Chính sách thuế nhà thầu

26/02/2018 1204 lượt xem    

Mục lục bài viết

Quy định về thuế nhà thầu không còn xa lạ với nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên vẫn còn nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước còn chưa nắm rõ được các quy định này. Bài viết sau sẽ đưa ra những quy định chung nhất và hướng dẫn trường hợp của Công ty Sumitomo Corporation căn cứ vào công văn 5507/TCT-CS ngày 29/11/2016

1. Về thuế nhà thầu đối với hàng hóa dịch vụ do Nhà thầu nước ngoài cung cấp:

Tại khoản 1 Điều 1 Thông tư số 103/2014/TT-BTC ngày 06/08/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế nhà thầu quy định đối tượng áp dụng của Thông tư:

Tổ chức nước ngoài kinh doanh có cơ sở thường trú tại Việt Nam hoặc không có cơ sở thường trú tại Việt Nam; cá nhân nước ngoài kinh doanh là đối tượng cư trú tại Việt Nam hoặc không là đối tượng cư trú tại Việt Nam (sau đây gọi chung là Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài) kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng, thỏa thuận, hoặc cam kết giữa Nhà thầu nước ngoài với tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc giữa Nhà thầu nước ngoài với Nhà thầu phụ nước ngoài để thực hiện một phần công việc của Hợp đồng nhà thầu.

Tại khoản 2, khoản 3 Điều 2 Thông tư số 103/2014/TT-BTC ngày 06/08/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế nhà thầu quy định đối tượng không áp dụng của Thông tư:

Tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện cung cấp hàng hóa cho tổ chức, cá nhân Việt Nam không kèm theo các dịch vụ được thực hiện tại Việt Nam dưới các hình thức:

– Giao hàng tại cửa khẩu nước ngoài: người bán chịu mọi trách nhiệm, chi phí, rủi ro liên quan đến việc xuất khẩu hàng và giao hàng tại cửa khẩu nước ngoài; người mua chịu mọi trách nhiệm, chi phí, rủi ro liên quan đến việc nhận hàng, chuyên chở hàng từ cửa khẩu nước ngoài về đến Việt Nam (kể cả trường hợp giao hàng tại cửa khẩu nước ngoài có kèm điều khoản bảo hành là trách nhiệm và nghĩa vụ của người bán).

– Giao hàng tại cửa khẩu Việt Nam: người bán chịu mọi trách nhiệm, chi phí, rủi ro liên quan đến hàng hóa cho đến điểm giao hàng tại cửa khẩu Việt Nam; người mua chịu mọi trách nhiệm, chi phí, rủi ro liên quan đến việc nhận hàng, chuyên chở hàng từ cửa khẩu Việt Nam (kể cả trường hợp giao hàng tại cửa khẩu Việt Nam có kèm điều khoản bảo hành là trách nhiệm và nghĩa vụ của người bán).

Tổ chức, cá nhân nước ngoài có thu nhập từ dịch vụ được cung cấp và tiêu dùng ngoài Việt Nam.

2. Về thuế GTGT đối với máy móc thiết bị nhập khẩu phục vụ Dự án:

Tại khoản 17a Điều 4 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế GTGT quy định về đối tượng không chịu thuế GTGT bao gồm:

Hàng hóa thuộc loại trong nước chưa sản xuất được nhập khẩu trong các trường hợp sau: Máy móc, thiết bị, phụ tùng, vật tư nhập khẩu để sử dụng trực tiếp cho hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ.

3. Về lập hóa đơn GTGT đối với máy móc thiết bị nhập khẩu:

Tại Điều 1.2 Mục I Phần B Thông tư số 134/2008/TT-BTC quy định:

– Trường hợp hàng hoá được cung cấp theo hợp đồng dưới hình thức:

Điểm giao nhận hàng hoá nằm trong lãnh thổ Việt Nam; hoặc việc cung cấp hàng hóa có kèm theo các dịch vụ tiến hành tại Việt Nam như lắp đặt, chạy thử, bảo hành, bảo dưỡng, thay thế, các dịch vụ khác đi kèm với việc cung cấp hàng hoá, kể cả trường hợp việc cung cấp các dịch vụ nêu trên có hoặc không nằm trong giá trị của hợp đồng cung cấp hàng hóa thì giá trị hàng hoá chỉ phải chịu thuế GTGT khâu nhập khẩu theo quy định, phần giá trị dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo hướng dẫn tại Thông tư này.

– Trường hợp hợp đồng không tách riêng được giá trị hàng hoá và giá trị dịch vụ đi kèm thì thuế GTGT được tính chung cho cả hợp đồng.

Ví dụ:

Doanh nghiệp A ở Việt Nam ký hợp đồng mua dây chuyền máy móc thiết bị cho Dự án Nhà máy xi măng với Doanh nghiệp B ở nước ngoài. Tổng giá trị Hợp đồng là 100 triệu USD, bao gồm giá trị máy móc thiết bị là 80 triệu USD (trong đó có thiết bị thuộc diện chịu thuế GTGT với thuế suất 10%), giá trị dịch vụ hướng dẫn lắp đặt, giám sát lắp đặt, bảo hành, bảo dưỡng là 20 triệu USD. Khi nhập khẩu dây chuyền máy móc thiết bị, Doanh nghiệp A là người nhập khẩu thực hiện nộp thuế GTGT khâu nhập khẩu đối với giá trị thiết bị nhập khẩu thuộc diện chịu thuế GTGT.

Việc xác định nghĩa vụ thuế GTGT của Công ty B đối với giá trị hợp đồng ký với doanh nghiệp A như sau:

– Thuế GTGT được tính trên giá trị dịch vụ (20 triệu USD), không tính trên giá trị dây chuyền máy móc thiết bị nhập khẩu.

– Trường hợp Hợp đồng không tách riêng được giá trị dây chuyền máy móc thiết bị và giá trị dịch vụ thì thuế GTGT được tính trên toàn bộ giá trị hợp đồng (100 triệu USD).

Trả lời công văn số L-ELGMZ-7460 ngày 24/08/2016 của Công ty Sumitomo Corporation (Công ty SC) về chính sách thuế nhà thầu, do không có hồ sơ, hợp đồng cụ thể nên Tổng cục Thuế có ý kiến về nguyên tắc như sau:

Căn cứ các quy định trên thì về nguyên tắc nếu Nhà thầu nước ngoài (Công ty SC) ký hợp đồng với chủ đầu tư là Trung tâm vệ tinh quốc gia (VNSC) để thực hiện Dự án ứng phó với thiên tai và biến đổi khí hậu sử dụng vệ tinh quan sát Trái đất tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc, Hà Nội thì Công ty SC không phải nộp thuế nhà thầu đối với hàng hóa, dịch vụ do Công ty SC cung cấp và tiêu dùng ngoài Việt Nam; đối với hàng hóa, dịch vụ do Công ty SC cung cấp tại Việt Nam, Công ty SC phải nộp thuế nhà thầu theo quy định tại Thông tư số 103/2014/TT-BTC nêu trên.

Trường hợp nếu máy móc thiết bị được VNSC nhập khẩu được xác định là thuộc loại trong nước chưa sản xuất được và được sử dụng trực tiếp cho hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ thì số máy móc thiết bị này thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT theo quy định.

Đề nghị Công ty SC cung cấp hợp đồng và các tài liệu có liên quan đến cơ quan Thuế quản lý trực tiếp để được hướng dẫn cụ thể.

 

Tìm hiểu thêm về kế toán, kiểm toán, thuế tại calico.vn hoặc kiemtoancalico.com

Bài viết có ích cho bạn?
Banner-post-thu-vien-calico_960x300
Bài viết có ích cho bạn?

NGHIỆP VỤ CALICO