Chính sách thuế TNDN với trường hợp Công ty TNHH Du Lịch

03/02/2018 914 lượt xem    

Đối với trường hợp của Công ty TNHH Du Lịch Thiên Phú và Công ty TNHH Thương mại Du lịch Hải Phú thì xác định thu nhập chịu thuế TNDN như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp tìm hiểu kỹ hơn và chỉ ra các bước hướng dẫn về Chính sách thuế TNDN theo căn cứ hướng dẫn tại Công văn số 2322/TCT-CS, ngày 30 tháng 5 năm 2016. Nội dung cụ thể như sau:

– Tại Điểm e Khoản 1 Điều 37 Luật quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006 quy định Người nộp thuế nộp thuế theo phương pháp kê khai bị ấn định thuế trong trường hợp: 

“Mua, bán, trao đổi và hạch toán giá trị hàng hóa, dịch vụ không theo giá trị giao dịch thông thường trên thị trường;”

 

– Tại Điểm 2.18 Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế TNDN quy định khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế như sau:

“2.18. Chi trả lãi tiền vay vốn tương ứng với phần vốn điều lệ (đối với doanh nghiệp tư nhân là vốn đầu tư) đã đăng ký còn thiếu theo tiến độ góp vốn ghi trong điều lệ của doanh nghiệp kể cả trường hợp doanh nghiệp đã đi vào sản xuất kinh doanh. Chi trả lãi tiền vay đã được ghi nhận vào giá trị của tài sản, giá trị công trình đầu tư”.

 

Tổng cục Thuế đã tiếp nhận công văn số 623/CT-KTT2 ngày 1/2/2016 và công văn số 862/CT-KTT2 ngày 1/3/2016 của Cục Thuế tỉnh Bình Thuận về chính sách thuế TNDN. Sau khi báo cáo Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế trả lời để Cục Thuế tỉnh Bình Thuận được biết:

– Tại công văn số 623/CT-KTT2 nêu trên:

Cục Thuế tỉnh Bình Thuận báo cáo: Từ năm 2012 đến năm 2014, Công ty TNHH Du Lịch Thiên Phú có tạm ứng tiền cho các cá nhân là thành viên góp vốn hơn 33 tỷ đồng với lý do ứng tiền mua hàng, mở rộng dự án. Tuy nhiên, đến năm 2015 các cá nhân trên mới hoàn ứng lại cho Công ty nhưng không phát sinh việc mua hàng, mở rộng dự án.

– Tại công văn số 862/CT-KTT2 nêu trên:

Cục Thuế tỉnh Bình Thuận báo cáo: Trong năm 2014, Công ty TNHH Thương mại Du lịch Hải Phú cho các cá nhân mượn 6 tỷ đồng với lãi suất 0%, cho vay 50 tỷ đồng với lãi suất 7%/năm và cho cá nhân là thành viên góp vốn tạm ứng 55 tỷ đồng sau đó hoàn ứng lại nhưng Công ty không chứng minh được khoản chi tạm ứng này có phục vụ cho đầu tư kinh doanh của doanh nghiệp. Trong khi đó, Công ty phát sinh khoản đi vay 260 tỷ đồng, với lãi suất 14%/năm dùng để đặt cọc cho hợp đồng mua bán hàng hóa và phát sinh chi phí lãi vay hơn 36 tỷ đồng, tuy nhiên hợp đồng không thực hiện Công ty nhận lại số tiền đối tác thanh toán do phạt vi phạm hợp đồng với mức 8% trên số tiền đặt cọc.

 

Căn cứ quy định nêu trên:

Tổng cục Thuế đề nghị Cục Thuế tỉnh Bình Thuận rà soát lại quá trình hoạt động và việc góp vốn điều lệ của các doanh nghiệp để xác định những hoạt động sản xuất kinh doanh đột biến từ đó đánh giá những bất hợp lý trong việc chi tạm ứng, cho vay và việc vay vốn ngân hàng của doanh nghiệp để loại trừ các khoản chi phí không đúng quy định khi tính chi phí được trừ và xác định thu nhập chịu thuế TNDN.

 

Chúc các bạn thành công!

Tìm hiểu thêm về kế toán, kiểm toán, thuế tại calico.vn hoặc kiemtoancalico.com

 

Bài viết có ích cho bạn?
Banner-post-thu-vien-calico_960x300
Bài viết có ích cho bạn?

NGHIỆP VỤ CALICO