Site icon Kiểm Toán Calico | Công ty kiểm toán uy tín | Dịch vụ kiểm toán BCTC

Quy định về chi phí thanh lý tài sản cố định

chuyển quyền sở hữu

chuyển quyền sở hữu

Mục lục bài viết

Ngày 05/2/2015, Công ty cổ phần Khoáng sản và Vật liệu xây dựng Lâm Đồng có gửi công văn số 21/2015/CV-cty đề nghị Tổng cục Thuế giải đáp vướng mắc về chi phí thanh lý tài sản cố định (TSCĐ). Bài viết sau sẽ hướng dẫn các bạn các Quy định về chi phí thanh lý tài sản cố định theo hướng dẫn của Tổng cục Thuế tại Công văn số 2590/TCT-CS ngày 26 tháng 06 năm 2015, cụ thể như sau:

  1. Đối vớiTSCĐ là máy móc, thiết bị:

– Tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 5 Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25/4/2013 của Bộ Tài chính quy định:

“1. Mọi TSCĐ trong doanh nghiệp phải có bộ hồ sơ riêng (gồm biên bản giao nhận TSCĐ, hợp đồng, hóa đơn mua TSCĐ và các chứng từ, giấy tờ khác có liên quan). Mỗi TSCĐ phải được phân loại, đánh số và có thẻ riêng, được theo dõi chi tiết theo từng đối tượng ghi TSCĐ và được phản ánh trong sổ theo dõi TSCĐ.

  1. Mỗi TSCĐ phải được quản lý theo nguyên giá, số hao mòn lũy kế và giá trị còn lại trên sổ sách kế toán:
Giá trị còn lại trên sổ kế toán của TSCĐ = Nguyên giá của tài sản cố định Số hao mòn lũy kế của TSCĐ
  1. Đối với những TSCĐ không cần dùng, chờ thanh lý nhưng chưa hết khấu hao, doanh nghiệp phải thực hiện quản lý, theo dõi, bảo quản theo quy định hiện hành và trích khấu hao theo quy định tại Thông tư này.”

– Tại khoản 6, Điều 7 Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính quy định về thu nhập khác như sau:

“6. Thu nhập từ chuyển nhượng tài sản, thanh lý tài sản (trừ bất động sản), các loại giấy tờ có giá khác.

Khoản thu nhập này được xác định bằng (=) doanh thu thu được từ việc chuyển nhượng tài sản, thanh lý tài sản trừ (-) giá trị còn lại của tài sản chuyển nhượng, thanh lý tại thời điểm chuyển nhượng, thanh lý và các khoản chi phí được trừ liên quan đến việc chuyển nhượng, thanh lý tài sản”.

Căn cứ theo các quy định nêu trên và theo nội dung nêu tại công văn số 21/2015/CV-Cty ngày 05/2/2015 của Công ty thì trường hợp Công ty có tài sản cố định cần thanh lý, nhưng thực tế chưa thanh lý vì chưa có người mua thì chưa được áp dụng quy định tại khoản 6, Điều 7 Thông tư số 78/2014/TT-BTC nêu trên. Công ty phải thực hiện quản lý, theo dõi, bảo quản TSCĐ theo quy định tại Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25/4/2013 của Bộ Tài chính.

  1. Đối với TSCĐ là phần bệ đỡ, móng máy:

– Tại khoản 1, Điều 6 Thông tư số 123/2012/TT-BTC ngày 27/7/2012 của Bộ Tài chính quy định:

“1. Trừ các khoản chi nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:

a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp;

b) Khoản chi có đủ hóađơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.”

– Tại khoản 5, Điều 7 Thông tư số 123/2012/TT-BTC ngày 27/7/2012 của Bộ Tài chính quy định vềthu nhập khác như sau:

“5. Thu nhập từ chuyển nhượng tài sản, thanh lý tài sản (trừ bất động sản) các loại giấy tờ có giá khác. Khoản thu nhập này được xác định bằng (=) doanh thu thu được do chuyển nhượng tài sản, thanh  tài sản trừ (-) giá trị còn lại của tài sản chuyển nhượng, thanh lý ghi trên sổ sách kế toán tại thời điểm chuyển nhượng, thanh lý và các khoản chi phí được trừ liên quan đến việc chuyển nhượng thanh lý tài sản.”

– Tại khoản 1, Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính quy định:

“1. Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:

a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp;

b) Khoản chi có đủ hóađơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.

c) Khoản chi nếu có hóađơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt”

– Tại khoản 6, Điều 7 Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính quy định về thu nhập khác.

– Tại tiết a, khoản 1 Điều 4 Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25/4/2013 của Bộ Tài chính quy định về xác định nguyên giá đối với tài sản cố định hữu hình mua sắm như sau:

“…Trường hợp sau khi mua TSCĐ hữu hình là nhà cửa, vật kiến trúc gắn liền với quyền sử dụng đất, doanh nghiệp dỡ bỏ hoặc hủy bỏ để xây dựng mới thì giá trị quyền sử dụng đất phải xác định riêng và ghi nhận là TSCĐ vô hình nếu đáp ứng đủ tiêu chuẩn theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều này; nguyên giá của TSCĐ xây dựng mới được xác định là giá quyết toán công trình đầu tư xây dựng theo quy định tại Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng hiện hành. Những tài sản dỡ bỏ hoặc hủy bỏ được xử lý hạch toán theo quy định hiện hành đối với thanh lý tài sản cố định.”

Trường hợp các bệ đỡ, móng máy do Công ty tự xây dựng và được quản lý, theo dõi là một tài sản cố định riêng biệt. Theo nội dung nêu tại công văn số 21/2015/CV-cty nêu trên thì do phải lắp đặt, bố trí lại hệ thống dây chuyền sản xuất với công nghệ mới nên phải đập bỏ, tháo dỡ toàn bộ bệ đỡ, móng máy. Khi phá dỡ, thanh lý TSCĐ là bệ đỡ, móng máy mà chưa khấu hao hết, phần chênh lệch còn thiếu do chưa trích khấu hao hết và phần chi phí phá dỡ có đầy đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật, doanh nghiệp được tính vào chi phí hợp lý khi xác định thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định hiện hành.

 

Chúc các bạn thành công!

Tìm hiểu thêm về kế toán, kiểm toán, thuế tại calico.vn hoặc kiemtoancalico.com

Calico2

 

Bài viết có ích cho bạn?