Chính sách thuế TNDN từ khoản chênh lệch tỷ giá ngoại tệ

07/02/2018 887 lượt xem    

Công văn Số: 4507/TCT-CS
V/v chính sách thuế TNDN

Kính gửi: Công ty TNHH Dầu thực vật khu vực miền Bắc Việt Nam
Khoản 1 Điều 35 Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 của Quốc hội khóa 13 quy định:

Tài sản góp vốn có thể là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam. ”

Khoản 1 Điều 6 và Điều 7 Thông tư số 19/2014/TT-BTC ngày 11/8/2014 của Ngân hàng nhà nước hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam quy định:

Để thực hiện hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam, doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và nhà đầu tư nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh được mở tài khoản vốn đầu tư trực tiếp băng ngoại tệ, bằng đồng Việt Nam tại 01 (một) ngân hàng được phép để thực hiện các giao dịch thu, chi quy định tại Điều 7 và Điều 8 Thông tư này.

Sử dụng tài khoản vốn đầu tư trực tiếp bằng ngoại tệ

Tài khoản vốn đầu tư trực tiếp bằng ngoại tệ được sử dụng để thực hiện các giao dịch thu, chi liên quan đến hoạt động đầu tư trực tiếp sau đây:

Các giao dịch thu:

Thu tiền góp vốn đầu tư trực tiếp bằng ngoại tệ của nhà đầu tư nước ngoài, nhà đầu tư Việt Nam trong doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài,

Thu tiền rút vốn bằng ngoại tệ từ các khoản vay trong nước và nước ngoài ngắn, trung, dài hạn của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài;

Thu tiền thanh toán giá trị chuyển nhượng vốn đầu tư và dự án đầu tư,

Thu ngoại tệ từ tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ mở tại ngân hàng được phép của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và nhà đầu tư nước ngoài;

Các khoản thu hợp pháp khác bằng ngoại tệ liên quan đến hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam.

Các giao dịch chi:

Chi trả tiền gốc, lãi, phí của các khoản vay trong nước và nước ngoài ngắn, trung, dài hạn bằng ngoại tệ của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài;

Chi chuyển ngoại tệ sang tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ mở tại ngân hàng được phép của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và nhà đầu tư nước ngoài,

Chi bán ngoại tệ cho tổ chức tín dụng được phép để chuyển vào tài khoản thanh toán bằng đồng Việt Nam của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và nhà đầu tư nước ngoài;

Chi chuyển tiền thanh toán giá trị nhận chuyển nhượng vốn đầu tư và dự án đầu tư;

Chi chuyển lợi nhuận và các nguồn thu hợp pháp bằng ngoại tệ từ hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam của nhà đầu tư nước ngoài ra khỏi Việt Nam;

Chi chuyển vốn đầu tư trực tiếp bằng ngoại tệ của nhà đầu tư nước ngoài ra khỏi Việt Nam trong trường hợp giải thể, chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, chuyển nhượng vốn đầu tư và dự án đầu tư, giảm vốn đầu tư hoặc kết thúc, thanh lý, chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư.

Các khoản chi hợp pháp khác bằng ngoại tệ liên quan đến hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam.

Điểm e, Khoản 1 , Điều 67 Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính, hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp về việc xác định phần vốn góp của nhà đầu tư bằng ngoại tệ như sau:
Xác định phần vốn góp của nhà đầu tư bằng ngoại tệ

– Khi giấy phép đầu tư quy định vốn điều lệ của doanh nghiệp được xác định bằng ngoại tệ tương đương với một số lượng tiền Việt Nam Đồng, việc xác định phần vốn góp của nhà đầu tư bằng ngoại tệ (thừa, thiếu, đủ so với vốn điều lệ) được căn cứ vào số lượng ngoại tệ đã thực góp, không xem xét tới việc quy đổi ngoại tệ ra Việt Nam Đồng theo giấy phép đầu tư.

– Trường hợp doanh nghiệp ghi sổ kế toán, lập và trình bày Báo cáo tài chính bằng Việt Nam đồng, khi nhà đầu tư góp vốn bằng ngoại tệ theo tiến độ, kế toán phải áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế tại từng thời điểm thực góp để quy đổi ra Việt Nam đồng và ghi nhận vào vốn đầu tư của chủ sở hữu, thặng dư vốn cổ phần (nếu có).

Tiết a, Điểm 1.3, Khoản 1, Điều 69 Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính, hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp về nguyên tắc xác định tỷ giá giao dịch thực tế như sau:
Nguyên tắc xác định tỷ giá giao dịch thực tế:

Tỷ giá giao dịch thực tế đối với các giao dịch bằng ngoại tệ phát sinh trong kỳ:

– Trường hợp hợp đồng không quy định tỷ giá thanh toán thì doanh nghiệp ghi sổ kế toán theo nguyên tắc:

+ Tỷ giá giao dịch thực tế khi góp vốn hoặc nhận vốn góp: Là tỷ giá mua ngoại tệ của ngân hàng nơi doanh nghiệp mở tài khoản để nhận vốn của nhà đầu tư tại ngày góp vốn.

Tổng cục Thuế nhận được công văn số 27062016 ngày 27/6/2016 và công văn số 07062016 ngày 07/06/2016 của Công ty TNHH Dầu thực vật khu vực miền Bắc Việt Nam (gọi tắt là Công ty) về chính sách thuế TNDN. Về vấn đề này, sau khi xin ý kiến các đơn vị thuộc Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:

Như vậy nếu việc Công ty sử dụng phần vốn điều lệ góp bằng USD gửi tiết kiệm ngắn hạn phù hợp với quy định của pháp luật liên quan đến việc sử dụng tài khoản vốn đầu tư trực tiếp bằng ngoại tệ thì khoản lãi phát sinh từ việc gửi tiết kiệm này Công ty phải tính vào thu nhập chịu thuế TNDN và kê khai nộp thuế TNDN theo quy định.

Đối với khoản tiền gốc bằng USD, Công ty chỉ chuyển từ tài khoản tiết kiệm sang tài khoản thanh toán và ngược lại, phần vốn điều lệ của Công ty vẫn ghi nhận giá trị bằng USD không thay đổi so với trước khi Công ty chuyển từ tài khoản thanh toán sang tài khoản tiết kiệm thì các khoản chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại số dư tiền gửi là khoản tiền góp vốn điều lệ bằng USD nêu trên không tính vào chi phí được trừ cũng như thu nhập chịu thuế khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.

Chúc các bạn thành công!

Tìm hiểu thêm về kế toán, kiểm toán, thuế tại calico.vn hoặc kiemtoancalico.com

Bài viết có ích cho bạn?
Banner-post-thu-vien-calico_960x300
Bài viết có ích cho bạn?

NGHIỆP VỤ CALICO