Chính sách thuế đối với hoạt động tạm nhập tái xuất xăng dầu

09/02/2018 935 lượt xem    

Cùng với hoạt động kinh doanh xăng dầu trên thị trường nội địa, Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam (nay là Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam) đã thực hiện kinh doanh tạm nhập tái xuất xăng dầu sang các nước. Bài viết sau sẽ hướng dẫn các bạn về Chính sách thuế đối với hoạt động tạm nhập tái xuất xăng dầu theo Công văn Số: 3949/TCT-CS  ngày 30 tháng 08 năm 2016 V/v: chính sách thuế GTGT

Tại Điều 11 Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài như sau:

“Điều 11 Tạm nhập, tái xuất hàng hóa Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp được quyền kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa theo quy định sau: …

5. Hàng hóa tạm nhập, tái xuất phải làm thủ tục hải quan khi nhập khẩu vào Việt Nam và chịu sự giám sát của Hải quan cho tới khi thực xuất khẩu ra khỏi Việt Nam.

6. Việc thanh toán tiền hàng theo phương thức tạm nhập, tái xuất phải tuân thủ các quy định về quản lý ngoại hối và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

7. Tạm nhập, tái xuất được thực hiện trên cơ sở hai hợp đồng riêng biệt: hợp đồng xuất khẩu và hợp đồng nhập khẩu do thương nhân Việt Nam ký với thương nhân nước ngoài. Hợp đồng xuất khẩu có thể ký trước hoặc sau hợp đồng nhập khẩu.”

Tại Khoản 3 Điều 1 Thông tư số 165/2010/TT-BTC ngày 26/10/2010 của Bộ Tài chính quy định đối. tượng áp dụng thủ tục hải quan đối với xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu xăng dầu như sau:

“3. Thương nhân có Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu có ngành nghề kinh doanh cung ứng xăng dầu hàng không, dịch vụ cung ứng tàu biển hoặc thông qua công ty cung ứng tàu biển là đại lý của mình được cung ứng xăng dầu (bán) cho các đối tượng sau đây:

3.1. Tàu bay của các hãng hàng không nước ngoài đỗ dừng tại cảng hàng không Việt Nam, tàu bay của các hãng hàng không Việt Nam bay trên các tuyến bay quốc tế.

3.2. Tàu biển quốc tịch nước ngoài neo đậu tại cảng biển, cảng sông quốc tế và tàu biển quốc tịch Việt Nam chạy tuyến quốc tế xuất cảnh.”

Tại khoản 3 Điều 2 Thông tư số 139/2013/TT-BTC ngày 09/10/2013 của Bộ Tài chính (hiệu lực ngày 25/11/2013) hướng dẫn đối tượng áp dụng thủ tục hải quan đối với xăng dầu xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu; nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất và pha chế xăng dầu; nguyên liệu nhập khẩu để gia công xuất khẩu xăng dầu

“3. Thương nhân có Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu, có ngành nghề kinh doanh.cung ứng xăng dầu hàng không, dịch vụ cung ứng tàu biển thể hiện trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh được hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất xăng dầu để cung ứng (tái xuất) xăng dầu hoặc thông qua công ty cung ứng tàu biển.có chức năng cung ứng tàu biển là đại lý của mình để cung ứng (tái xuất) xăng dầu cho các đối tượng sau đây: a) Tàu bay của các hãng hàng không nước ngoài đỗ, dừng tại cảng hàng không Việt Nam, tàu bay của các hãng hàng không Việt Nam

b) Tàu biển quốc tịch nước ngoài neo đậu tại cảng biển, cảng sông quốc tế chạy tuyến quốc tế xuất cảnh và tàu biển quốc tịch Việt Nam chạy tuyến quốc tế xuất cảnh.”

Tại khoản 20 Điều 4 Thông tư số 06/2012/TT-BTC ngày 11/01/2012 (đã được thay thế tại khoản 20 Điều 4 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013) của Bộ Tài chính hướng dẫn đối tượng không chịu thuế GTGT đối với hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu như sau:

“20. Hàng hóa chuyển khẩu, quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam; hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu; hàng tạm xuất khẩu, tái nhập khẩu; nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất, gia công hàng hoá xuất khẩu theo hợp đồng sản xuất, gia công xuất khẩu ký kết với bên nước ngoài;”

Công văn số 1447/CT-TT3 ngày 22/02/2016 của Cục Thuế thành phố Hồ Chí Minh về chính sách thuế đối với hoạt động tạm nhập tái xuất xăng dầu của Công ty TNHH Minh Châu.

Căn cứ công văn số 0221/PLX-XNK ngày 21/02/2012 của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam về việc hướng dẫn triển khai bán xăng dầu tạm nhập tái xuất 2012. (bản photocopy gửi kèm) Căn cứ hướng dẫn trên và công văn số 0221/PLX-XNK ngày 21/02/2012 của Tập đoàn xăng dầu Việt Nam thì Tập đoàn xăng dầu Việt Nam hoặc đơn vị được Tập đoàn xăng dầu Việt Nam ủy quyền là đơn vị thực hiện thủ tục hải quan (cung ứng xăng dầu) cho tàu biển Việt Nam chạy tuyến quốc tế xuất cảnh hoặc tàu nước ngoài neo đậu tại cảng biển, cảng sông quốc tế chạy tuyến quốc tế xuất cảnh (tàu biển xuất cảnh).

Các Công ty là đại lý của Tập đoàn xăng dầu Việt Nam hoặc đơn vị được Tập đoàn xăng dầu Việt Nam ủy quyền được phép cung ứng xăng dầu cho tàu biển xuất cảnh theo hợp đồng đại lý, các nghĩa vụ liên quan giữa các đại lý với Tập đoàn xăng dầu Việt Nam hoặc Công ty được Tập đoàn xăng dầu Việt Nam ủy quyền phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.

Theo trình bày của Cục Thuế thành phố Hồ Chí Minh tại công văn số 1447/CT-TT3 ngày 22/02/2016, Công ty TNHH Minh Châu mua xăng dầu tạm nhập tái xuất từ Công ty TNHH Một thành viên DV-TM Vitaco để bán cho tàu biển xuất cảnh; trên tờ khai hàng hóa xuất khẩu ghi tên người xuất khẩu là Tập đoàn xăng dầu Việt Nam, người nhập khẩu ghi tên Công ty TNHH Một thành viên DV-TM Vitaco và tên/số hiệu tàu biển nước ngoài, người mở tờ khai là Cty Xăng dầu khu vực II TNHH Một thành viên;

Vì vậy:

– Đối với quan hệ mua bán xăng dầu giữa Công ty TNHH Một thành viên DV-TM Vitaco và Công ty TNHH Minh Châu là quan hệ mua bán hàng hóa trong nội địa nên doanh thu bán hàng áp dụng mức thuế suất thuê GTGT 10%.

– Công ty TNHH Minh Châu không có chức năng kinh doanh xuất nhập khẩu xăng dầu và không đứng tên trên tờ khai xuất khẩu bán xăng dầu cho tàu biển xuất cảnh, do đó không đáp ứng quy định về điều kiện áp dụng thuế suất thuế GTGT 0% quy định tại khoản 2 Điều 9 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính

Chúc các bạn thành công!

Tìm hiểu thêm về kế toán, kiểm toán, thuế tại calico.vn hoặc kiemtoancalico.com

 

Bài viết có ích cho bạn?
Banner-post-thu-vien-calico_960x300
Bài viết có ích cho bạn?

NGHIỆP VỤ CALICO