Site icon Kiểm Toán Calico | Công ty kiểm toán uy tín | Dịch vụ kiểm toán BCTC

Hướng dẫn về việc hoàn thuế GTGT đối với dự án đầu tư

Hồ sơ hoàn thuế

Thủ tục hoàn thuế

Mục lục bài viết

Công văn số 2751/TCT-KK

V/v hoàn thuế đối với dự án đầu tư

 

Kính gửi:

– Tổng công ty Cổ phần dệt may Việt Nam
– Cục Thuế thành phố Hà Nội
– Cục Thuế tỉnh Nghệ An.

Trả lời công văn số 51/DMHN-KTTC ngày 23/05/2014 của Tổng CTCP dệt may Hà Nội.

Về việc hoàn thuế đối với dự án đầu tư, TCT có ý kiến như sau:

Căn cứ hướng dẫn tiết c Khoản 3 Điều 10 Thông tư số 28/2011/TT-BTC ngày 28/02/2011 (nay là tiết c Khoản 3 điều 11 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013) hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế; hướng dẫn thi hành Nghị định số 85/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 và Nghị định số 106/2010/NĐ-CP ngày 28/10/2010 của Chính phủ:

“…Trường hợp người nộp thuế có dự án đầu tư tại:

thì NNT phải lập hồ sơ khai thuế riêng cho dự án đầu tư và nộp tại CQT quản lý trực tiếp nơi đóng trụ sở chính.

Nếu số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ mua vào sử dụng cho dự án đầu tư theo mức quy định của pháp luật về thuế GTGT thì được hoàn thuế GTGT cho dự án đầu tư.

Trường hợp NNT có quyết định thành lập:

– Ban Quản lý dự án hoặc chi nhánh đóng tại các tỉnh, TP trực thuộc trung ương khác với tỉnh, TP nơi đóng trụ sở chính để thay mặt NNT trực tiếp quản lý một hoặc nhiều dự án đầu tư tại nhiều địa phương;

– Ban Quản lý dự án, chi nhánh có con dấu theo quy định của pháp luật, lưu giữ sổ sách chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, có tài khoản gửi tại ngân hàng, đã đăng ký thuế và được cấp MST

thì Ban Quản lý dự án, chi nhánh phải lập hồ sơ khai thuế riêng với CQT địa phương nơi đăng ký thuế.

Khi dự án đầu tư để thành lập DN đã hoàn thành và hoàn tất các thủ tục về đăng ký kinh doanh, đăng ký nộp thuế, CSKD là chủ dự án đầu tư phải tổng hợp:

để bàn giao cho DN mới thành lập để DN mới thực hiện kê khai, nộp thuế và đề nghị hoàn thuế GTGT theo quy định với cơ quan thuế quản lý trực tiếp”

Căn cứ hướng dẫn tại Điều 18 TT số 06/2012/TT-BTC ngày 11/01/2012 (nay là Điều 18 TT số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013) của BTC hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế GTGT, hướng dẫn thi hành NĐ số 123/2008/NĐ-CP ngày 08/12/2008 và NĐ số 121/2011/NĐ-CP ngày 27/12/2011 của Chính phủ:

– Khoản 1: “1. CSKD nộp thuế GTGT theo PPKT thuế nếu có số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết trong tháng (đối với trường hợp kê khai theo tháng) hoặc trong quý (đối với trường hợp kê khai theo quý) thì được

+ Khấu trừ vào kỳ tiếp theo;

+ Trường hợp lũy kế sau ít nhất mười hai tháng tính từ tháng đầu tiên hoặc sau ít nhất bốn quý tính từ quý đầu tiên phát sinh số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết mà vẫn còn số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết thì CSKD được hoàn thuế… ”

– Khoản 3: “….Trường hợp CSKD đang hoạt động thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo PPKT có dự án đầu tư mới (trừ dự án đầu tư xây dựng nhà để bán) tại:

Đang trong giai đoạn đầu tư:

Thì CSKD cần:

+ Lập hồ sơ khai thuế riêng cho dự án đầu tư

+ Phải kết chuyển thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư để bù trừ với việc kê khai thuế GTGT của hoạt động SXKD đang thực hiện.

Số thuế GTGT được kết chuyển của dự án đầu tư tối đa bằng số thuế GTGT phải nộp của hoạt động SXKD trong kỳ của CSKD.

……….

Trường hợp CSKD có quyết định thành lập các Ban Quản lý dự án hoặc chi nhánh đóng tại các tỉnh; TP trực thuộc trung ương khác với tỉnh, TP nơi đóng trụ sở chính để thay mặt NNT trực tiếp quản lý một hoặc nhiều dự án đầu tư tại nhiều địa phương;

– Ban Quản lý dự án, chi nhánh có:

thì Ban Quản lý dự án, chi nhánh phải lập hồ sơ khai thuế, hoàn thuế riêng với CQT địa phương nơi đăng ký thuế.

– Khi dự án đầu tư để thành lập DN đã hoàn thành và hoàn tất các thủ tục về đăng ký kinh doanh, đăng ký nộp thuế, CSKD là chủ dự án đầu tư phải tổng hợp:

để bàn giao cho DN mới thành lập để DN mới thực hiện kê khai; nộp thuế và đề nghị hoàn thuế GTGT theo quy định với cơ quan thuế quản lý trực tiếp.”

Căn cứ Điểm 2.16 (b.2) Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư số 153/2010/TT-BTC ngày 28/09/2010 hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và tiết b Khoản 6 Điều 5 Thông tư số 06/2012/TT-BTC ngày 11/1/2012 (nay là tiết b Khoản 7 Điều 5 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013) của BTC:

“Tài sản điều chuyển giữa các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc trong CSKD;

– Tài sản điều chuyển khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình DN

thì CSKD có tài sản điều chuyển phải có:

Lệnh điều chuyển tài sản;

Bộ hồ sơ nguồn gốc tài sản và không phải xuất hóa đơn.”

Căn cứ điểm 3 Điều 18 Thông tư số 153/2010/TT-BTC ngày 28/09/2010 của BTC hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của CP quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ:

“Trường hợp hóa đơn đã lập và giao cho người mua, đã giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ, người bán và người mua đã kê khai thuế. Tuy sau đó phát hiện sai sót thì người bán và người mua phải lập biên bản hoặc có thỏa thuận bằng văn bản ghi rõ sai sót, đồng thời người bán lập hóa đơn điều chỉnh sai sót.

Hóa đơn ghi rõ điều chỉnh (tăng, giảm) số lượng hàng hóa, giá bán, thuế suất thuế GTGT…, tiền thuế GTGT cho hóa đơn số…, ký hiệu…Căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh, người bán và người mua kê khai điều chỉnh doanh số mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào. Hóa đơn điều chỉnh không được ghi số âm (-).”

Căn cứ hướng dẫn tại điểm 2.3 mục I phần B Thông tư số 61/2007/TT-BTC ngày 14/6/2007 của BTC hướng dẫn thực hiện xử lý vi phạm pháp luật về thuế:

“- Phạt tiền 1.100.000 đồng, nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt tối thiểu là 200.000 đồng

– Hoặc có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt tối đa là 2.000.000 đồng

đối với hành vi lập hồ sơ khai thuế:

– Ghi thiếu,

– Ghi sai

các chỉ tiêu làm căn cứ xác định nghĩa vụ thuế trên tờ khai thuế, tờ khai quyết toán thuế.”

Căn cứ vào các quy định, hướng dẫn nêu trên, trường hợp Tổng CTCP dệt may Hà Nội (sau đây gọi tắt là Tổng công ty) có trụ sở tại Hà Nội, thành lập Chi nhánh Tổng CTCP dệt may Hà Nội (sau đây gọi tắt là CN) tại Nghệ An:

– Các hóa đơn GTGT đầu vào của CN Nghệ An mang tên và MST Cty thì Cty phải tổng hợp:

và bàn giao lại cho Chi nhánh để thực hiện kê khai, khấu trừ tại Nghệ An.

– Khi Công ty bàn giao tài sản cho Chi nhánh phải có:

+ Lệnh điều chuyển tài sản,

+ Bộ hồ sơ nguồn gốc tài sản và không phải xuất hóa đơn.

– Trường hợp Công ty:

+ Đã xuất hóa đơn cho Chi nhánh khi thực hiện điều chuyển tài sản cho Chi nhánh và

+ Đã kê khai thuế tại Cục Thuế thành phố Hà Nội và Cục Thuế tỉnh Nghệ An

là chưa đúng quy định.

Đề nghị Cục Thuế thành phố Hà Nội hướng dẫn Tổng Công ty, Chi nhánh thực hiện:

– Điều chỉnh hóa đơn và

– Kê khai điều chỉnh:

+ Thuế đầu ra;

+ Thuế đầu vào

theo đúng hướng dẫn tại điểm 3 Điều 18 Thông tư số 153/2010/TT-BTC ngày 28/09/2010 của BTC nêu trên;

– Xử phạt đối với hành vi khai sai theo thẩm quyền.

Trường hợp chi nhánh không đáp ứng được:

– Điều kiện hoàn thuế;

– Trường hợp hoàn thuế

đối với dự án đầu tư, đề nghị Cục Thuế tỉnh Nghệ An hướng dẫn Chi nhánh lập hồ sơ đề nghị hoàn thuế theo đối tượng và trường hợp hoàn thuế GTGT theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Thông tư số 219/2013/TT-BTC nêu trên.

TCT thông báo để Tổng CTCP dệt may Hà Nội, Cục Thuế TP. Hà Nội, Cục Thuế tỉnh Nghệ An được biết.

 

Chúc các bạn thành công.

Bài viết có ích cho bạn?