Site icon Kiểm Toán Calico | Công ty kiểm toán uy tín | Dịch vụ kiểm toán BCTC

Điểm mới trong xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn

diem-moi-trong-xu-phat-vi-pham-hanh-chinh-ve-thue-hoa-don

diem-moi-trong-xu-phat-vi-pham-hanh-chinh-ve-thue-hoa-don

Công văn 4818/TCT-PC năm 2020
V/v: điểm mới trong xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn và thực hiện Nghị định 125/2020/NĐ-CP

Ngày 19 tháng 10 năm 2020, Chính phủ ban hành Nghị định số 125/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn; có hiệu lực thi hành từ ngày 05 tháng 12 năm 2020; Tổng cục Thuế giới thiệu một số điểm mới trong xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn; và triển khai thực hiện Nghị định số 125/2020/NĐ-CP nêu trên như sau:

  1. Tổng cục Thuế giới thiệu một số điểm mới trong xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn (chi tiết nêu tại Phụ lục đính kèm).
  2. Giao Cục Công nghệ thông tin chủ trì, phối hợp với Vụ Pháp chế, Vụ Kê khai và Kế toán thuế để nâng cấp ứng dụng, đáp ứng yêu cầu; triển khai thực hiện quy định về lập biên bản vi phạm hành chính điện tử từ ngày 05/12/2020.
  3. Đề nghị Cục trưởng Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai tuyên truyền, phổ biến nội dung Nghị định số 125/2020/NĐ-CP nêu trên tới công chức thuế, người nộp thuế; và chuẩn bị các điều kiện để đảm bảo thi hành Nghị định số 125/2020/NĐ-CP từ ngày 05/12/2020.

Tổng cục Thuế đề nghị các Cục Thuế chủ động triển khai, thực hiện./.

PHỤ LỤC

ĐIỂM MỚI TRONG XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH THUẾ, HÓA ĐƠN (Nghị định số 125/2020/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 05/12/2020)

I. Về quy định chung

1. Về phạm vi điều chỉnh

– Bổ sung quy định về việc không áp dụng Nghị định số 125/2020/NĐ-CP

Để xử phạt đối với vi phạm quy định về thủ tục đăng ký thuế, vi phạm quy định về thông báo tạm ngừng hoạt động kinh doanh, thông báo tiếp tục hoạt động kinh doanh trước thời hạn với cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan đăng ký hợp tác xã của các tổ chức, cá nhân thực hiện đăng ký thuế cùng với đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng ký kinh doanh (khoản 1 Điều 1).

– Bổ sung quy định rõ các khoản thu khác do cơ quan thuế quản lý thu

(Tiền sử dụng đất; tiền thuê đất, thuê mặt nước; tiền cấp quyền khai thác khoáng sản; tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước; lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích tập các quỹ của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; cổ tức, lợi nhuận được chia cho phần vốn nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên) thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định số 125/2020/NĐ-CP (khoản 1 Điều 2).

2. Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn

3. Giải thích một số cụm từ sử dụng trong xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn

– “Văn bản hướng dẫn của cơ quan thuế liên quan đến nội dung xác định nghĩa vụ thuế

Là văn bản hành chính do cơ quan thuế các cấp ban hành để hướng dẫn một hoặc nhiều người nộp thuế; thực hiện nghĩa vụ thuế trong một tình huống cụ thể.

– “Quyết định xử lý của cơ quan thuế liên quan đến nội dung xác định nghĩa vụ thuế của người nộp thuế” 

Là quyết định xử lý về hoàn thuế đối với trường hợp kiểm tra trước hoàn thuế; quyết định miễn, giảm thuế; quyết định về gia hạn nộp hồ sơ khai thuế; xử lý số thuế giá trị gia tăng được khấu trừ hoặc được hoàn hoặc số lỗ chuyển kỳ sau trên quyết định xử phạt vi phạm hành chính; hoặc quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả.

– “Ngày bắt đầu tính quá thời hạn tại Điều 10, 11, 13, 14 và 19 Nghị định 125/2020/NĐ-CP 

Là ngày đầu tiên sau ngày kết thúc thời hạn; phải thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật về quản lý thuế. Trường hợp được gia hạn; ngày bắt đầu tính quá thời hạn là ngày đầu tiên sau ngày kết thúc thời hạn gia hạn.

– “Vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp” 

Là vụ việc được phát hiện qua thanh tra, kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế; vụ việc cần tham vấn từ các cơ quan, tổ chức chuyên ngành; vụ việc có hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp; hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn hoặc hành vi trốn thuế.

– “Vụ việc đặc biệt nghiêm trọng” 

Là vụ việc có hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp; hoặc tăng số tiền thuế được hoàn hoặc hành vi trốn thuế liên tiếp từ ba kỳ tính thuế trở lên.

– “Ngày phát hiện hành vi vi phạm” 

Là ngày người có thẩm quyền đang thi hành công vụ; lập biên bản ghi nhận hành vi vi phạm hành chính của đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn.

4. Nguyên tắc xử phạt tổ chức, cá nhân cùng một thời điểm thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn

5. Tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ

6. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn

6.1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn

Bổ sung quy định về thời điểm tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm hành chính về hóa đơn đã kết thúc và hành vi vi phạm đang thực hiện (khoản 1 Điều 8).

6.2. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về thuế
– Sửa đổi quy định về ngày thực hiện hành vi vi phạm thủ tục thuế để tính thời hiệu xử phạt:

Hiện hành: Ngày thực hiện hành vi vi phạm hành chính về thuế là ngày kế tiếp ngày kết thúc thời hạn; phải thực hiện thủ tục về thuế theo quy định của Luật quản lý thuế.

Quy định mới: Ngày thực hiện hành vi vi phạm hành chính về thủ tục thuế là ngày kế tiếp ngày kết thúc thời hạn; phải thực hiện thủ tục về thuế theo quy định của pháp luật về quản lý thuế, trừ các trường hợp sau đây:

– Sửa đổi quy định về ngày thực hiện hành vi vi phạm đối với hành vi trốn thuế để tính thời hiệu xử phạt:

Hiện hành: Thời điểm xác định hành vi trốn thuế, gian lận thuế là ngày tiếp theo ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế; mà người nộp thuế thực hiện hành vi trốn thuế, gian lận thuế; hoặc ngày tiếp theo ngày cơ quan có thẩm quyền ra quyết định hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế.

Quy định mới: Ngày thực hiện hành vi trốn thuế (trừ hành vi tại điểm a khoản 1 Điều 17 Nghị định 125/2020/NĐ-CP) là ngày tiếp theo ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế mà người nộp thuế thực hiện trốn thuế hoặc ngày tiếp theo ngày cơ quan có thẩm quyền ra quyết định hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế.

7. Nguyên tắc xác định mức phạt tiền khi áp dụng tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ

– Sửa đổi quy định về xác định mức phạt tiền

Khi áp dụng tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ đối với hành vi vi phạm thủ tục thuế:

Hiện hành: mỗi tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ được tính tăng; hoặc giảm 20% mức phạt trung bình của khung phạt tiền.

Quy định mới: mỗi tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ được tính tăng hoặc giảm 10% mức phạt trung bình của khung phạt tiền (điểm d khoản 4 Điều 7).

– Bổ sung quy định rõ nguyên tắc xác định mức phạt tiền

Khi áp dụng tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ đối với hành vi vi phạm về hóa đơn; mỗi tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ được tính tăng; hoặc giảm 10% mức tiền phạt trung bình của khung tiền phạt.

8. Hình phạt bổ sung

Bỏ quy định về hình phạt bổ sung “đình chỉ quyền tự in hóa đơn; quyền khởi tạo hóa đơn điện tử”.

9. Biện pháp khắc phục hậu quả

Bổ sung một số biện pháp khắc phục hậu quả trong xử phạt vi phạm hành chính thuế, hóa đơn (khoản 3 Điều 7):

10. Thời hạn truy thu thuế

– Hiện hành: quy định thời hạn truy thu thuế là mười năm trở về trước; kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm.

– Quy định mới: quy định thời hạn truy thu thuế 10 năm trở về trước; kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm chỉ áp dụng đối với khoản thuế; và khoản thu khác do tổ chức, cá nhân tự khai, tự nộp vào NSNN.

Riêng khoản thu từ đất đai hoặc khoản thu khác do cơ quan có thẩm quyền xác định nghĩa vụ tài chính của tổ chức, cá nhân thì cơ quan có thẩm quyền xác định thời hạn truy thu theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật có liên quan nhưng không ít hơn thời hạn truy thu theo quy định tại điểm a khoản 6 Điều 8.

11. Những trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn

– Bổ sung quy định chi tiết trường hợp người nộp thuế chậm thực hiện thủ tục thuế, hóa đơn bằng phương thức điện tử

Do sự cố kỹ thuật của hệ thống công nghệ thông tin được thông báo trên Cổng thông tin điện tử của cơ quan thuế thuộc sự kiện bất khả kháng không bị xử phạt (Khoản 1 Điều 9).

– Bổ sung quy định 2 trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính về thuế tại Điều 9:
– Bổ sung quy định không áp dụng xử phạt hành vi vi phạm về thời hạn thông báo thay đổi thông tin trong đăng ký thuế tại khoản 6 Điều 11 đối với 03 trường hợp:

II. Về xử phạt hành vi vi phạm hành chính về thuế

1. Hành vi vi phạm thời hạn đăng ký thuế, thông báo tạm ngừng hoạt động kinh doanh, thông báo tiếp tục kinh doanh trước thời hạn (Điều 10):

– Tăng mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm thời hạn về đăng ký thuế:
– Bổ sung chế tài xử phạt

Đối với hành vi vi phạm thời hạn thông báo tạm ngừng hoạt động kinh doanh; thông báo tiếp tục kinh doanh trước thời hạn.

2. Hành vi vi phạm thời hạn thông báo thay đổi thông tin trong đăng ký thuế (Điều 11):

– Tăng mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm thời hạn thông báo thay đổi thông tin trong đăng ký thuế:
– Bổ sung biện pháp khắc phục hậu quả vào khoản 7 Điều 11

Buộc nộp hồ sơ thay đổi nội dung đăng ký thuế đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 5 Điều 11.

3. Hành vi khai sai, khai không đầy đủ các nội dung trong hồ sơ thuế không dẫn đến thiếu số tiền thuế (Điều 12):

– Tăng mức phạt tiền đối với hành vi vi khai sai, khai không đầy đủ các nội dung trong hồ sơ thuế:

Hiện hành: phạt tiền từ 400.000đ đến 3.000.000đ.

Quy định mới: phạt tiền từ 500.000đ đến 8.000.000đ.

– Bỏ 03 hành vi:
– Sắp xếp hành vi khai sai, khai không đầy đủ các nội dung trong hồ sơ thuế theo 3 hành vi nhỏ:
– Tăng mức phạt tiền đối với hành vi khai sai nhưng không dẫn đến thiếu thuế, trốn thuế:

Hiện hành: phạt tiền từ 1.200.000đ đến 3.000.000đ.

Quy định mới: phạt tiền từ 5.000.000đ đến 8.000.000đ.

– Bổ sung biện pháp khắc phục hậu quả:

+ Buộc khai lại và nộp bổ sung các tài liệu trong hồ sơ thuế đối với hành vi quy định tại khoản 1, 2 và điểm a khoản 3 Điều 12;

+ Buộc điều chỉnh lại số lỗ, số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ chuyển kỳ sau (nếu có) đối với hành vi quy định tại khoản 3 Điều 12.

4. Hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế so với thời hạn quy định (Điều 13):

– Tăng mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm về thời hạn nộp hồ sơ khai thuế:

Hiện hành: phạt tiền 400.000đ đến 5.000.000đ.

Quy định mới: phạt tiền từ 2.000.000đ đến 25.000.000đ.

– Thay đổi quy định về khung thời gian chậm nộp hồ sơ khai thuế:
– Bổ sung chế tài xử phạt hành vi “không nộp các phụ lục theo quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết kèm theo hồ sơ quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp”.
– Quy định mới về chế tài xử phạt
– Bổ sung quy định về biện pháp khắc phục hậu quả (khoản 6 Điều 13):

+ Buộc nộp đủ số tiền chậm nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước; đối với hành vi vi phạm chậm nộp hồ sơ khai thuế; trong trường hợp người nộp thuế chậm nộp hồ sơ khai thuế dẫn đến chậm nộp tiền thuế;

+ Buộc nộp hồ sơ khai thuế; phụ lục kèm theo hồ sơ khai thuế đối với hành vi quy định tại điểm c, d khoản 4 Điều 13.

5. Hành vi vi phạm quy định về cung cấp thông tin liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế (Điều 14):

– Tăng mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định về cung cấp thông tin liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế:
– Bổ sung biện pháp khắc phục hậu quả: buộc cung cấp thông tin đối với hành vi quy định tại khoản 2 Điều 14.

6. Hành vi vi phạm quy định về chấp hành quyết định kiểm tra, thanh tra thuế, cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế (Điều 15):

– Tăng mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định về chấp hành quyết định kiểm tra, thanh tra thuế, cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế:
– Bỏ hành vi “Không chấp hành kết luận kiểm tra, thanh tra thuế, cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế của cơ quan có thẩm quyền”.
– Bổ sung biện pháp khắc phục hậu quả: buộc cung cấp thông tin, tài liệu, sổ kế toán liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế đối với hành vi quy định tại điểm d khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 15.

7. Hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn (Điều 16):

– Sửa đổi quy định về khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn:
– Sửa đổi quy định về xử phạt hành vi khai sai dẫn đến thiếu thuế nhưng người nộp thuế đã tự giác khắc phục hậu quả:
– Bổ sung thêm một trường hợp xử phạt về hành vi khai sai dẫn đến thiếu thuế:

“Khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn đối với giao dịch liên kết nhưng người nộp thuế đã lập hồ sơ xác định giá thị trường hoặc đã lập và gửi cơ quan thuế các phụ lục theo quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết”.

– Bổ sung biện pháp khắc phục hậu quả tại điểm b khoản 2 Điều 16:

“Buộc điều chỉnh lại số lỗ, số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ chuyển kỳ sau (nếu có)” đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định số 125/2020/NĐ-CP.

8. Hành vi trốn thuế (Điều 17):

– Bỏ cụm từ “gian lận thuế”.
– Sửa đổi quy định về mức phạt tiền áp dụng đối tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi trốn thuế1:
– Sửa quy định về áp dụng số lần thuế trốn đối với hành vi trốn thuế

Nội dung

Hiện hành

Quy định mới

Phạt 1 lần thuế trốn

Vi phạm lần đầu hoặc vi phạm lần thứ hai mà có từ hai tình tiết giảm nhẹ trở lên.

Thực hiện hành vi trốn thuế và có 1 tình tiết giảm nhẹ.
Phạt 1,5 lần thuế trốn

Vi phạm lần đầu có tình tiết tăng nặng hoặc vi phạm lần 2 mà có một tình tiết giảm nhẹ.

Thực hiện hành vi trốn thuế và mà không có tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ.
Phạt 2 lần thuế trốn

Vi phạm lần thứ hai mà không có tình tiết giảm nhẹ hoặc vi phạm lần thứ ba nhưng có một tình tiết giảm nhẹ.

Thực hiện hành vi trốn thuế và có một tình tiết tăng nặng.
Phạt 2,5 lần thuế trốn

Vi phạm lần thứ 2 mà có một tình tiết tăng nặng hoặc vi phạm lần thứ ba mà không có tình tiết giảm nhẹ.

Thực hiện hành vi trốn thuế và có hai tình tiết tăng nặng.
Phạt 3 lần thuế trốn

Vi phạm từ lần thứ 2 mà có hai tình tiết tăng nặng trở lên hoặc vi phạm lần thứ 3 mà có tình tiết tăng nặng hoặc vi phạm lần thứ 4 trở lên

Thực hiện hành vi trốn thuế và có từ ba tình tiết tăng nặng trở lên.

– Bổ sung biện pháp khắc phục hậu quả: buộc điều chỉnh lại số lỗ, số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ trên hồ sơ thuế (nếu có).

9. Xử phạt vi phạm hành chính về thuế đối với ngân hàng thương mại, người bảo lãnh nộp tiền thuế (Điều 18):

Thu hẹp đối tượng bị xử phạt đối với hành vi không trích chuyển tiền từ tài khoản của người nộp thuế vào tài khoản của ngân sách nhà nước theo yêu cầu của cơ quan thuế:

10. Xử phạt vi phạm hành chính về thuế đối với tổ chức, cá nhân liên quan (Điều 19):

– Điều chỉnh tăng mức phạt tiền từ

Đối với hành vi “thông đồng, bao che người nộp thuế trốn thuế, gian lận thuế; không thực hiện quyết định cưỡng chế hành chính thuế; hành vi không cung cấp hoặc cung cấp không chính xác thông tin liên quan đến tài sản, quyền, nghĩa vụ về tài sản của người nộp thuế do mình nắm giữ…”:

– Bổ sung chế tài xử phạt

Đối với hành vi cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế; tài khoản của người nộp thuế theo yêu cầu của cơ quan thuế quá thời hạn quy định từ 05 ngày trở lên.

– Bổ sung quy định về biện pháp khắc phục hậu quả: buộc cung cấp thông tin đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 2 Điều 19.

III. Về xử phạt hành vi vi phạm hành chính về hóa đơn

1. Hành vi vi phạm quy định về tự in hóa đơn và khởi tạo hóa đơn điện tử

Sửa đổi chế tài xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về tự in hóa đơn và khởi tạo hóa đơn điện tử:

2. Hành vi vi phạm quy định về hóa đơn đặt in (Điều 20):

Bỏ chế tài xử phạt đối với hành vi “không thanh lý hợp đồng in; nếu quá thời hạn thanh lý hợp đồng quy định trong hợp đồng đặt in hóa đơn; hoặc thời điểm kết thúc hợp đồng khi đã lập tờ Thông báo phát hành hóa đơn”.

3. Hành vi vi phạm quy định về in hóa đơn đặt in (Điều 21):

– Chuyển hình thức xử phạt từ phạt tiền sang phạt cảnh cáo đối với hành vi:
– Bổ sung chế tài phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng

Đối với hành vi in hóa đơn đặt in mà không ký hợp đồng in bằng văn bản.

– Bỏ chế tài xử phạt

Đối với hành vi “không thanh lý hợp đồng in; nếu quá thời hạn thanh lý hợp đồng quy định trong hợp đồng đặt in hóa đơn; hoặc thời điểm kết thúc hợp đồng khi bên đặt in đã hoàn thành thủ tục thông báo phát hành”.

4. Hành vi cho, bán hóa đơn (Điều 22):

– Biên tập lại hành vi cho, bán hóa đơn

5. Hành vi vi phạm quy định về phát hành hóa đơn (Điều 23):

Điều chỉnh lại mức phạt tiền đối với hành vi “nộp thông báo điều chỉnh thông tin tại thông báo phát hành hóa đơn… “; “Nộp bảng kê hóa đơn chưa sử dụng đến cơ quan thuế nơi chuyển đến khi thay đổi địa chỉ kinh doanh dẫn đến thay đổi cơ quan thuế quản lý trực tiếp”.

6. Hành vi vi phạm quy định về lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ (Điều 24)

– Biên tập lại hành vi vi phạm quy định về lập hóa đơn:
– Điều chỉnh giảm hình thức xử phạt tiền sang phạt cảnh cáo đối với hành vi:
– Bỏ chế tài xử phạt đối với hành vi:
– Điều chỉnh giảm khung phạt tiền đối với hành vi “không lập hóa đơn tổng hợp theo quy định của pháp luật về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ”.
– Bổ sung chế tài xử phạt hành vi:
– Bổ sung biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc lập hóa đơn theo quy định đối với hành vi quy định tại điểm d khoản 4, khoản 5 Điều 24 khi người mua có yêu cầu.

7. Hành vi vi phạm quy định về khai báo mất, cháy, hỏng hóa đơn (Điều 25):

– Bổ sung quy định về hành vi vi phạm thời hạn khai báo mất, cháy, hỏng hóa đơn.
– Điều chỉnh giảm mức phạt tiền đối với hành vi không khai báo việc làm mất hóa đơn trong khi in; trước khi giao cho khách hàng:

8. Hành vi làm mất, cháy, hỏng hóa đơn (Điều 26):

– Biên tập lại hành vi “làm mất, cháy, hỏng hóa đơn”; theo đó hành vi mất, cháy, hỏng hóa đơn không nằm trong nhóm hành vi vi phạm quy định về sử dụng hóa đơn; mà quy định riêng thành nhóm hành vi mất cháy hỏng hóa đơn:
– Điều chỉnh giảm từ phạt tiền xuống phạt cảnh cáo đối với các hành vi:

+ Làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập (trừ liên giao cho khách hàng) trong quá trình sử dụng, đã kê khai, nộp thuế; có hồ sơ chứng từ chứng minh việc mua bán hàng hóa, dịch vụ và có tình tiết giảm nhẹ;

+ Làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập sai, đã xóa bỏ; và người bán đã lập hóa đơn khác thay thế cho hóa đơn lập sai, xóa bỏ này.

– Bổ sung quy định chế tài xử phạt đối với hành vi làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập, đã khai, nộp thuế trong trong thời gian lưu trữ.

9. Hành vi vi phạm quy định về hủy, tiêu hủy hóa đơn (Điều 27):

– Bổ sung quy định xử phạt hành vi vi phạm quy định về tiêu hủy hóa đơn.
– Biên tập lại hành vi “không hủy hoặc hủy không đúng quy định các hóa đơn đã phát hành; nhưng chưa lập, không còn giá trị sử dụng theo quy định”:
– Bổ sung quy định hành vi vi phạm quy định thời hạn hủy hóa đơn.
– Bổ sung chế tài xử phạt đối với một số hành vi:

+ Không hủy hóa đơn theo quy định của pháp luật;

+ Không hủy hóa đơn điện tử khi lập sai sót; sau khi quá thời hạn cơ quan thuế thông báo cho người bán về việc kiểm tra sai, sót;

+ Hủy hóa đơn không đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật;

– Bổ sung quy định biện pháp khắc phục hậu quả buộc hủy “hóa đơn đặt in chưa phát hành nhưng không còn sử dụng” đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 2, điểm b, c, d khoản 3 Điều 27 Nghị định số 125/2020/NĐ-CP.

10. Hành vi sử dụng hóa đơn không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn (Điều 28):

– Bổ sung quy định rõ về hành vi sử dụng hóa đơn không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn (Điều 4).– Bổ sung biện pháp khắc phục hậu quả: buộc hủy hóa đơn đã sử dụng.

11. Hành vi vi phạm quy định về lập, gửi thông báo, báo cáo về hóa đơn (Điều 29):

– Bổ sung quy định xử phạt cảnh cáo đối với hành vi nộp thông báo, báo cáo về hóa đơn quá thời hạn quy định từ 01 ngày đến 05 ngày; kể từ ngày hết thời hạn theo quy định mà có tình tiết giảm nhẹ.
– Tăng mức phạt tiền đối với hành vi lập sai hoặc không đầy đủ nội dung của thông báo, báo cáo về hóa đơn theo quy định gửi cơ quan thuế:
– Bổ sung chế tài xử phạt đối với hành vi nộp thông báo, báo cáo về hóa đơn quá thời hạn quy định từ 01 ngày đến 10 ngày.
– Tăng mức phạt tiền

Đối với hành vi nộp thông báo, báo cáo về hóa đơn gửi cơ quan thuế quá thời hạn quy định từ 91 ngày trở lên; kể từ ngày hết thời hạn theo quy định; hành vi không nộp thông báo, báo cáo về hóa đơn gửi cơ quan thuế theo quy định:

12. Hành vi vi phạm quy định khác về hóa đơn

Bổ sung 2 nhóm hành vi về hóa đơn điện tử: hành vi vi phạm quy định về chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử (Điều 30); hành vi vi phạm quy định về cung cấp dịch vụ hóa đơn (Điều 31).

IV. Về thẩm quyền, thủ tục xử phạt VPHC về thuế, hóa đơn

1. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn

1.1. Thẩm quyền xử phạt của cơ quan thuế

– Bỏ quy định về thẩm quyền phạt tiền của công chức thuế;

– Quy định chi tiết thẩm quyền của từng chức danh đối với từng hành vi vi phạm;

– Thống nhất thẩm quyền phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn của Đội trưởng Đội thuế, Chi cục trưởng Chi cục Thuế, Cục trưởng Cục Thuế.

– Bổ sung quy định về thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt bổ sung đình chỉ hoạt động in hóa đơn có thời hạn của Thủ trưởng cơ quan thuế.

1.2. Thẩm quyền xử phạt của Ủy ban nhân dân
– Bỏ quy định thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã;
– Quy định chi tiết thẩm quyền xử phạt; và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh; đối với hành vi vi phạm thủ tục thuế.
– Tăng thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND cấp huyện, cấp tỉnh; đối với hành vi vi phạm hành chính về hóa đơn:
– Bổ sung quy định về thẩm quyền của Chủ tịch UBND cấp huyện, cấp tỉnh; trong việc áp dụng hình phạt bổ sung đình chỉ hoạt động in hóa đơn có thời hạn.
1.3. Thẩm quyền xử phạt của Thanh tra
– Bổ sung quy định thẩm quyền xử phạt của các chức danh thanh tra có thẩm quyền về thủ tục thuế, hóa đơn, theo đó:

+ Trưởng Đoàn thanh tra của Cục Thuế, Tổng cục Thuế thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành có thẩm quyền xử phạt tiền đến 50.000.000đ; đối với hành vi vi phạm thủ tục thuế, hóa đơn.

+ Trưởng đoàn thanh tra Bộ Tài chính thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành có quyền phạt tiền đến 140.000.000đ; đối với hành vi vi phạm thủ tục thuế; phạt tiền đến 70.000.000đ đối với hành vi vi phạm về hóa đơn.

+ Chánh thanh tra Bộ Tài chính có thẩm quyền phạt tiền đến 200.000.000đ đối với hành vi vi phạm thủ tục thuế; phạt tiền đến 100.000.000đ đối với hành vi vi phạm hành chính về hóa đơn

– Bổ sung quy định thẩm quyền của Trưởng đoàn thanh tra Cục Thuế, Trưởng đoàn thanh tra Tổng cục Thuế, Trưởng đoàn thanh tra Bộ Tài chính; Chánh Thanh tra Bộ áp dụng hình phạt bổ sung đình chỉ hoạt động in hóa đơn có thời hạn.

2. Về thủ tục xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn

– Bổ sung quy định về lập biên bản vi phạm hành chính và biên bản vi phạm hành chính điện tử; trong đó quy định rõ biên bản vi phạm hành chính điện tử; không bắt buộc phải có chữ ký của tổ chức, cá nhân vi phạm.
– Bổ sung quy định về các trường hợp được quyền giải trình vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn gồm:

Hành vi vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn được phát hiện thông qua công tác thanh tra thuế, kiểm tra thuế hoặc các trường hợp lập biên bản vi phạm hành chính điện tử; hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 16, 17, 18; khoản 3 Điều 20; khoản 7 Điều 21; Điều 22 và Điều 28 Nghị định 125/2020/NĐ-CP.

– Bổ sung quy định về giao, gửi quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn bằng phương thức điện tử theo địa chỉ người nộp thuế đã đăng ký với cơ quan thuế đối với trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt đủ điều kiện thực hiện giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế.

3. Về thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn

– Bổ sung quy định về thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế

Trong đó quy định rõ trường hợp cơ quan thuế đã giao, gửi quyết định xử phạt vi phạm hành chính nhưng cá nhân, tổ chức bị xử phạt chưa nộp hoặc chưa nộp đủ tiền phạt, tiền thuế truy thu, tiền chậm nộp thì cơ quan thuế phải theo dõi các khoản tiền chưa nộp trên hệ thống quản lý thuế và áp dụng các biện pháp cưỡng chế nợ thuế theo quy định.

– Bổ sung quy định về thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế trong trường hợp người bị xử phạt chết, mất tích; tổ chức bị xử phạt giải thể, phá sản, trong đó quy định rõ căn cứ xác định cá nhân chết, mất tích; tổ chức bị giải thể, phá sản như sau:
– Quy định rõ tổ chức bị giải thể

Là đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp hoặc giải thể do tổ chức lại doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức khác hoặc giải thể chi nhánh, văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài, văn phòng điều hành của nhà thầu nước ngoài tại Việt Nam thì tổ chức bị giải thể không được miễn thi hành hình thức phạt tiền tại quyết định xử phạt.

4. Về miễn tiền phạt vi phạm hành chính về thuế

– Sửa đổi quy định về đối tượng và các trường hợp được miễn tiền phạt:
– Bổ sung quy định chi tiết về thẩm quyền miễn tiền phạt và trình tự thủ tục miễn tiền phạt.

5. Về áp dụng văn bản và điều khoản chuyển tiếp

5.1. Áp dụng văn bản
– Áp dụng quy định tại Chương XV Luật số 38/2019/QH14; Nghị định số 129/2013/NĐ-CP của Chính phủ

Quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế; Nghị định số 109/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn và Nghị định số 49/2016/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 109/2013/NĐ-CP đối với hành vi vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn xảy ra từ ngày 01 tháng 7 năm 2020 đến trước ngày Nghị định 125/2020/NĐ-CP có hiệu lực.

– Trường hợp hành vi vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn thực hiện trước ngày Nghị định số 125/2020/NĐ-CP có hiệu lực

Nhưng hành vi vi phạm đó kết thúc kể từ khi Nghị định số 125/2020/NĐ-CP có hiệu lực thì áp dụng quy định tại văn bản quy phạm pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn có hiệu lực tại thời điểm thực hiện hành vi vi phạm đó.

– Áp dụng Nghị định số 125/2020/NĐ-CP để xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính phát sinh từ ngày 05 tháng 12 năm 2020.

Người nộp thuế áp dụng hóa đơn điện tử theo quy định của Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 ngày 13 tháng 6 năm 2019 và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn Luật này trước ngày 01 tháng 7 năm 2022 nếu vi phạm quy định về hóa đơn điện tử thì bị xử phạt theo quy định tại Nghị định số 125/2020/NĐ-CP .

5.2. Về điều khoản chuyển tiếp
– Các quy định về xử phạt tại Chương I, II, III Nghị định số 125/2020/NĐ-CP

Quy định về hoãn, miễn thi hành quyết định xử phạt có lợi cho cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn được áp dụng đối với hành vi xảy ra trước ngày Nghị định 125/2020/NĐ-CP có hiệu lực thi hành mà sau đó mới bị phát hiện hoặc đang xem xét, giải quyết.

– Đối với các hành vi vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn đã bị xử phạt trước ngày Nghị định số 125/2020/NĐ-CP

Có hiệu lực mà cá nhân, tổ chức còn khiếu nại, khởi kiện thì được giải quyết theo quy định của pháp luật xử phạt vi phạm hành chính về thuế và hóa đơn và các quy định pháp luật liên quan có hiệu lực tại thời điểm thực hiện hành vi vi phạm.

6. Về mẫu biểu sử dụng trong xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn

Bổ sung biểu mẫu sử dụng trong xử phạt tại Phụ lục đính kèm Nghị định số 125/2020/NĐ-CP phù hợp với kỹ thuật soạn thảo văn bản hành chính quy định tại Nghị định số 30/2020/NĐ-CP ./.

Các bài viết liên quan:

Mọi chi tiết xin liên hệ:

Bài viết có ích cho bạn?