơ cấp Giấy phép khai thác khoáng sản, thu hồi Ilmenit-Zicon trên Tổ hợp dự án du lịch nghỉ dưỡng cao cấp South Fork do cơ quan có thẩm quyền cấp cho doanh nghiệp khai thác và doanh nghiệp được doanh nghiệp khai thác hợp tác kinh doanh để xác định rõ nghĩa vụ nộp thuế tài nguyên cho từng đơn vị.
Trường hợp Công ty cổ phần Đường Lâm được UBND tỉnh Bình Thuận cấp Giấy phép khai thác khoáng sản, thu hồi khoáng sản Ilmenit – Zircon theo Giấy phép khai tháp, thu hồi Ilmenit – Zircon số 2947/GP-UBND ngày 15/11/2007. Công ty cổ phần Đường Lâm hợp tác kinh doanh với Công ty cổ phần Khoáng Sản Bằng Hữu (đơn vị không có Giấy phép khai thác) thực hiện khai thác khoáng sản thì Công ty cổ phần Đường Lâm phải kê khai nộp thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường đối với toàn bộ sản lượng khoáng sản khai thác theo Giấy phép đã được cấp.
Trường hợp cần thiết đề nghị Cục Thuế báo cáo UBND tỉnh Bình Thuận để chỉ đạo cơ quan chức năng thẩm tra, xác minh việc quản lý cấp phép khai thác để làm rõ đối tượng nộp thuế theo đúng quy định của pháp luật.

Tổng cục Thuế trả lời để Cục thuế được biết.

 

Chúc các bạn thành công!

Tìm hiểu thêm về kế toán, kiểm toán, thuế tại calico.vn hoặc kiemtoancalico.com

 

Bài viết có ích cho bạn?
Banner-post-thu-vien-calico_960x300
Bài viết có ích cho bạn?

NGHIỆP VỤ CALICO