Mục lục bài viết
- 1 Tại điểm 4, điểm 6 Điều 5 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn các trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT:
- 2 Tại khoản b Điểm 12 Điều 1 Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/2/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn:
- 3 Tổng cục Thuế nhận được công văn số 714/TĐDMVN-TCKT của Tập đoàn Dệt may Việt Nam và công văn số 690/CT-TTHT của Cục Thuế tỉnh Kiên Giang nêu vướng mắc về hồ sơ chứng từ khi Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Tập đoàn) điều chuyển tài sản cho các Công ty con do Tập đoàn sở hữu 100% vốn.
Bài viết sau sẽ giải đáp những vướng mắc về hồ sơ chứng từ khi điều chuyển tài sản cho các công ty con theo hướng dẫn tại công văn 4646/TCT-DNL
Tại điểm 4, điểm 6 Điều 5 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn các trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT:
Tổ chức, cá nhân chuyển nhượng dự án đầu tư để sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng cho doanh nghiệp, hợp tác xã.
Tài sản cố định đang sử dụng, đã thực hiện trích khấu hao khi điều chuyển theo giá trị ghi trên sổ sách kế toán giữa cơ sở kinh doanh và các đơn vị thành viên do một cơ sở kinh doanh sở hữu 100% vốn hoặc giữa các đơn vị thành viên do một cơ sở kinh doanh sở hữu 100% vốn để phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT thì không phải lập hóa đơn và kê khai, nộp thuế GTGT. Cơ sở kinh doanh có tài sản cố định điều chuyển phải có Quyết định hoặc Lệnh điều chuyển tài sản kèm theo bộ hồ sơ nguồn gốc tài sản.
Trường hợp tài sản cố định khi điều chuyển đã thực hiện đánh giá lại giá trị tài sản hoặc điều chuyển cho cơ sở sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT thì phải lập hóa đơn GTGT, kê khai, nộp thuế GTGT theo quy định.
Tại khoản b Điểm 12 Điều 1 Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/2/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn:
Trường hợp cơ sở kinh doanh có quyết định thành lập các Ban Quản lý dự án hoặc chi nhánh đóng tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác với tỉnh, thành phố nơi đóng trụ sở chính để thay mặt người nộp thuế trực tiếp quản lý một hoặc nhiều dự án đầu tư tại nhiều địa phương; Ban Quản lý dự án, chi nhánh có con dấu theo quy định của pháp luật, lưu giữ so sách chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, có tài khoản gửi tại ngân hàng, đã đăng ký thuế và được cấp mã số thuế thì Ban Quản lý dự án, chi nhánh phải lập hồ sơ khai thuế, hoàn thuế riêng với cơ quan thuế địa phương nơi đăng ký thuế.
Khi dự án đầu tư để thành lập doanh nghiệp đã hoàn thành và hoàn tất các thủ tục về đăng ký kinh doanh, đăng ký nộp thuế, cơ sở kinh doanh là chủ dự án đầu tư phải tổng hợp số thuế giá trị gia tăng phát sinh, số thuế giá trị gia tăng đã hoàn, số thuế giá trị gia tăng chưa được hoàn của dự án để bàn giao cho doanh nghiệp mới thành lập để doanh nghiệp mới thực hiện kê khai, nộp thuế và đề nghị hoàn thuế giá trị gia tăng theo quy định với cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
Tổng cục Thuế nhận được công văn số 714/TĐDMVN-TCKT của Tập đoàn Dệt may Việt Nam và công văn số 690/CT-TTHT của Cục Thuế tỉnh Kiên Giang nêu vướng mắc về hồ sơ chứng từ khi Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Tập đoàn) điều chuyển tài sản cho các Công ty con do Tập đoàn sở hữu 100% vốn.
Về vấn đề này, sau khi báo cáo Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:
Trường hợp Tập đoàn Dệt may Việt Nam đã ban hành Nghị quyết để điều chuyển tài sản là các dự án của Tập đoàn cho các đơn vị do Tập đoàn sở hữu 100% vốn quản lý vận hành dự án gồm: Nhà máy may Tuyên Quang, Nhà máy may Quảng Bình do Tập đoàn quản lý điều chuyển cho Công ty TNHH Tổng công ty Dệt may Miền Bắc; Nhà máy may Cần Thơ, Nhà máy may Bạc Liêu (do Tập đoàn quản lý) và Nhà máy may Kiên Giang (do Chi nhánh Tập đoàn quản lý) điều chuyển cho Công ty TNHH Tổng công ty Dệt may Miền Nam quản lý.
Tài sản bàn giao theo giá trị ghi trên sổ sách kế toán (không thực hiện đánh giá lại giá trị tài sản bàn giao) thì khi điều chuyển tài sản Tập đoàn Dệt may Việt Nam hoặc Chi nhánh Tập đoàn Dệt may Việt Nam phải có Quyết định điều chuyển tài sản, Biên bản bàn giao tài sản, kèm theo bộ hồ sơ nguồn gốc tài sản và không phải lập hóa đơn GTGT.
Tập đoàn Dệt may Việt Nam, Chi nhánh Tập đoàn Dệt may Việt Nam tổng hợp số thuế GTGT phát sinh, số thuế GTGT đã hoàn, số thuế GTGT còn được khấu trừ của các dự án để bàn giao cho đơn vị tiếp nhận dự án kê khai, khấu trừ, xác định nghĩa vụ thuế với cơ quan thuế quản lý trực tiếp theo quy định.
Căn cứ vào quy định trên và theo báo cáo của Tập đoàn Dệt may Việt Nam:
Đối với dự án Nhà máy may Kiên Giang, do đơn vị điều chuyển là Chi nhánh Tập đoàn Dệt may Việt Nam và đơn vị tiếp nhận dự án là Chi nhánh Tổng công ty Dệt may Miền Nam, đều do Cục Thuế Kiên Giang quản lý nên Cục Thuế Kiên Giang hướng dẫn Chi nhánh Tập đoàn Dệt may Việt Nam thực hiện các thủ tục bàn giao số thuế chưa được khấu trừ cho Chi nhánh Tổng công ty Dệt may Miền Nam, không phải bàn giao về Công ty mẹ của các Chi nhánh tại TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.
Tập đoàn Dệt may Việt Nam và các đơn vị thành viên chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của việc bàn giao số liệu thuế GTGT còn được khấu trừ.
Chúc các bạn thành công!
Tìm hiểu thêm về kế toán, kiểm toán, thuế tại calico.vn hoặc kiemtoancalico.com