Site icon Kiểm Toán Calico | Công ty kiểm toán uy tín | Dịch vụ kiểm toán BCTC

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH SỐ 57/2020/ND-CP

CHINH-SACH-THUE-NHA-THAU-CONG-VAN-23242-CT-TTHT

Công văn số: 4929/TCHQ-TXNK
V/v: thực hiện Nghị định số 57/2020/NĐ-CP ngày 25/5/2020

Kính gửi: Các Cục Hải quan tỉnh, thành phố.

Ngày 25/5/2020; Chính phủ ban hành Nghị định số 57/2020/NĐ-CP ngày 25/5/2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 122/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016; và Nghị định số 125/2017/NĐ-CP ngày 16/11/2017 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 122/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 về Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Danh mục hàng hóa; và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan.

Để đảm bảo thực hiện thống nhất; Tổng cục Hải quan hướng dẫn một số nội dung như sau:

1. Về việc áp dụng Chương trình ưu đãi thuế theo Điều 7a Nghị định số 57/2020/ND-CP:

1.1. Về mẫu xe:

– Đối với doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp xe ô tô:

Sản lượng của mẫu xe thay đổi hoặc bổ sung được cộng vào sản lượng chung tối thiểu để xét ưu đãi; nhưng vẫn phải đáp ứng điều kiện:

Sản lượng riêng tối thiểu cho từng kỳ xét ưu đãi theo quy định tại điểm b.12.2 khoản 3.2 Mục 1 Chương 98 của Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định (điểm 3.3 khoản 3 Điều 7a)

Trường hợp thay đổi, bổ sung nhóm xe, mẫu xe, số lượng mẫu xe đã đăng ký khi tham gia Chương trình ưu đãi thuế

Doanh nghiệp phải có thông báo đăng ký lại; trong đó nêu rõ thông tin chi tiết về:

Việc thay đổi, bổ sung nhóm xe, mẫu xe không ảnh hưởng đến thời điểm doanh nghiệp tham gia Chương trình ưu đãi thuế ban đầu.

1.2. Đối với linh kiện tồn kho:

Các linh kiện nhập khẩu trong thời gian doanh nghiệp tham gia Chương trình ưu đãi thuế; chưa được kê khai theo khoản 6 Điều 7a được sử dụng để sản xuất, lắp ráp xe:

2. Việc kiểm tra cơ sở sản xuất, gia công (lắp ráp) của doanh nghiệp theo Điều 7b Nghị định số 57/2020/ND-CP

Chi cục Hải quan nơi tiếp nhận hồ sơ đăng ký tham gia Chương trình ưu đãi thuế; đối với nguyên liệu, vật tư, linh kiện để sản xuất, gia công (lắp ráp) các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển cho ngành sản xuất, lắp ráp ô tô giai đoạn năm 2020 – năm 2024 (gọi tắt là Chương trình ưu đãi thuế CNHT ô tô); thực hiện kiểm tra thực tế cơ sở sản xuất, gia công (lắp ráp); kiểm tra thực tế máy móc, thiết bị tại cơ sở sản xuất, gia công (lắp ráp) theo quy định tại khoản 7 Điều 7b.

3. Thủ tục tiếp nhận và thông báo tham gia Chương trình ưu đãi thuế theo Điều 7a và Điều 7b Nghị định số 57/2020/ND-CP:

Chi cục Hải quan nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính hoặc nơi có nhà máy sản xuất, lắp ráp tiếp nhận hồ sơ đăng ký tham gia Chương trình ưu đãi thuế và phản hồi cho doanh nghiệp.

Chi cục hải quan nơi tiếp nhận hồ sơ gửi văn bản thông báo danh sách doanh nghiệp; đã đăng ký tham gia chương trình về Cục Hải quan tỉnh, thành phố, Tổng cục Hải quan (Cục Thuế xuất nhập khẩu và Cục Công nghệ thông tin và Thống kê Hải quan); bao gồm:

+ Tên doanh nghiệp;

+ Mã số thuế;

+ Mẫu xe cam kết sản lượng riêng tối thiểu và nhóm xe cam kết sản lượng chung tối thiểu.

4. Về kiểm tra khai báo linh kiện nhập khẩu tham gia Chương trình ưu đãi thuế theo Nghị định số 57/2020/ND-CP:

Trường hợp Hệ thống E-customs V5 có cảnh báo đối với tờ khai mã loại hình A43; thì cơ quan hải quan thực hiện như sau:

5. Hồ sơ, thủ tục áp dụng mức thuế suất 0%:

5.1. Hồ sơ, thủ tục thực hiện theo quy định tại điểm a và b khoản 7 Điều 7a; đối với Chương trình ưu đãi thuế linh kiện nhập khẩu và quy định tại điểm a và b khoản 8 Điều 7b đối với Chương trình ưu đãi thuế CNHT ô tô.

5.2. Chi cục Hải quan nơi tiếp nhận hồ sơ đề nghị áp dụng thuế suất 0%:

Thực hiện kiểm tra hồ sơ đăng ký tham gia Chương trình ưu đãi thuế; hồ sơ đề nghị áp dụng thuế suất 0% do doanh nghiệp nộp; đối chiếu với hồ sơ hải quan và cơ sở dữ liệu có liên quan trên các hệ thống thông tin của cơ quan hải quan để xác định đối tượng; và các điều kiện áp dụng Chương trình ưu đãi thuế.

Trường hợp cụ thể đối với doanh nghiệp theo Nghị định số 57/2020/ND-CP:

Doanh nghiệp đáp ứng đối tượng và điều kiện quy định để được áp dụng Chương trình ưu đãi thuế; nhưng đã đăng ký tờ khai nhập khẩu ở nhiều Chi cục khác nhau; thì Chi cục Hải quan nơi doanh nghiệp nộp hồ sơ đề nghị áp dụng thuế suất 0%; lập Biên bản kiểm tra để xác định số tiền thuế nhập khẩu đã nộp; và số tiền thuế phải hoàn theo từng tờ khai nhập khẩu tại các đơn vị hải quan; đồng thời, gửi văn bản thông báo kèm Biên bản kiểm tra đến các Chi cục Hải quan nơi phát sinh số tiền thuế đề nghị hoàn trả để thực hiện hoàn thuế theo quy định.

Trường hợp Chi cục Hải quan nơi tiếp nhận hồ sơ đề nghị áp dụng thuế suất 0%; đồng thời là Chi cục Hải quan phát sinh số tiền thuế hoàn thì thực hiện theo hướng dẫn tại điểm 5.3 dưới đây.

5.3. Chi cục Hải quan phát sinh số tiền thuế hoàn theo hồ sơ đề nghị áp dụng thuế suất 0%:

Đối chiếu thông tin chứng từ của doanh nghiệp cung cấp với thông tin, số tiền thuế đã nộp, số tiền thuế đề nghị được hoàn trên Hệ thống Kế toán tập trung; thông qua chức năng 5. Tra cứu > 2. Chi tiết hồ sơ xuất nhập khẩu; và thực hiện hoàn thuế theo quy định; cập nhật vào Hệ thống Kế toán số tiền thuế phải hoàn, số tiền thuế đã hoàn.

Chi cục Hải quan phát sinh số tiền thuế phải hoàn có trách nhiệm thông báo với Chi cục Hải quan nơi tiếp nhận hồ sơ đăng ký để phối hợp xử lý; đảm bảo hoàn thuế đúng quy định.

6. Xác định nguyên liệu, vật tư, linh kiện trong nước chưa sản xuất được:

– Trên cơ sở các vướng mắc liên quan đến việc áp dụng Danh mục trong nước đã sản xuất được; áp dụng theo:

Để thực hiện Chương trình ưu đãi thuế theo Điều 7a Nghị định 125/2017/NĐ-CP của các Cục Hải quan tỉnh, thành phố và doanh nghiệp: Tổng cục Hải quan đã có văn bản và kiến nghị với Bộ Kế hoạch đầu tư để giải quyết vướng mắc.

Tuy nhiên, đến nay; Bộ Kế hoạch đầu tư chưa có trả lời cụ thể đối với các vướng mắc trên.

Hiện nay, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang chủ trì xây dựng dự thảo Thông tư thay thế Thông tư số 01/2018/TT-BKHĐT ngày 30/3/2018 về Danh mục hàng hóa trong nước đã sản xuất được (đã gửi lấy ý kiến các Bộ, ngành và Hiệp hội về dự thảo Thông tư thay thế).

Để xử lý vướng mắc liên quan đến việc xác định nguyên liệu, vật tư, linh kiện trong nước chưa sản xuất được; đã nhập khẩu (trước ngày 01/01/2020) để thực hiện Chương trình ưu đãi thuế theo Điều 7a Nghị định 125/2017/NĐ-CP; yêu cầu các Cục Hải quan địa phương có phát sinh vướng mắc, tổng hợp và báo cáo (kèm theo kiến nghị cụ thể).

Trên cơ sở đó; Tổng cục báo cáo Bộ Tài chính có ý kiến với Bộ Kế hoạch và Đầu tư để xem xét, xử lý. Tổng cục Hải quan thông báo để các đơn vị biết và thực hiện./.

Các bài viết liên quan:

Mọi chi tiết xin liên hệ:

Bài viết có ích cho bạn?