Site icon Kiểm Toán Calico | Công ty kiểm toán uy tín | Dịch vụ kiểm toán BCTC

Hướng dẫn các nội dung chính sách mới về thuế GTGT

Hoàn thuế GTGT

nộp thuế GTGT

Công văn 586/TCT-CS ngày 27/02/2014

V/v tuyên truyền, hướng dẫn các nội dung chính sách mới về thuế GTGT.

 

Kính gửi: Cục thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

 

Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 hướng dẫn thi hành Luật Thuế GTGT; và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết; và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế GTGT. Tổng cục Thuế đề nghị các Cục thuế khẩn trương phổ biến, thông báo cho cán bộ thuế; và tuyên truyền tới người nộp thuế trên địa bàn quản lý các nội dung mới trong chính sách thuế GTGT có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2014 để nghiêm chỉnh thực hiện; đồng thời nhấn mạnh vào một số nội dung chủ yếu sau:

1. Người nộp thuế

– Bổ sung hướng dẫn về người nộp thuế đối với Chi nhánh doanh nghiệp chế xuất được thành lập để hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa.

2. Đối tượng không chịu thuế

2.1. Bổ sung vào đối tượng không chịu thuế các nội dung sau:
– Hướng dẫn rõ về các hình thức sơ chế và bảo quản thông thường của sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt chưa chế biến thành sản phẩm khác.

– Bảo hiểm tàu, thuyền, trang thiết bị và các dụng cụ cần thiết khác phục vụ trực tiếp đánh bắt thuỷ sản.

– Hướng dẫn rõ về các loại phí liên quan đến phát hành thẻ tín dụng thuộc đối tượng không chịu thuế.

– Bổ sung hướng dẫn bán tài sản bảo đảm tiền vay do tổ chức tín dụng hoặc do cơ quan thi hành án thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm tiền vay thuộc đối tượng không chịu thuế.

– Bổ sung vào đối tượng không chịu thuế đối với dịch vụ cung cấp thông tin tín dụng do đơn vị, tổ chức thuộc Ngân hàng nhà nước cung cấp cho các tổ chức tín dụng để sử dụng trong hoạt động cấp tín dụng theo quy định của Luật Ngân hàng nhà nước.

– Hướng dẫn thuộc đối tượng không chịu thuế đối với hoạt động cho vay riêng lẻ; không phải hoạt động kinh doanh, cung ứng thường xuyên của người nộp thuế không phải là tổ chức tín dụng.

– Bổ sung chuyển nhượng quyền góp vốn cũng thuộc chuyển nhượng vốn và thuộc đối tượng không chịu thuế.

– Bổ sung bán tài sản bảo đảm của khoản nợ của tổ chức Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng Việt Nam thuộc đối tượng không chịu thuế.

– Bổ sung phụ tùng thuộc loại trong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu để sử dụng trực tiếp cho hoạt động nghiên cứu khoa học thuộc đối tượng không chịu thuế.
– Bổ sung di chuyển mộ và chăm sóc mộ thuộc dịch vụ tang lễ và thuộc đối tượng không chịu thuế.

– Bổ sung hướng dẫn: Đối với hoạt động duy tu, sửa chữa, xây dựng bằng nguồn vốn đóng góp của nhân dân; trường hợp có sử dụng nguồn vốn khác ngoài vốn đóng góp của nhân dân; vốn viện trợ nhân đạo mà nguồn vốn khác vượt quá 50% tổng số nguồn vốn sử dụng cho công trình; thì toàn bộ giá trị công trình thuộc đối tượng chịu thuế GTGT.

– Bổ sung hướng dẫn đối với hoạt động thi, cấp chứng chỉ trong dạy học, dạy nghề.

– Chuyển đổi căn cứ để xác định hàng hoá, dịch vụ không chịu thuế GTGT của hộ, cá nhân kinh doanh có thu nhập thấp từ tiêu thức thu nhập so với mức tiền lương tối thiểu sang tiêu thức doanh thu.

2.2. Chuyển “dịch vụ vệ sinh công cộng” từ đối tượng không chịu thuế sang áp dụng mức thuế suất 10%.

3. Các trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT

– Hướng dẫn rõ không phải kê khai, nộp thuế đối với tiền bồi thường về đất và tài sản trên đất khi bị thu hồi đất.( Theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.)

Trường hợp cơ sở kinh doanh nhận tiền của tổ chức, cá nhân để thực hiện dịch vụ cho tổ chức, cá nhân như sửa chữa; bảo hành; khuyến mại; quảng cáo thì phải kê khai, nộp thuế theo quy định.

– Bổ sung hướng dẫn không phải kê khai, nộp thuế đối với trường hợp tổ chức, cá nhân chuyển nhượng dự án đầu tư (DAĐT) để sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT cho doanh nghiệp, hợp tác xã.

– Bổ sung hướng dẫn tại khoản 5 Điều 5: Doanh nghiệp, hợp tác xã nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ; bán sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản, hải sản chưa chế biến thành các sản phẩm khác; hoặc chỉ qua sơ chế thông thường cho doanh nghiệp, hợp tác xã ở khâu kinh doanh thương mại không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT. Trên hoá đơn GTGT, ghi dòng giá bán là giá không có thuế GTGT; dòng thuế suất và thuế GTGT không ghi, gạch bỏ.

Trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ; bán sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản; chưa chế biến thành các sản phẩm khác; hoặc chỉ qua sơ chế thông thường cho các đối tượng khác;( như hộ, cá nhân kinh doanh và các tổ chức, cá nhân khác); thì phải kê khai, tính nộp thuế GTGT theo mức thuế suất 5%.

Hộ, cá nhân kinh doanh, doanh nghiệp, hợp tác xã và tổ chức kinh tế khác nộp thuế GTGT theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT; khi bán sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác; hoặc chỉ qua sơ chế thông thường ở khâu kinh doanh thương mại; thì kê khai, tính nộp thuế GTGT theo tỷ lệ 1% trên doanh thu.

Trong quá trình thực hiện từ ngày 01/01/2014, nếu doanh nghiệp, hợp tác xã nộp thuế theo phương pháp khấu trừ đã bán sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường cho doanh nghiệp, hợp tác xã và đã lập hoá đơn, kê khai, tính thuế GTGT thì người bán và người mua phải điều chỉnh hoá đơn để không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT.

Ví dụ: Công ty B là cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thu mua gạo của tổ chức, cá nhân trực tiếp trồng bán ra thì ở khâu thu mua của tổ chức, cá nhân trực tiếp trồng bán ra thì gạo thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.

Trường hợp Công ty B bán gạo cho Công ty C (không phân biệt Công ty C mua về để tiếp tục sản xuất, để xuất khẩu, để bán ra hay để tiêu dùng) thì Công ty B không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT đối với số gạo bán cho Công ty C.

Trên hoá đơn GTGT lập, giao cho Công ty C, Công ty B ghi rõ giá bán là giá không có thuế GTGT, dòng thuế suất và thuế GTGT không ghi, gạch bỏ.
Nếu Công ty B đã lập hoá đơn giao cho Công ty C, kê khai, tính thuế GTGT với thuế suất là 5% thì Công ty B phải điều chỉnh hoá đơn đã lập theo quy định để không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT.

Công ty B bán trực tiếp gạo cho người tiêu dùng, cho hộ kinh doanh, cho tổ chức kinh tế thì kê khai, nộp thuế GTGT theo mức thuế suất thuế GTGT là 5% theo hướng dẫn tại khoản 5 Điều 10 của Thông tư.

4. Giá tính thuế

– Bổ sung hướng dẫn đối với TSCĐ tự làm.

– Bổ sung hướng dẫn về giá tính thuế đối với hàng khuyến mại theo quy định của pháp luật về thương mại.

– Bỏ nội dung: “Trường hợp thuê máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải của nước ngoài loại trong nước chưa sản xuất được để cho thuê lại, giá tính thuế được trừ giá thuê phải trả cho nước ngoài;” vì quy định loại trừ này không còn phù hợp.

5. Thời điểm xác định thuế

– Bổ sung hướng dẫn về thời điểm xác định thuế đối với dịch vụ viễn thông (trước đây được hướng dẫn tại Thông tư số 35/2011/TT-BTC ngày 15/3/2011 của Bộ Tài chính).

– Bổ sung thời điểm xác định thuế đối với hoạt động đóng tàu vào thời điểm tính thuế đối với xây dựng, lắp đặt.

6. Thuế suất

6.1. Thuế suất 0%
– Bổ sung nguyên tắc xác định hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu áp dụng thuế suất 0%.
– Bổ sung hướng dẫn về điều kiện, thủ tục áp dụng 0% đối với:

6.2. Thuế suất 5%
– Bổ sung hướng dẫn về thuốc phòng trừ sâu bệnh áp dụng thuế suất 5% bao gồm

Các hàng hóa khác không thuộc Danh mục thuốc bảo vệ thực vật do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành và không phải thuốc phòng trừ sâu bệnh (ví dụ như sản phẩm diệt côn trùng sử dụng trong gia dụng) áp dụng thuế suất 10%.

– Bổ sung hướng dẫn rõ thức ăn gia súc, gia cầm và thức ăn cho vật nuôi khác “theo quy định của pháp luật về quản lý thức ăn chăn nuôi”.
– Bổ sung mức thuế suất 5% đối với bán; cho thuê; cho thuê mua nhà ở xã hội theo quy định của Luật nhà ở.

7. Phương pháp khấu trừ thuế

– Hướng dẫn rõ về đối tượng áp dụng phương pháp khấu trừ thuế; cách xác định doanh thu hàng năm từ 1 tỷ đồng trở lên; các trường hợp đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế.

8. Phương pháp tính trực tiếp

– Hướng dẫn rõ về đối tượng áp dụng phương pháp tính trực tiếp; cách xác định doanh thu để tính thuế GTGT theo tỷ lệ % trên doanh thu.
– Ban hành Bảng danh mục ngành nghề tính thuế GTGT theo tỷ lệ % trên doanh thu.

9. Khấu trừ thuế GTGT

– Bỏ quy định thuế GTGT đầu vào của TSCĐ sử dụng đồng thời cho sản xuất, kinh doanh HHDV chịu thuế GTGT và không chịu thuế GTGT được khấu trừ toàn bộ.

– Bổ sung hướng dẫn cụ thể về các trường hợp tổn thất không được bồi thường được khấu trừ thuế GTGT đầu vào.

– Bổ sung hướng dẫn khấu trừ thuế đối với trường hợp

theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn thiết kế nhà ở công nhân khu công nghiệp.

trong các trường hợp sau đây không được khấu trừ mà tính vào nguyên giá của TSCĐ hoặc chi phí được trừ theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành:

– Bổ sung hướng dẫn về khấu trừ thuế GTGT trong một số trường hợp cụ thể như sau:
(i) Đối với cơ sở sản xuất kinh doanh tổ chức sản xuất khép kín, hạch toán tập trung có sử dụng sản phẩm thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT qua các khâu để sản xuất ra mặt hàng chịu thuế GTGT thì số thuế GTGT đầu vào tại các khâu được khấu trừ toàn bộ.
(ii) Đối với cơ sở sản xuất kinh doanh có DAĐT thực hiện đầu tư theo nhiều giai đoạn, bao gồm cả cơ sở sản xuất, kinh doanh mới thành lập, có:

thì số thuế GTGT đầu vào trong giai đoạn đầu tư để hình thành TSCĐ được khấu trừ toàn bộ. Cơ sở kinh doanh phải hạch toán riêng số thuế GTGT đầu vào không sử dụng cho đầu tư TSCĐ phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ không chịu thuế GTGT để kê khai khấu trừ theo tỷ lệ (%) giữa doanh số chịu thuế GTGT so với tổng doanh số hàng hoá, dịch vụ bán ra.

(iii) Đối với cơ sở sản xuất kinh doanh có DAĐT, bao gồm cả cơ sở sản xuất, kinh doanh mới thành lập:

thì số thuế GTGT đầu vào của TSCĐ trong giai đoạn đầu tư xây dựng cơ bản được tạm khấu trừ theo tỷ lệ (%) giữa doanh thu của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT so với tổng doanh thu của hàng hoá, dịch vụ bán ra theo phương án sản xuất, kinh doanh của cơ sở kinh doanh. Số thuế tạm khấu trừ được điều chỉnh theo tỷ lệ (%) giữa doanh thu của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT so với tổng doanh thu của hàng hoá, dịch vụ bán ra trong ba năm kể từ năm đầu tiên có doanh thu.

– Bỏ khống chế thời hạn (6 tháng) kê khai, khấu trừ bổ sung thuế GTGT đầu vào trong trường hợp bị sai sót. Chỉ quy định điều kiện là trước khi cơ quan thuế; cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định kiểm tra thuế; thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế.

– Bổ sung hướng dẫn: Số thuế GTGT đã nộp theo Quyết định ấn định thuế của cơ quan hải quan được khấu trừ toàn bộ; trừ trường hợp cơ quan hải quan xử phạt về gian lận, trốn thuế.

– Bổ sung hướng dẫn đối với trường hợp chưa có chứng từ thanh toán qua ngân hàng

cơ sở kinh doanh vẫn được kê khai, khấu trừ thuế GTGT đầu vào. Đến thời điểm thanh toán theo hợp đồng hoặc đến ngày 31 tháng 12 hàng năm đối với trường hợp thời điểm thanh toán theo hợp đồng sớm hơn ngày 31 tháng 12, nếu không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng thì không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào, cơ sở kinh doanh phải kê khai, điều chỉnh giảm số thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ của giá trị hàng hoá không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng.

– Bổ sung vào trường hợp thanh toán không dùng tiền mặt khác đối với trường hợp hàng hóa, dịch vụ mua vào được thanh toán qua ngân hàng vào tài khoản của bên thứ ba mở tại Kho bạc Nhà nước để thực hiện cưỡng chế bằng biện pháp thu tiền, tài sản do tổ chức, cá nhân khác đang nắm giữ (theo Quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền) được khấu trừ thuế GTGT đầu vào.

10. Hoàn thuế

– Bổ sung trường hợp hoàn thuế theo quý và sửa đổi về thời gian hoàn thuế.

– Sửa mức thuế tối thiểu được hoàn đối với đầu tư và xuất khẩu từ 200 thành 300 triệu đồng.

– Hướng dẫn rõ về hoàn thuế GTGT đối với trường hợp cơ sở kinh doanh có DAĐT khác tỉnh, TP. trực thuộc Trung ương.

– Hướng dẫn rõ điều kiện của DAĐT mới để được hoàn thuế đối với DAĐT.

– Về hoàn thuế GTGT xuất khẩu đối với trường hợp cơ sở thương mại trong tháng/quý vừa có hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu, vừa có hàng hoá, dịch vụ bán trong nước:
Số thuế GTGT đầu vào được hoàn cho hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu được xác định như sau:

Số thuế GTGT chưa khấu trừ hết của tháng /quý = Thuế GTGT đầu ra của hàng hóa, dịch vụ bán trong nước – Tổng số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ trong tháng/quý. (bao gồm: thuế GTGT đầu vào phục vụ hoạt động xuất khẩu; phục vụ hoạt động kinh doanh trong nước chịu thuế trong tháng/quý; và thuế GTGT chưa khấu trừ hết từ tháng/quý trước chuyển sang)

Số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu = ( Số thuế GTGT chưa khấu trừ hết của tháng /quý – Số thuế GTGT đầu vào của hàng hoá còn tồn kho cuối tháng/quý) x Tổng doanh thu xuất khẩu trong kỳ /Tổng doanh thu hàng hóa, dịch vụ trong kỳ bán ra chịu thuế.(bao gồm cả doanh thu xuất khẩu) x 100%

Nếu số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu đã tính phân bổ như trên chưa được khấu trừ nhỏ hơn 300 triệu đồng thì

nếu số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu chưa được khấu trừ từ 300 triệu đồng trở lên thì cơ sở kinh doanh được hoàn thuế GTGT theo tháng/quý.
– Bổ sung quy định việc hoàn thuế đối với hàng hoá mang theo khi xuất cảnh của người mang hộ chiếu nước ngoài.

11. Hiệu lực thi hành và các nội dung tại thời điểm chuyển tiếp

– Các nội dung hướng dẫn trên có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2014.
– Hướng dẫn cụ thể các nội dung về hoàn thuế, kê khai, khấu trừ thuế tại thời điểm chuyển tiếp.
Trong quá trình thực hiện; nếu phát sinh vướng mắc; đề nghị các Cục thuế kịp thời phản ánh về Tổng cục Thuế để được giải quyết kịp thời.

Chúc các bạn thành công.

Bài viết có ích cho bạn?