Xác định thuế TNCN đối với thu nhập từ nhiệm vụ KH&CN sử dụng NSNN

30/01/2018 865 lượt xem    

Công văn số 2205/TCT-TNCN

Thuế TNCN đối với thu nhập từ thực hiện nhiệm vụ KH&CN

– Theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 55/2015/TTLT-BTC ngày 22/4/2015 của BTC và Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn định mức xây dựng, phân bổ dự toán và quyết toán kinh phí đối với nhiệm vụ KH&CN có sử dụng NSNN:

Chương I: NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định các yếu tố đầu vào cấu thành dự toán nhiệm vụ khoa học và công nghệ (KH&CN) có sử dụng NSNN; định mức xây dựng dự toán kinh phí đối với nhiệm vụ KH&CN; các hoạt động phục vụ công tác quản lý nhiệm vụ KH&CN của cơ quan có thẩm quyền; quy định về lập, thẩm định, phê duyệt và quyết toán kinh phí đối với nhiệm vụ KH&CN; quy định chi công bố kết quả nghiên cứu và chi đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan quản lý nhiệm vụ KH&CN và cơ quan có thẩm quyền phê duyệt nhiệm vụ KH&CN có sử dụng NSNN; các tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ KH&CN có sử dụng NSNN và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

Điều 3. Nguyên tắc áp dụng định mức xây dựng và phân bổ dự toán

  1. Các định mức xây dựng dự toán quy định tại Thông tư này là định mức tối đa, áp dụng đối với nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia. Căn cứ quy định tại Thông tư này, các Bộ, cơ quan trung ương, địa phương có trách nhiệm hướng dẫn, ban hành các nội dung và định mức xây dựng dự toán đối với nhiệm vụ KH&CN cấp Bộ, cấp tỉnh, cấp cơ sở để thực hiện thống nhất trong phạm vi Bộ, cơ quan trung ương và địa phương, đảm bảo phù hợp với nguồn lực, đặc thù hoạt động KH&CN của Bộ, cơ quan trung ương, địa phương và không vượt quá định mức dự toán quy định tại Thông tư này.
  2. Các định mức chi khác làm căn cứ lập dự toán của nhiệm vụ KH&CN không quy định cụ thể tại Thông tư này được thực hiện theo các quy định hiện hành của nhà nước.

Điều 4. Các loại nhiệm vụ KH&CN có sử dụng ngân sách nhà nước

Các loại nhiệm vụ KH&CN có sử dụng ngân sách nhà nước được quy định tại Điều 25, 26, 27 và 28 Nghị định số 08/2014/NĐ-CP ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật khoa học và công nghệ.

Điều 5. Chức danh thực hiện nhiệm vụ KH&CN

1. Các chức danh thực hiện nhiệm vụ KH&CN

a) Chủ nhiệm nhiệm vụ;

b) Thành viên thực hiện chính, thư ký khoa học;

c) Thành viên;

d) Kỹ thuật viên, nhân viên hỗ trợ.

2. Số lượng thành viên và ngày công tham gia đối với mỗi chức danh (Chủ nhiệm nhiệm vụ; thành viên thực hiện chính, thư ký khoa học; thành viên) phụ thuộc vào nội dung thực hiện theo thuyết minh nhiệm vụ KH&CN được Hội đồng khoa học xem xét và cơ quan có thẩm quyền quyết định phê duyệt đảm bảo theo đúng các quy định của nhà nước.

3. Đối với chức danh kỹ thuật viên, nhân viên hỗ trợ thực hiện theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 7 Thông tư này.

Chương II: NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Mục I. CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO CẤU THÀNH DỰ TOÁN VÀ MỘT SỐ KHUNG ĐỊNH MỨC XÂY DỰNG DỰ TOÁN NHIỆM VỤ KH&CN

Điều 6. Các yếu tố đầu vào cấu thành dự toán nhiệm vụ KH&CN có sử dụng NSNN

  1. Tiền công lao động trực tiếp, gồm: tiền công cho các chức danh quy định tại Điều 5 Thông tư này; tiền công thuê chuyên gia trong nước và chuyên gia ngoài nước phối hợp trong quá trình nghiên cứu và thực hiện nhiệm vụ KH&CN. Đối với nhiệm vụ KH&CN cấp cơ sở không được thuê chuyên gia trong quá trình tổ chức thực hiện.

2. Chi mua vật tư, nguyên, nhiên, vật liệu, gồm: nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, dụng cụ, phụ tùng, vật rẻ tiền mau hỏng, năng lượng, tài liệu, tư liệu, số liệu, sách, báo, tạp chí tham khảo, quyền sử dụng sáng chế, thiết kế, phần mềm, bí quyết công nghệ phục vụ hoạt động nghiên cứu.

3. Chi sửa chữa, mua sắm tài sản cố định:

a) Chi mua tài sản thiết yếu, phục vụ trực tiếp cho hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của nhiệm vụ KH&CN;

b) Chi thuê tài sản trực tiếp tham gia thực hiện nghiên cứu và phát triển công nghệ của nhiệm vụ KH&CN;

c) Chi khấu hao tài sản cố định (nếu có) trong thời gian trực tiếp tham gia thực hiện nhiệm vụ KH&CN theo mức trích khấu hao quy định đối với tài sản của doanh nghiệp;

d) Chi sửa chữa trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ trực tiếp cho việc nghiên cứu của nhiệm vụ KH&CN.

4. Chi hội thảo khoa học, công tác phí trong và ngoài nước phục vụ hoạt động nghiên cứu.

5. Chi trả dịch vụ thuê ngoài phục vụ hoạt động nghiên cứu.

6. Chi điều tra, khảo sát thu thập số liệu.

7. Chi văn phòng phẩm, thông tin liên lạc, in ấn phục vụ hoạt động nghiên cứu.

8. Chi họp hội đồng tự đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN (nếu có).

9. Chi quản lý chung nhiệm vụ KH&CN nhằm đảm bảo yêu cầu quản lý trong triển khai thực hiện nhiệm vụ KH&CN.

10. Chi khác có liên quan trực tiếp đến triển khai thực hiện nhiệm vụ KH&CN.

Điều 7. Khung định mức làm căn cứ xây dựng dự toán nhiệm vụ KH&CN có sử dụng ngân sách nhà nước.

1. Dự toán tiền công lao động trực tiếp.

a) Cấu trúc thuyết minh phần tính tiền công lao động triển khai nhiệm vụ KH&CN bao gồm các công việc và dự kiến kết quả như sau:

STT

Nội dung công việc

Dự kiến kết quả

1

Nghiên cứu tổng quan

Xây dựng thuyết minh nhiệm vụ KH&CN, báo cáo tổng quan vấn đề cần nghiên cứu

2

Đánh giá thực trạng

Báo cáo thực trạng vấn đề cần nghiên cứu

3

Thu thập thông tin, tài liệu, dữ liệu; xử lý số liệu, phân tích thông tin, tài liệu, dữ liệu

Báo cáo kết quả thu thập tài liệu, dữ liệu, xử lý số liệu, phân tích thông tin, tài liệu, dữ liệu

4

Nội dung nghiên cứu chuyên môn

Báo cáo về kết quả nghiên cứu chuyên môn

5

Tiến hành thí nghiệm, thử nghiệm, thực nghiệm, khảo nghiệm, chế tạo, sản xuất; nghiên cứu, hoàn thiện quy trình công nghệ

Báo cáo về kết quả thí nghiệm, thử nghiệm, thực nghiệm, khảo nghiệm, chế tạo, sản xuất; quy trình công nghệ

6

Đề xuất giải pháp, kiến nghị, sáng chế, giải pháp hữu ích, sản phẩm, chế phẩm, mô hình, ấn phẩm khoa học và đề xuất khác

Báo cáo kết quả về kiến nghị, giải pháp, sáng chế, giải pháp hữu ích, sản phẩm, chế phẩm, mô hình, ấn phẩm khoa học và kết quả khác

7

Tổng kết, đánh giá

Báo cáo thống kê, báo cáo tóm tắt và báo cáo tổng hợp

Trong trường hợp cụ thể, nhiệm vụ KH&CN có thể không đầy đủ các phần nội dung theo cấu trúc trên.

b) Tiền công trực tiếp cho các chức danh thực hiện nhiệm vụ KH&CN được tính theo ngày công lao động quy đổi (08 giờ/01 ngày; trường hợp có số giờ công lẻ, trên 4 giờ được tính 1 ngày công, dưới 4 giờ được tính ½ ngày công) và mức lương cơ sở do Nhà nước quy định tại thời điểm xây dựng dự toán.

Tổ chức chủ trì và chủ nhiệm nhiệm vụ KH&CN có trách nhiệm xây dựng thuyết minh dự toán tiền công theo cấu trúc chung nhiệm vụ KH&CN tại điểm a, khoản 1 Điều này, chi tiết theo từng chức danh tham gia thực hiện nội dung công việc, số ngày công tham gia của từng chức danh.

Dự toán tiền công trực tiếp đối với từng chức danh được tính theo công thức và định mức sau:

Tc = Lcs x Hstcn x Snc

Trong đó:

Tc: Dự toán tiền công của chức danh

LcsLương cơ sở do Nhà nước quy định

Hstcn: Hệ số tiền công ngày tính theo lương cơ sở của từng chức danh tính theo Bảng 1 dưới đây

Snc: Số ngày công của từng chức danh

Bảng 1: Hệ số tiền công ngày cho các chức danh thực hiện nhiệm vụ KH&CN

STT

Chức danh

Hệ số chức danh nghiên cứu (Hcd)

Hệ số lao động khoa học (Hkh)

Hệ số tiền công theo ngày

Hstcn = (Hcd x Hkh)/22

1

Chủ nhiệm nhiệm vụ

6,92

2,5

0,79

2

Thành viên thực hiện chính; thư ký khoa học

5,42

2,0

0,49

3

Thành viên

3,66

1,5

0,25

4

Kỹ thuật viên, nhân viên hỗ trợ

2,86

1,2

0,16

Hệ số tiền công ngày cho các chức danh thực hiện nhiệm vụ KH&CN quy định tại Bảng 1 của Thông tư này là mức hệ số tối đa, áp dụng cho nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia. Căn cứ khả năng, nguồn lực, đặc thù, trình độ hoạt động KH&CN của cơ quan, đơn vị, các Bộ, cơ quan trung ương, địa phương có trách nhiệm hướng dẫn, ban hành mức hệ số tiền công ngày cho các chức danh thực hiện nhiệm vụ KH&CN cấp Bộ, cấp tỉnh, cấp cơ sở để thực hiện thống nhất trong phạm vi Bộ, cơ quan trung ương và địa phương, đảm bảo không vượt quá mức quy định tại Bảng 1 Thông tư này.

c) Dự toán tiền công trực tiếp đối với chức danh kỹ thuật viên, nhân viên hỗ trợ không quá 20% tổng dự toán tiền công trực tiếp đối với các chức danh quy định tại điểm a, b, c khoản 1 Điều 5 Thông tư này.

2. Thuê chuyên gia trong nước và ngoài nước phối hợp nghiên cứu.

a) Thuê chuyên gia trong nước.

Trong trường hợp nhiệm vụ KH&CN có nhu cầu thuê chuyên gia trong nước, tổ chức chủ trì nhiệm vụ KH&CN căn cứ nội dung yêu cầu công việc thuê chuyên gia thực hiện thương thảo mức tiền thuê chuyên gia, thuyết minh rõ cho hội đồng tư vấn đánh giá xem xét, trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo hợp đồng khoán việc. Trường hợp thuê chuyên gia trong nước theo ngày công thì mức dự toán thuê chuyên gia trong nước không quá 40.000.000 đồng/người/tháng (22 ngày/1 tháng).

Tổng dự toán kinh phí thực hiện nội dung chi thuê chuyên gia trong nước không quá 30% tổng dự toán kinh phí chi tiền công trực tiếp thực hiện nhiệm vụ KH&CN quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư này.

Trong trường hợp đặc biệt, nhiệm vụ KH&CN có dự toán thuê chuyên gia trong nước vượt quá 40.000.000 đồng/người/tháng hoặc tổng dự toán kinh phí thực hiện nội dung chi thuê chuyên gia trong nước vượt quá 30% tổng dự toán kinh phí chi tiền công trực tiếp thực hiện nhiệm vụ KH&CN quy định tại khoản 1 điều 7 Thông tư này thì:

– Đối với nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia: cơ quan có thẩm quyền phê duyệt nhiệm vụ KH&CN có sử dụng NSNN quyết định phê duyệt và chịu trách nhiệm sau khi có ý kiến bằng văn bản của Bộ KH&CN.

– Đối với nhiệm vụ KH&CN cấp Bộ, cấp tỉnh: cơ quan có thẩm quyền phê duyệt nhiệm vụ KH&CN có sử dụng NSNN quyết định phê duyệt và chịu trách nhiệm.

b) Thuê chuyên gia ngoài nước.

Trong trường hợp nhiệm vụ KH&CN có nhu cầu thuê chuyên gia ngoài nước, tổ chức chủ trì nhiệm vụ KH&CN căn cứ nội dung yêu cầu công việc thuê chuyên gia thực hiện thương thảo mức tiền thuê chuyên gia, thuyết minh rõ kết quả của việc thuê chuyên gia, tiêu chí đánh giá kết quả thuê chuyên gia cho hội đồng tư vấn đánh giá xem xét, trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo hợp đồng khoán việc. Tổng dự toán kinh phí thực hiện nội dung chi thuê chuyên gia ngoài nước không quá 50% tổng dự toán kinh phí chi tiền công trực tiếp thực hiện nhiệm vụ KH&CN quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư này. Thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền phê duyệt nhiệm vụ KH&CN có sử dụng NSNN chịu trách nhiệm về nội dung và mức kinh phí thuê chuyên gia ngoài nước.

Trong trường hợp đặc biệt, nhiệm vụ KH&CN có tổng dự toán kinh phí thực hiện nội dung chi thuê chuyên gia ngoài nước vượt quá 50% tổng dự toán kinh phí chi tiền công trực tiếp thực hiện nhiệm vụ KH&CN quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư này thì:

– Đối với nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia: cơ quan có thẩm quyền phê duyệt nhiệm vụ KH&CN có sử dụng NSNN quyết định phê duyệt và chịu trách nhiệm sau khi có ý kiến bằng văn bản của Bộ KH&CN.

– Đối với nhiệm vụ KH&CN cấp Bộ, cấp tỉnh: cơ quan có thẩm quyền phê duyệt nhiệm vụ KH&CN có sử dụng NSNN quyết định phê duyệt và chịu trách nhiệm.

3. Dự toán chi phí mua vật tư, nguyên, nhiên, vật liệu được xây dựng trên cơ sở thuyết minh dự kiến khối lượng công việc, chế độ, định mức hiện hành (nếu có) và các báo giá liên quan.

4. Dự toán chi sửa chữa, mua sắm tài sản cố định được xây dựng trên cơ sở thuyết minh dự kiến khối lượng công việc, chế độ, định mức hiện hành (nếu có) và các báo giá liên quan. Nội dung chi này có mục tiêu, nội dung gắn kết hữu cơ, đồng bộ và được tiến hành trong một thời gian nhất định phù hợp với tiến độ của nhiệm vụ KH&CN; được quản lý theo quy định hiện hành về sửa chữa, mua sắm tài sản hình thành có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước.

5. Dự toán chi hội thảo khoa học phục vụ hoạt động nghiên cứu.

Nội dung và định mức chi hội thảo khoa học phục vụ hoạt động nghiên cứu được xây dựng và thực hiện theo các quy định tại Thông tư số 01/2010/TT-BTC ngày 06 tháng 01 năm 2010 của Bộ Tài chính quy định chế độ chi tiêu đón tiếp khách nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam, chi tiêu tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam và chi tiêu tiếp khách trong nước và Thông tư số97/2010/TT-BTC ngày 06 tháng 7 năm 2010 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập. Ngoài ra, Thông tư này quy định mức xây dựng dự toán chi thù lao tối đa tham gia hội thảo khoa học như sau:

– Người chủ trì: 1.500.000 đồng/buổi hội thảo.

– Thư ký hội thảo: 500.000 đồng/buổi hội thảo.

– Báo cáo viên trình bày tại hội thảo: 2.000.000 đồng/báo cáo.

– Báo cáo khoa học được cơ quan tổ chức hội thảo đặt hàng nhưng không trình bày tại hội thảo: 1.000.000 đồng/báo cáo.

– Thành viên tham gia hội thảo: 200.000 đồng/thành viên/buổi hội thảo.

6. Dự toán chi điều tra, khảo sát thu thập số liệu được thực hiện theo quy định tại Thông tư số58/2011/TT-BTCngày 11 tháng 5 năm 2011 của Bộ Tài chính quy định về quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện các cuộc điều tra thống kê.

7. Dự toán chi họp hội đồng tự đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN (nếu có): được xây dựng trên cơ sở số lượng thành viên hội đồng với mức chi không quá 50% mức chi cho hội đồng nghiệm thu nhiệm vụ KH&CN cấp Quốc gia được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 9 Thông tư này. Các Bộ, cơ quan trung ương, địa phương có trách nhiệm hướng dẫn định mức cụ thể chi cho việc họp hội đồng tự đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN.

8. Dự toán chi quản lý chung nhiệm vụ KH&CN.

Tổ chức chủ trì nhiệm vụ KH&CN có sử dụng NSNN được dự toán các nội dung chi quản lý chung phục vụ nhiệm vụ KH&CN, bao gồm: chi điện, nước, các khoản chi hành chính phát sinh liên quan đảm bảo triển khai nhiệm vụ KH&CN tại tổ chức chủ trì; chi tiền lương, tiền công phân bổ đối với các hoạt động gián tiếp trong quá trình quản lý nhiệm vụ KH&CN của tổ chức chủ trì.

Dự toán kinh phí quản lý chung nhiệm vụ KH&CN bằng 5% tổng dự toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ KH&CN có sử dụng NSNN nhưng tối đa không quá 200 triệu đồng.

9. Các khoản chi khác được vận dụng theo các quy định quản lý hiện hành của pháp luật.

Điều 8. Các nội dung chi quản lý nhiệm vụ KH&CN

1. Chi hoạt động của các Hội đồng tư vấn.

a) Chi tiền công thực hiện nhiệm vụ của thành viên các Hội đồng tư vấn KH&CN (Hội đồng tư vấn xác định nhiệm vụ KH&CN, Hội đồng tư vấn tuyển chọn, giao trực tiếp tổ chức, cá nhân chủ trì nhiệm vụ KH&CN và Hội đồng tư vấn đánh giá nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN);

b) Chi tiền công phục vụ họp Hội đồng;

c) Chi công tác phí của các chuyên gia được mời tham gia công tác tư vấn;

d) Chi văn phòng phẩm, thông tin liên lạc phục vụ Hội đồng;

đ) Chi thuê dịch vụ KH&CN liên quan đến việc đánh giá của Hội đồng; thuê cơ sở vật chất phục vụ Hội đồng (nếu có).

2. Chi thuê chuyên gia tư vấn độc lập (nếu có).

3. Chi thông báo tuyển chọn trên các phương tiện truyền thông.

4. Chi công tác kiểm tra, đánh giá giữa kỳ; kiểm tra, đánh giá sau khi giao quyền sở hữu, quyền sử dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, bao gồm:

a) Chi công tác phí cho đoàn kiểm tra;

b) Chi họp hội đồng đánh giá giữa kỳ (trong trường hợp cần thiết cần có Hội đồng đánh giá giữa kỳ).

5. Chi công tác phí của các chuyên gia được mời tham gia Tổ thẩm định nội dung, tài chính của nhiệm vụ.

6. Các khoản chi khác liên quan trực tiếp đến hoạt động quản lý nhiệm vụ KH&CN.

Điều 9. Một số định mức chi quản lý nhiệm vụ KH&CN

1. Định mức chi hoạt động của các Hội đồng.

a) Chi tiền công.

Đơn vị tính: 1.000 đồng

STT

Nội dung công việc

Đơn vị tính

Khung định mức chi tối đa

1

Chi tư vấn xác định nhiệm vụ KH&CN

 

 

a

Chi họp Hội đồng tư vấn xác định nhiệm vụ KH&CN

Hội đồng

 

 

Chủ tịch hội đồng

 

1.000

 

Phó chủ tịch hội đồng; thành viên hội đồng

 

800

 

Thư ký hành chính

 

300

 

Đại biểu được mời tham dự

 

200

b

Chi nhận xét đánh giá

01 phiếu nhận xét đánh giá

 

 

Nhận xét đánh giá của ủy viên Hội đồng

 

300

 

Nhận xét đánh giá của ủy viên phản biện trong Hội đồng

 

500

2

Chi về tư vấn tuyển chọn, giao trực tiếp tổ chức, cá nhân chủ trì nhiệm vụ KH&CN

 

 

a

Chi họp Hội đồng tư vấn tuyển chọn, giao trực tiếp tổ chức, cá nhân chủ trì nhiệm vụ KH&CN

Hội đồng

 

 

Chủ tịch hội đồng

 

1.500

 

Phó chủ tịch hội đồng; thành viên hội đồng

 

1.000

 

Thư ký hành chính

 

300

 

Đại biểu được mời tham dự

 

200

b

Chi nhận xét đánh giá

01 phiếu nhận xét đánh giá

 

 

Nhận xét đánh giá của ủy viên Hội đồng

 

500

 

Nhận xét đánh giá của ủy viên phản biện trong Hội đồng

 

700

3

Chi thẩm định nội dung, tài chính của nhiệm vụ KH&CN

 

 

 

Tổ trưởng tổ thẩm định

Nhiệm vụ

700

 

Thành viên tổ thẩm định

Nhiệm vụ

500

 

Thư ký hành chính

Nhiệm vụ

300

 

Đại biểu được mời tham dự

Nhiệm vụ

200

4

Chi tư vấn đánh giá nghiệm thu chính thức nhiệm vụ KH&CN

 

 

a

Chi họp Hội đồng nghiệm thu

Nhiệm vụ

 

 

Chủ tịch hội đồng

 

1.500

 

Phó chủ tịch hội đồng; thành viên hội đồng

 

1.000

 

Thư ký hành chính

 

300

 

Đại biểu được mời tham dự

 

200

b

Chi nhận xét đánh giá

01 phiếu nhận xét đánh giá

 

 

Nhận xét đánh giá của ủy viên Hội đồng

 

500

 

Nhận xét đánh giá của ủy viên phản biện trong Hội đồng

 

700

 

b) Định mức chi tiền công của các Hội đồng tại điểm a khoản 1 Điều 9 Thông tư này là định mức tối đa, áp dụng cho nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia. Căn cứ khả năng, nguồn lực, đặc thù, trình độ hoạt động KH&CN của cơ quan, đơn vị, các Bộ, cơ quan trung ương, địa phương có trách nhiệm hướng dẫn, ban hành định mức chi tiền công của các Hội đồng của nhiệm vụ KH&CN cấp Bộ, cấp tỉnh, cấp cơ sở để thực hiện thống nhất trong phạm vi Bộ, cơ quan trung ương và địa phương, đảm bảo không vượt quá định mức quy định tại điểm a khoản 1 Điều 9 Thông tư này.

c) Các nội dung chi khác được xây dựng dự toán trên cơ sở dự kiến khối lượng công việc và các quy định hiện hành của pháp luật.

2. Định mức xây dựng dự toán chi thuê chuyên gia tư vấn độc lập.

Trong trường hợp cần thiết (khi các Hội đồng tư vấn khoa học có ý kiến không thống nhất trong việc xem xét lựa chọn nhiệm vụ KH&CN; hoặc cơ quan có thẩm quyền quản lý nhiệm vụ KH&CN thấy cần thiết), cơ quan có thẩm quyền quản lý nhiệm vụ KH&CN có thể thuê chuyên gia tư vấn, đánh giá độc lập.

Tổng mức dự toán chi thuê chuyên gia độc lập được tính tối đa bằng 5 lần mức chi tiền công (bao gồm chi tiền công họp Hội đồng và chi nhận xét, đánh giá) của Chủ tịch Hội đồng tương ứng và do cơ quan có thẩm quyền quản lý nhiệm vụ KH&CN quyết định và chịu trách nhiệm.

3. Chi thông báo tuyển chọn trên các phương tiện truyền thông (báo giấy, báo hình, báo điện tử và các phương tiện truyền thông khác): xây dựng dự toán trên cơ sở báo giá của các cơ quan truyền thông lựa chọn đăng tin.

4. Dự toán chi công tác kiểm tra, đánh giá giữa kỳ.

a) Dự toán chi công tác phí cho đoàn kiểm tra đánh giá giữa kỳ được xây dựng theo quy định hiện hành về chế độ công tác phí áp dụng cho các cơ quan nhà nước.

b) Dự toán chi tiền công cho Hội đồng đánh giá giữa kỳ (trong trường hợp cần thiết có Hội đồng đánh giá giữa kỳ) được áp dụng tối đa bằng 50% mức chi của Hội đồng tư vấn đánh giá nghiệm thu quy định tại điểm a khoản 1 Điều 9 Thông tư này.

Mục II. LẬP, THẨM TRA, PHÊ DUYỆT VÀ QUYẾT TOÁN KINH PHÍ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KH&CN

Điều 10. Lập dự toán kinh phí đối với các hoạt động phục vụ công tác quản lý nhà nước của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với các nhiệm vụ KH&CN

Hằng năm, vào thời điểm xây dựng dự toán chi ngân sách nhà nước theo quy định, căn cứ vào kế hoạch xác định, tuyển chọn, xét giao trực tiếp các nhiệm vụ KH&CN trong năm; kế hoạch kiểm tra, đánh giá giữa kỳ (nếu có), đánh giá nghiệm thu đối với các nhiệm vụ KH&CN trong năm và định mức chi quy định tại Thông tư này, các Bộ, cơ quan trung ương xây dựng dự toán kinh phí đối với các hoạt động phục vụ công tác quản lý nhà nước của nhiệm vụ KH&CN và tổng hợp vào dự toán chi sự nghiệp KH&CN của mình; Sở Khoa học và Công nghệ hoặc đơn vị được giao nhiệm vụ quản lý nhà nước về KH&CN ở địa phương xây dựng dự toán kinh phí đối với các hoạt động phục vụ công tác quản lý nhà nước của nhiệm vụ KH&CN và tổng hợp vào dự toán chi sự nghiệp KH&CN của địa phương, để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Điều 11. Lập dự toán kinh phí của nhiệm vụ KH&CN

1. Căn cứ.

a) Mục tiêu, yêu cầu, nội dung và khối lượng công việc nghiên cứu của nhiệm vụ KH&CN đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

b) Các định mức kinh tế-kỹ thuật do các Bộ, ngành chức năng ban hành, định mức làm căn cứ xây dựng dự toán quy định tại Thông tư này và các chế độ, chính sách hiện hành của nhà nước. Trường hợp không có định mức kinh tế-kỹ thuật thì cần thuyết minh cụ thể chi tiết căn cứ lập dự toán.

2. Yêu cầu.

a) Dự toán kinh phí của nhiệm vụ KH&CN được xây dựng và thuyết minh theo từng nội dung nghiên cứu và gắn với các kết quả, sản phẩm cụ thể của nhiệm vụ KH&CN.

b) Tổ chức chủ trì, cá nhân chủ nhiệm nhiệm vụ có trách nhiệm xây dựng dự toán trình cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt nhiệm vụ KH&CN.

Điều 12. Thẩm định, phê duyệt, giao dự toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ KH&CN

  1. Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt nhiệm vụ KH&CN chịu trách nhiệm tổ chức việc thẩm định dự toán kinh phí của nhiệm vụ KH&CN theo đúng chế độ quy định. Trường hợp các nội dung chi không có định mức kinh tế-kỹ thuật của các Bộ, ngành chức năng ban hành thì cơ quan có thẩm quyền phê duyệt nhiệm vụ KH&CN được quyết định các nội dung chi cần thiết và chịu trách nhiệm về quyết định của mình trước pháp luật.
  2. Căn cứ vào dự toán chi sự nghiệp KH&CN được cơ quan có thẩm quyền giao, các Bộ, ngành, địa phương thực hiện giao dự toán cho các đơn vị trực thuộc quản lý và thực hiện nhiệm vụ KH&CN.

Điều 13. Quyết toán kinh phí nhiệm vụ KH&CN

Việc quyết toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ KH&CN có sử dụng NSNN được thực hiện theo các quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Luật khoa học và công nghệ và các văn bản hướng dẫn thực hiện.

Điều 14. Công bố kết quả nghiên cứu và chi đăng ký sáng chế, giải pháp hữu ích

Nội dung chi công bố kết quả nghiên cứu (đã được công bố) và chi đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ (đã được cấp bằng) được thanh toán trực tiếp tại Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia theo quy định tại khoản 2 Điều 13 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ Phát triển khoa học và Công nghệ Quốc gia ban hành kèm theo Nghị định số 23/2014/NĐ-CP ngày 03 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ về Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ Phát triển khoa học và Công nghệ Quốc gia.

Chương III: TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 15. Điều khoản thi hành

1. Thông tư liên tịch này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 08 tháng 6 năm 2015.

2. Thông tư liên tịch này thay thế Thông tư liên tịch số 44/2007/TTLT-BTC-BKHCN ngày 07 tháng 5 năm 2007 của Bộ Tài chính, Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn định mức xây dựng và phân bổ dự toán kinh phí đối với các đề tài, dự án khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách Nhà nước.

3. Đối với các nhiệm vụ KH&CN có sử dụng NSNN đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục thực hiện theo các quy định hiện hành tại thời điểm phê duyệt.

4. Trường hợp các văn bản được dẫn chiếu tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung, thay thế thì thực hiện theo văn bản mới ban hành.

Điều 16. Trách nhiệm thi hành

Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn và tổ chức thực hiện Thông tư này.

Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Tài chính, Bộ Khoa học và Công nghệ để xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.

– Theo hướng dẫn tại điểm c, khoản 2, Điều 2, Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Luật Thuế TNCN, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế TNCN và Nghị định số 65/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế TNCN và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế TNCN thì:

“c) Tiền thù lao nhận được dưới các hình thức như: tiền hoa hồng đại lý bán hàng hóa, tiền hoa hồng môi giới; tiền tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học, kỹ thuật; tiền tham gia các dự án, đề án; tiền nhuận bút theo quy định của pháp luật về chế độ nhuận bút; tiền tham gia các hoạt động giảng dạy; tiền tham gia biểu diễn văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao; tiền dịch vụ quảng cáo; tiền dịch vụ khác, thù lao khác”.

Trả lời công văn số 22868/CT-TTHT ngày 24/4/2017 của Cục thuế TP Hà Nội về việc xin ý kiến chỉ đạo về chính sách thuế TNCN. Vấn đề này Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:

Theo các văn bản hướng dẫn nêu trên Tổng cục Thuế thống nhất với đề xuất của Cục thuế thành phố Hà Nội tại công văn số 22868/CT-TTHT ngày 24/4/2017.

 

Chúc các bạn thành công!

Tìm hiểu thêm về kế toán, kiểm toán, thuế tại calico.vn hoặc kiemtoancalico.com

 

 

 

 

 

Bài viết có ích cho bạn?
Banner-post-thu-vien-calico_960x300
Bài viết có ích cho bạn?

NGHIỆP VỤ CALICO