Hệ thống thang bảng lương 2021 (Mẫu biểu hồ sơ)

24/03/2021 7173 lượt xem    

HỆ THỐNG THANG LƯƠNG, BẢNG LƯƠNG 2021

I. Quy định về thang bảng lương:

Theo điều 93 của Bộ luật Lao động số: 45/2019/QH14, có hiệu lực từ ngày 01/01/2021 thì:

  1. Người sử dụng lao động phải xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động làm cơ sở để tuyển dụng, sử dụng lao động, thỏa thuận mức lương theo công việc hoặc chức danh ghi trong hợp đồng lao động và trả lương cho người lao động.
  2. Mức lao động phải là mức trung bình bảo đảm số đông người lao động thực hiện được mà không phải kéo dài thời giờ làm việc bình thường và phải được áp dụng thử trước khi ban hành chính thức.
  3. Người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở khi xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động.Thang lương, bảng lương và mức lao động phải được công bố công khai tại nơi làm việc trước khi thực hiện.

II. Đăng ký thang lương, bảng lương của doanh nghiệp.

  • – Trước ngày 01/01/2021: theo quy định tại Khoản 2 Điều 93 Bộ luật Lao động 2012 và Điều 1 Nghị định 121/2018/NĐ-CP thì người sử dụng lao động có từ 10 người lao động trở lên phải đăng ký thang, bảng lương với cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện nơi đặt cơ sở sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động đồng thời với việc công khai tại nơi làm việc.
  • – Nhưng từ ngày 01/01/2021, bắt đầu kể từ khi Bộ luật Lao động số: 45/2019/QH14 có hiệu lực thì: Doanh nghiệp không còn phải đăng ký thang, bảng lương với cơ quan nhà nước nữa. mà chỉ cần:
    – Xây dựng
    – Tham khảo ý kiến
    – Công khai trước khi thực hiện theo điều 93 của Bộ luật Lao động số: 45/2019/QH14 nêu trên là được.

III. Hệ thống thang, bảng lương của doanh nghiệp tự xây dựng:

  1. Hệ thống, bảng lương doanh nghiệp tự xây dựng hoặc sửa đổi, bổ sung.
  2. Bản quy định các tiêu chuẩn và điều kiện áp dụng đối với từng chức danh hoặc nhóm chức danh ngành nghề công việc trong thang, bảng lương (quy định rõ các tiêu chuẩn và điều kiện về trình độ chuyên môn, vi tính, ngoại ngữ , kinh nghiệm yêu cầu về công việc đối với từng chức danh trong công ty).
  3. Quyết định ban hành hệ thống thang lương, bảng lương áp dụng trong doanh nghiệp
  4. Ý kiến tham gia của BCH công đoàn cơ sở hoặc BCH lâm thời (trường hợp không có công đoàn thì lấu ý kiến tham gia của toàn thể người lao động trong công ty).

Lưu ý :

Khi xây dựng hệ thống thang, bảng lương các đơn vị cần nghiên cứu kỹ các văn bản sau:
Đối với doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp :
– Nghị định 90/2019/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng áp dụng cho năm 2021 đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động.

IV. Mẫu hồ sơ đăng ký thang bảng lương 2021.

1. Hệ thống, bảng lương doanh nghiệp:

Muc-dong-BHXH-cho-nguoi-nuoc-ngoai-2020-kiemtoancalico

Các chú ý khi làm thang bảng lương trên như sau:

1. Chỗ “Áp dụng lương tối thiểu”

Các bạn ghi mức lương thấp nhất trong cột bậc I vào đây

2. Cột “NHÓM CHỨC DANH, VỊ TRÍ CÔNG VIỆC”:

Công ty các bạn có bao nhiêu chức danh, vị trí công việc thì liệt kê hết vào đây. (Căn cứ vào đặc thù sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp xây dựng chức danh, vị trí công việc và bậc lương phù hợp với doanh nghiệp mình)

3. Các cột Bậc lương:

– Số lượng bậc lương phụ thuộc vào lựa chọn xây dựng của đơn vị, thường thì các doanh nghiệp hay xây dựng từ 5 đến 8 bậc. Người lao động khi mới vào làm việc sẽ áp dụng bậc 1, và theo quy chế tăng lương của doanh nghiệp mỗi lần sẽ lên 1 bậc (các trường hợp đặc biệt có thể được nâng vượt bậc)
– Mức lương bậc 1 phải thỏa mãn điều kiện:
  + Không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc giản đơn nhất.
+ Cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc đòi hỏi người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề
– Khoảng cách giữa 2 bậc lương liền kề phải đảm bảo khuyến khích người lao động nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ, tích lũy kinh nghiệp, phát triển tài năng nhưng ít nhất bằng 5%. (Ví dụ: số tiền lương của bậc 2 phải cao hơn bậc 1 ít nhất là 5%)

2. Bản quy định các tiêu chuẩn và điều kiện áp dụng đối với từng chức danh:

He-thong-thang-bang-luong-2021-Mau-bieu-ho-so-kiemtoancalico

3. Quyết định ban hành hệ thống thang lương, bảng lương áp dụng trong doanh nghiệp.

He-thong-thang-bang-luong-2021-Mau-bieu-ho-so-kiemtoancalico

4. Ý kiến tham gia:

He-thong-thang-bang-luong-2021-Mau-bieu-ho-so-kiemtoancalico

V. Xử phạt vi phạm

Theo Điều 16 Nghị định 28/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, BHXH, đưa NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. (ban hành ngày 01/03/2020, có hiệu lực từ ngày 15/04/2020, thay thế nghị định 95/2013 và nghị định 88/2015) thì:

1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

a) Không công bố công khai tại nơi làm việc thang lương, bảng lương, định mức lao động, quy chế thưởng;
b) Không lập sổ lương và xuất trình khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu;
c) Khi thay đổi hình thức trả lương, người sử dụng lao động không thông báo cho người lao động biết trước ít nhất 10 ngày trước khi thực hiện;
d) Không xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động;
đ) Sử dụng thang lương, bảng lương, định mức lao động không đúng quy định khi đã có ý kiến sửa đổi, bổ sung của cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện;
e) Không tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở khi xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động, quy chế thưởng.

2. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi: trả lương thấp hơn mức quy định tại thang lương, bảng lương đã gửi cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện; 
theo một trong các mức sau đây:

a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
d) Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
đ) Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.

Các bài viết liên quan:

Mọi chi tiết xin liên hệ:

  • Hãng kiểm toán Calico
  • Địa chỉ: Tầng 29, Tòa Đông, Lotte Center Hà Nội.
  • Số 54 Liễu Giai, Phường Cống Vị, Quận Ba Đình, TP. Hà Nội
  • VPGD: Phòng 2302, Tháp B, Toà nhà The Light, đường Tố Hữu, Phường Trung Văn, Quận Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội.
  • Hotline: 0966.246.800
  • Email: calico.vn@gmail.com
  • Website: KiemToanCalico.com | www.calico.vn

4/5 - (4 bình chọn)
Banner-post-thu-vien-calico_960x300
4/5 - (4 bình chọn)

NGHIỆP VỤ CALICO