Mục lục bài viết
Công văn 8054/TCHQ-TXNK năm 2020 về xử lý doanh nghiệp bỏ trốn, không nộp báo cáo quyết toán
Tổng cục Hải quan nhận được các công văn của Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh; báo cáo vướng mắc trong việc xử lý thuế đối với doanh nghiệp bỏ trốn, không nộp báo cáo quyết toán. Về vấn đề này, Tổng cục Hải quan có ý kiến như sau:
1. Về việc xác định số tiền thuế doanh nghiệp phải nộp
a) Đối với trường hợp không thông báo cơ sở sản xuất khi thay đổi địa điểm
Trường hợp doanh nghiệp thay đổi cơ sở gia công sản xuất; nhưng không thông báo cho cơ quan hải quan; sau đó bỏ địa chỉ kinh doanh thì: nguyên liệu, vật tư nhập khẩu kể từ ngày phát sinh thay đổi không đáp ứng cơ sở miễn thuế. Quy định tại Điều 10, Điều 12 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP; Điều 36 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP; Điều 56 Thông tư số 38/2015/TT-BTC (sửa đổi, bổ sung tại khoản 36 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC). Về chế tài đối với việc không thông báo hoặc thông báo quá 03 ngày; kể từ ngày có sự thay đổi cơ sở gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu: quy định phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
- Không thông báo cơ sở gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu;
- Nơi lưu giữ nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị, sản phẩm xuất khẩu đúng thời hạn quy định;
Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh căn cứ hồ sơ vụ việc; để thực hiện ấn định thuế đối với lượng nguyên liệu, vật tư không đáp ứng cơ sở miễn thuế; và xử lý vi phạm hành chính theo quy định pháp luật.
b) Đối với trường hợp không có định mức thực tế
Theo hướng dẫn tại điểm 1 công văn số 7420/TCHQ-TXNK ngày 28/11/2019 của Tổng cục Hải quan
Cơ quan hải quan căn cứ hồ sơ, tài liệu, dữ liệu lưu trữ tại cơ quan hải quan, định mức sản xuất đối với một số hàng hóa tương tự của doanh nghiệp khác; để xác định lượng nguyên liệu, vật tư mà doanh nghiệp (trước khi bỏ trốn) đã sử dụng để sản xuất sản phẩm đã xuất khẩu. Trên cơ sở đó, tính toán lượng nguyên liệu, vật tư đã nhập khẩu; nhưng không đưa vào sản xuất hàng hóa xuất khẩu. Trường hợp không tìm được mặt hàng tương tự của doanh nghiệp khác; thì không đủ cơ sở để xác định lượng nguyên liệu, vật tư mà doanh nghiệp (trước khi bỏ trốn) đã sử dụng để sản xuất sản phẩm đã xuất khẩu.
Như vậy, trường hợp Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh không có cơ sở tính toán xác định lượng nguyên liệu, vật tư; mà doanh nghiệp (trước khi bỏ trốn) đã sử dụng để sản xuất sản phẩm xuất khẩu (nhưng chưa quyết toán); thì toàn bộ nguyên liệu, vật tư nhập khẩu cấu thành trong sản phẩm xuất khẩu mà doanh nghiệp không nộp báo cáo quyết toán sẽ không đủ điều kiện miễn thuế nhập khẩu.
2. Về việc xử lý thuế
Căn cứ điểm b.2 khoản 4 Điều 60 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 (sửa đổi, bổ sung tại khoản 39 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018) của Bộ Tài chính quy định về xử lý quá hạn nộp báo cáo quyết toán tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị và hàng hóa xuất khẩu:
Đối với tổ chức, cá nhân bỏ trốn, mất tích mà cơ quan hải quan không có định mức thực tế để xác định số tiền thuế; thì sử dụng định mức thực tế đối với hàng hóa tương tự của tổ chức, cá nhân khác. Sau khi xác định được số tiền thuế thì hoàn thiện hồ sơ và chuyển toàn bộ hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền điều tra về tội buôn lậu, trốn thuế; theo quy định của Bộ Luật hình sự.
Căn cứ quy định nêu trên
Trường hợp doanh nghiệp bỏ trốn không nộp báo cáo quyết toán
Cơ quan hải quan thực hiện xác định số tiền thuế doanh nghiệp phải nộp; sau đó lập phụ lục kèm hồ sơ chuyển cho cơ quan điều tra có thẩm quyền xử lý; theo hướng dẫn tại điểm 3 công văn số 7420/TCHQ-TXNK ngày 28/11/2019.
Trường hợp sau khi cơ quan có thẩm quyền điều tra xác định vụ việc không có dấu hiệu của tội buôn lậu, trốn thuế, cơ quan hải quan thực hiện:
- Kiểm tra hồ sơ xuất nhập khẩu, chứng từ, sổ sách kế toán của doanh nghiệp (nếu còn điều kiện); đối chiếu quy định tại Điều 52 Luật quản lý thuế số 38/2019/QH14; Điều 17 Nghị định số 126/2020/NĐP ngày 19/10/2020 của Chính phủ. Trường hợp đủ cơ sở thì thực hiện ấn định thuế.
- Trên cơ sở quyết định ấn định thuế để thực hiện xử phạt vi phạm hành chính theo quy định. Trường hợp không thi hành được quyết định ấn định thuế và quyết định xử phạt vi phạm hành chính; thì thực hiện xác minh thông tin các tổ chức, cá nhân có liên quan để thực hiện các biện pháp cưỡng chế theo quy định.
- Căn cứ Điều 4 Nghị quyết số 94/2019/QH14; Điều 83 Luật quản lý thuế số 38/2019/QH14; và hồ sơ thực tế vụ việc để xác định thời điểm phát sinh các trường hợp được xử lý nợ hoặc các trường hợp khoanh nợ thuế để thực hiện các thủ tục theo quy định (nếu có).
3. Về đề xuất của Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh tại công văn số 3059/HQHCM-TXNK ngày 20/10/2020
Về kiến nghị của Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh liên quan đến việc doanh nghiệp lợi dụng chính sách ưu đãi đối với loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu để trốn thuế, Tổng cục Hải quan yêu cầu Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh tổng hợp, báo cáo các vụ việc cụ thể, có phân tích những bất cập, kèm đề xuất biện pháp xử lý đối với loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu.
Các bài viết liên quan:
- CHÍNH SÁCH THUẾ TNCN VÀ THUẾ TNDN THEO CÔNG VĂN 2586/TCT-CS
- THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CHUYỂN NHƯỢNG BẤT ĐỘNG SẢN
Mọi chi tiết xin liên hệ:
- Hãng kiểm toán Calico
- Địa chỉ: Tầng 29, Tòa Đông, Lotte Center Hà Nội
- Số 54 Liễu Giai, Phường Cống Vị, Quận Ba Đình, TP. Hà Nội
- VPGD: Phòng 2302, Tháp B, Toà nhà The Light, đường Tố Hữu, Phường Trung Văn, Quận Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội.
- Hotline: 0966.246.800
- Email: calico.vn@gmail.com
- Website: kiemtoancalico.com | www.calico.vn