Công tác quản lý thu thuế bảo vệ môi trường với hàng hóa không nguồn gốc

08/03/2018 813 lượt xem    

Trường hợp các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân kinh doanh doanh mặt hàng thuộc đối tượng chịu Thuế Bảo vệ môi trường (túi ni lông, dầu nhờn, dầu mazut…) không xuất trình được hóa đơn mua hàng hóa của các tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hoặc kinh doanh hàng hóa thuộc đối tượng chịu Thuế Bảo vệ môi trường thì trách nhiệm nộp thuế BVMT thuộc về ai? Bài viết dưới đây sẽ giúp tìm hiểu kỹ hơn và chỉ ra các bước hướng dẫn về vấn đề nêu trên theo căn cứ hướng dẫn tại Công văn số 1078/TCT-CS, ngày 30 tháng 03 năm 2015. Nội dung cụ thể như sau:

– Tại Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006 của Quốc hội quy định:

“Điều 7. Nghĩa vụ của người nộp thuế

1. Đăng ký thuế, sử dụng mã số thuế theo quy định của pháp luật.

2. Khai thuế chính xác, trung thực, đầy đủ và nộp hồ sơ thuế đúng thời hạn; chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, đầy đủ của hồ sơ thuế.

3. Nộp tiền thuế đầy đủ, đúng thời hạn, đúng địa điểm.

4. Chấp hành chế độ kế toán, thống kê và quản lý, sử dụng hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật.

5. Ghi chép chính xác, trung thực, đầy đủ những hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế, khấu trừ thuế và giao dịch phải kê khai thông tin về thuế.

6. Lập và giao hóa đơn, chứng từ cho người mua theo đúng số lượng, chủng loại, giá trị thực thanh toán khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ theo quy định của pháp luật.

7. Cung cấp chính xác, đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế, số hiệu và nội dung giao dịch của tài khoản mở tại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác; giải thích việc tính thuế, khai thuế, nộp thuế theo yêu cầu của cơ quan quản lý thuế.

8. Chấp hành quyết định, thông báo, yêu cầu của cơ quan quản lý thuế, công chức quản lý thuế theo quy định của pháp luật.

9. Chịu trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật trong trường hợp người đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền thay mặt người nộp thuế thực hiện thủ tục về thuế sai quy định.”

– Tại Luật Thuế Bảo vệ môi trường số 57/2010/QH12 của Quốc hội:

+ Khoản 1, Khoản 4, Điều 3 quy định:

“Điều 3. Đối tượng chịu thuế

1. Xăng, dầu, mỡ nhờn, bao gồm:

a) Xăng, trừ etanol;

b) Nhiên liệu bay;

c) Dầu diezel;

d) Dầu hỏa;

đ) Dầu mazut;

e) Dầu nhờn;

g) Mỡ nhờn.

4. Túi ni lông thuộc diện chịu thuế.”

+ Điều 5 quy định:

“Điều 5. Người nộp thuế

1. Người nộp thuế bảo vệ môi trường là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế quy định tại Điều 3 của Luật này.

2. Người nộp thuế bảo vệ môi trường trong một số trường hợp cụ thể được quy định như sau:

a) Trường hợp ủy thác nhập khẩu hàng hóa thì người nhận ủy thác nhập khẩu là người nộp thuế;

b) Trường hợp tổ chức, hộ gia đình, cá nhân làm đầu mối thu mua than khai thác nhỏ, lẻ mà không xuất trình được chứng từ chứng minh hàng hóa đã được nộp thuế bảo vệ môi trường thì tổ chức, hộ gia đình, cá nhân làm đầu mối thu mua là người nộp thuế.”

– Tại Khoản 4, Điều 5 Nghị định số 67/2011/NĐ-CP ngày 08/08/2011 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật thuế bảo vệ môi trường quy định:

“Điều 5. Khai thuế, tính thuế và nộp thuế

4. Thuế bảo vệ môi trường chỉ phải nộp một lần đối với hàng hóa sản xuất hoặc nhập khẩu. Trường hợp hàng hóa xuất khẩu đã nộp thuế bảo vệ môi trường nhưng phải nhập khẩu trở lại Việt Nam thì không phải nộp thuế bảo vệ môi trường khi nhập khẩu.”

– Tại Khoản 3, Điều 10 Thông tư số 152/2011/TT-BTC ngày 11/11/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 67/2011/NĐ-CP ngày 08/08/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế bảo vệ môi trường quy định:

“Điều 10. Hiệu lực thi hành

3. Quy định về xử lý các hành vi vi phạm về thuế bảo vệ môi trường thực hiện theo quy định của Luật quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành.”

 

Tổng cục Thuế đã tiếp nhận công văn số 2669/CT-THNVDT ngày 31/12/2014 của Cục Thuế tỉnh Bình Định về công tác quản lý thu thuế bảo vệ môi trường đối với hàng hóa trôi nổi trên thị trường, không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ. Sau khi báo cáo Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế trả lời để Cục Thuế tỉnh Bình Định được biết:

Căn cứ các quy định nêu trên, đề nghị Cục Thuế tỉnh Bình Định thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc thực hiện công tác kê khai, nộp Thuế Bảo vệ môi trường các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân kinh doanh (không phải sản xuất, nhập khẩu) đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mặt hàng thuộc đối tượng chịu Thuế Bảo vệ môi trường (túi ni lông, dầu nhờn, dầu mazut…) theo đúng quy định của Luật Quản lý thuế, Luật Thuế Bảo vệ môi trường và Công văn số 13906/BTC-TCT ngày 01/10/2014 của Bộ Tài chính về việc thực hiện chính sách Thuế Bảo vệ môi trường (phô tô đính kèm).

Trường hợp các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân kinh doanh doanh mặt hàng thuộc đối tượng chịu Thuế Bảo vệ môi trường (túi ni lông, dầu nhờn, dầu mazut…) không xuất trình được hóa đơn mua hàng hóa của các tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hoặc kinh doanh hàng hóa thuộc đối tượng chịu Thuế Bảo vệ môi trường thì tổ chức, hộ gia đình, cá nhân này là người nộp Thuế Bảo vệ môi trường.

 

Chúc các bạn thành công!

Tìm hiểu thêm về kế toán, kiểm toán, thuế tại calico.vn hoặc kiemtoancalico.com

Calico4

 

Bài viết có ích cho bạn?
Banner-post-thu-vien-calico_960x300
Bài viết có ích cho bạn?

NGHIỆP VỤ CALICO