Site icon Kiểm Toán Calico | Công ty kiểm toán uy tín | Dịch vụ kiểm toán BCTC

GIẢI ĐÁP VƯỚNG MẮC VỀ XỬ PHẠT HÓA ĐƠN

lap-hoa-don-khi-to-chuc-khong-phai-la-doanh-nghiep-ho-va-ca-nhan-khong-kinh-doanh-cung-cap-dich-vu

lap-hoa-don-khi-to-chuc-khong-phai-la-doanh-nghiep-ho-va-ca-nhan-khong-kinh-doanh-cung-cap-dich-vu

Công văn số 8990/CT-TTHT, ngày 02/3/2020
V/v vướng mắc về xử phạt hóa đơn

Cục Thuế TP Hà Nội nhận được công văn số 1262/CCT-TTHTNNT ngày 20/01/2020 của Chi cục Thuế quận Nam Từ Liêm nêu vướng mắc về việc xử lý vi phạm về hóa đơn đối với Công ty cổ phần Thương mại Địa ốc Việt Nam (Sau đây gọi là “Công ty”). Vấn đề này, Cục Thuế TP Hà Nội có ý kiến như sau:

Căn cứ Luật Kế toán số 88/2015/QH13 ngày 20/11/2015 quy định:

Tại Khoản 1 Điều 20:

“1. Hóa đơn là chứng từ kế toán do tổ chức, cá nhân bán hàng, cung cấp dịch vụ lập, ghi nhận thông tin bán hàng, cung cấp dịch vụ theo quy định của pháp luật.”

Tại Khoản 1 Điều 41:

“1. Tài liệu kế toán phải được đơn vị kế toán bảo quản đầy đủ, an toàn trong quá trình sử dụng và lưu trữ.”

Căn cứ Nghị định 41/2018/NĐ-CP ngày 12/03/2018 của Chính phủ

Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập quy định:

Tại Khoản 2 Điều 6 quy định mức phạt tiền trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập:

“2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 7; 8; 9; 10; 11; 13; 14; 15; 16; 17; Điều 19; khoản 1, 3 Điều 21; 22; Điều 23; 24; 26; 33; 34; khoản 1, khoản 3 Điều 36; khoản 1 Điều 38; khoản 2, khoản 3 Điều 39; khoản 1, khoản 2 Điều 48; khoản 1 Điều 57; khoản 1, khoản 2 Điều 61, Điều 67 là mức phạt tiền đối với cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm thì mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.”

Tại điểm b Khoản 2 Điều 15:

“2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

b) Bảo quản tài liệu kế toán không an toàn, để hư hỏng, mất mát tài liệu trong thời hạn lưu trữ”

Tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 71 về Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính:

“Điều 71. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Ủy ban nhân dân các cấp

  1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) có quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán như sau:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền tối đa đến 5.000.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này.

  1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là cấp huyện) có quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán như sau:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền tối đa đến 25.000.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;

d) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán, Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 5 Nghị định này..”

Căn cứ Thông tư 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính

Hướng dẫn về khởi tạo, phát hành và sử dụng hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ quy định:

Tại tiết c Khoản 1 Điều 4 quy định:

“c) Tên liên hóa đơn.

Liên hóa đơn là các tờ trong cùng một số hóa đơn. Mỗi số hóa đơn phải có từ 2 liên trở lên và tối đa không quá 9 liên, trong đó:

Các liên từ liên thứ 3 trở đi được đặt tên theo công dụng cụ thể mà người tạo hóa đơn quy định. Riêng hóa đơn do cơ quan thuế cấp lẻ phải có 3 liên, trong đó liên 3 là liên lưu tại cơ quan thuế.

Đối với các loại tài sản phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng với cơ quan có thẩm quyền

Thì tổ chức, cá nhân kinh doanh các loại tài sản phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng với cơ quan có thẩm quyền tạo, phát hành hóa đơn có từ 3 liên trở lên, trong đó, giao cho người mua 2 liên: liên 2 “giao cho người mua” và một liên dùng để đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng theo quy định của pháp luật.

Trường hợp tổ chức, cá nhân kinh doanh các loại tài sản phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng chỉ tạo hóa đơn 2 liên thì tổ chức, cá nhân mua tài sản thuộc loại phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng (ô tô, xe máy…) với cơ quan có thẩm quyền mà liên 2 của hóa đơn phải lưu tại cơ quan quản lý đăng ký tài sản (ví dụ: cơ quan công an…) được sử dụng các chứng từ sau để hạch toán kế toán, kê khai, khấu trừ thuế, quyết toán vốn ngân sách nhà nước theo quy định: Liên 2 hóa đơn (bản chụp có xác nhận của người bán), chứng từ thanh toán theo quy định, biên lai trước bạ (liên 2, bản chụp) liên quan đến tài sản phải đăng ký.”

Tại Điều 21 về việc xử lý hóa đơn trong các trường hợp không tiếp tục sử dụng:

“1. Tổ chức, hộ, cá nhân thông báo với cơ quan thuế hóa đơn không tiếp tục sử dụng trong các trường hợp sau:

a) Tổ chức, hộ, cá nhân được cơ quan thuế chấp thuận ngưng sử dụng mã số thuế (còn gọi là đóng mã số thuế) phải dừng việc sử dụng các loại hóa đơn đã thông báo phát hành còn chưa sử dụng.

b) Tổ chức, hộ, cá nhân phát hành loại hóa đơn thay thế phải dừng sử dụng các số hóa đơn bị thay thế còn chưa sử dụng.

c) Tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh mua hóa đơn của cơ quan thuế không tiếp tục sử dụng thì tổ chức, hộ, cá nhân mua hóa đơn phải tiến hành hủy hóa đơn theo hướng dẫn tại Điều 29 Thông tư này.

d) Hóa đơn mất, cháy, hỏng theo hướng dẫn tại Điều 24 Thông tư này.

  1. Cơ quan thuế quản lý trực tiếp có trách nhiệm thông báo hết giá trị sử dụng của các hóa đơn sau:

…”

Tại điểm b Khoản 2 Điều 29 về trường hợp hủy hóa đơn:

“2. Các trường hợp hủy hóa đơn

b) Tổ chức, hộ, cá nhân có hóa đơn không tiếp tục sử dụng phải thực hiện hủy hóa đơn. Thời hạn hủy hóa đơn chậm nhất là ba mươi (30) ngày, kể từ ngày thông báo với cơ quan thuế. Trường hợp cơ quan thuế đã thông báo hóa đơn hết giá trị sử dụng (trừ trường hợp thông báo do thực hiện biện pháp cưỡng chế nợ thuế), tổ chức, hộ, cá nhân phải hủy hóa đơn, thời hạn hủy hóa đơn chậm nhất là mười (10) ngày kể từ ngày cơ quan thuế thông báo hết giá trị sử dụng hoặc từ ngày tìm lại được hóa đơn đã mất.”.

Tại điểm d Khoản 2 Điều 29 về hồ sơ hủy hóa đơn:

“d) Hồ sơ hủy hóa đơn gồm:

Hồ sơ hủy hóa đơn được lưu tại tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh sử dụng hóa đơn. Riêng Thông báo kết quả hủy hóa đơn được lập thành hai (02) bản, một bản lưu, một bản gửi đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp chậm nhất không quá năm (05) ngày kể từ ngày thực hiện hủy hóa đơn.”

Tại Khoản 1 Điều 24 về xử lý trong trường hợp mất, cháy, hỏng hóa đơn:

“1. Tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh nếu phát hiện mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập hoặc chưa lập phải lập báo cáo về việc mất, cháy, hỏng và thông báo với cơ quan thuế quản lý trực tiếp (mẫu số 3.8 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này) chậm nhất không quá năm (05) ngày kể từ ngày xảy ra việc mất, cháy, hỏng hóa đơn. Trường hợp ngày cuối cùng (ngày thứ 05) trùng với ngày nghỉ theo quy định của pháp luật thì ngày cuối cùng của thời hạn được tính là ngày tiếp theo của ngày nghỉ đó.”

Căn cứ Nghị định số 109/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013 của Chính phủ quy định:

Tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 36:

“1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi không hủy hóa đơn được mua đã hết hạn sử dụng.

  1. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi không khai báo việc làm mất hóa đơn đã mua nhưng chưa lập.”

Tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 38 quy định:

“2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng với hành vi không hủy hoặc hủy không đúng quy định các hóa đơn đã phát hành nhưng chưa lập, không còn giá trị sử dụng theo quy định.”

  1. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi:

….…..

g) Làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đã phát hành nhưng chưa lập hoặc hóa đơn đã lập (liên giao cho khách hàng) nhưng khách hàng chưa nhận được hóa đơn hoặc hóa đơn đã lập theo bảng kê bán lẻ hàng hóa, dịch vụ; trừ trường hợp mất, cháy, hỏng hóa đơn do thiên tai, hỏa hoạn hoặc do sự kiện bất ngờ, sự kiện bất khả kháng khác thì không bị xử phạt tiền.

Trường hợp mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập (liên giao cho khách hàng) người bán và người mua lập biên bản ghi nhận sự việc, người bán đã kê khai, nộp thuế, có hợp đồng, chứng từ chứng minh việc mua bán hàng hóa và có một tình tiết giảm nhẹ thì xử phạt ở mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có từ hai tình tiết giảm nhẹ thì xử phạt cảnh cáo.

Trường hợp mất, cháy, hỏng hóa đơn, trừ liên giao cho khách hàng, trong thời gian lưu trữ thì xử phạt theo pháp luật về kế toán.”

Tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 40 quy định:

“2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi nộp thông báo, báo cáo gửi cơ quan thuế, trừ thông báo phát hành hóa đơn, chậm sau 10 ngày kể từ ngày hết thời hạn theo quy định.

  1. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng với hành vi không nộp thông báo, báo cáo gửi cơ quan thuế. Hành vi không nộp thông báo, báo cáo gửi cơ quan thuế, trừ thông báo phát hành hóa đơn, được tính sau 20 ngày kể từ ngày hết thời hạn theo quy định.”

Căn cứ Thông tư số 10/2014/TT-BTC ngày 17/01/2014 của Bộ Tài chính quy định:

Tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 9:

“1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi không hủy hóa đơn được mua đã hết hạn sử dụng.

  1. Đối với hành vi không khai báo việc làm mất hóa đơn đã mua nhưng chưa lập.

Thời hạn khai báo việc làm mất, cháy, hỏng hóa đơn thực hiện theo hướng dẫn tại Nghị định của Chính phủ và Thông tư của Bộ Tài chính về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.

a) Không xử phạt nếu việc mất, cháy, hỏng hóa đơn đã mua nhưng chưa lập được khai báo với cơ quan thuế trong vòng 5 ngày kể từ ngày xảy ra việc mất, cháy, hỏng hóa đơn.

b) Phạt cảnh cáo nếu việc mất, cháy, hỏng hóa đơn đã mua nhưng chưa lập khai báo với cơ quan thuế từ ngày thứ 6 đến hết ngày thứ 10 kể từ ngày xảy ra việc mất, cháy, hỏng hóa đơn và có tình tiết giảm nhẹ;

Trường hợp không có tình tiết giảm nhẹ; thì xử phạt ở mức tối thiểu của khung hình phạt là 6.000.000 đồng.

c) Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng nếu việc mất, cháy, hỏng, hóa đơn đã mua nhưng chưa lập khai báo với cơ quan thuế sau ngày thứ 10 kể từ ngày xảy ra việc mất, cháy, hỏng hóa đơn.”

Tại Khoản 2 Điều 11:

“2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi không hủy hoặc hủy không đúng quy định các hóa đơn đã phát hành nhưng chưa lập, không còn giá trị sử dụng theo quy định.

Việc hủy hóa đơn của tổ chức, cá nhân thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư của Bộ Tài chính về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.”

Theo trình bày của Chi cục Thuế quận Nam Từ Liêm thì:

Ngày 6/11/2019, Công ty gửi văn bản đến cơ quan thuế đề nghị khôi phục mã số thuế (là đơn vị bỏ địa chỉ kinh doanh theo thông báo số 14070/TB-CCT-KT2 ngày 18/9/2018 của Chi cục Thuế quận Nam Từ Liêm; đã thông báo hóa đơn hết giá trị sử dụng đối với 10 số hóa đơn chưa sử dụng (mẫu số 01GTKT3/001, ký hiệu 01AS/11P, số 47191-47200).

Ngày 11/11/2019 Chi cục Thuế quận Nam Từ Liêm gửi thông báo đến Công ty về việc giải trình việc chưa nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn tháng 1/2017 đến tháng 11/2019 và không gửi thông báo kết quả hủy hóa đơn đến cơ quan thuế đối với các số hóa đơn hết giá trị sử dụng nêu trên. Ngày 17/01/2020, Công ty gửi báo cáo mất cháy hỏng hóa đơn đến Chi cục Thuế quận Nam Từ Liêm thông báo ngày 17/01/2020 đã làm mất: 40 số hóa đơn đã sử dụng từ tháng 1/2017 đến tháng 6/2018 (40 liên và liên 3, 04 liên 2, số 47151-47190), 10 số hóa đơn chưa sử dụng (số 47191-47200) trong thông báo hóa đơn hết giá trị sử dụng của cơ quan thuế nêu trên.

Căn cứ vào quy định và hướng dẫn nêu trên

Cục Thuế TP. Hà Nội có ý kiến về các đề xuất của Chi cục Thuế quận Nam Từ Liêm như sau:

1. Về xử phạt đối với hành vi làm mất tài liệu trong thời hạn lưu trữ

Cục Thuế TP. Hà Nội thống nhất với đề xuất của Chi cục Thuế quận Nam Từ Liêm nêu tại điểm 2.1 Phương án 2 công văn số 1262/CCT-TTHTNNT ngày 20/01/2020 về việc chuyển cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo điểm b Khoản 2 Điều 15 Nghị định 41/2018/NĐ-CP của Chính phủ.

2. Về xử phạt đối với hành vi không khai báo việc làm mất hóa đơn đã mua nhưng chưa lập

Đề xuất của Chi cục Thuế quận Nam Từ Liêm nêu tại điểm 2.2 Phương án 2 công văn số 1262/CCT-TTHTNNT nêu trên là chưa phù hợp, do Công ty cổ phần Thương mại Địa ốc Việt Nam đã thông báo đến đến cơ quan thuế (nộp báo cáo mất, cháy, hỏng hóa đơn) cùng với ngày làm mất hóa đơn (ngày 17/01/2020).

3. Về việc từ ngày 18/9/2018 đến ngày 17/01/2020

Công ty cổ phần Thương mại Địa ốc Việt Nam có hành vi không hủy các số hóa đơn hết giá trị sử dụng (10 số hóa đơn chưa sử dụng nêu trên) là thực hiện không đúng theo quy định tại Khoản 2 Điều 21 và điểm b Khoản 2 Điều 29 Thông tư 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính. Đề nghị Chi cục Thuế quận Nam Từ Liêm căn cứ vào các quy định nêu trên và thực tế để xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn theo quy định.

Cục Thuế TP. Hà Nội thông báo để Chi cục Thuế quận Nam Từ Liêm được biết và thực hiện./.

(Tài liệu đính kèm: công văn số 4080/TCT-CS ngày 08/10/2019 của Tổng cục Thuế).

Các bài viết có liên quan:

Mọi chi tiết xin liên hệ:

Bài viết có ích cho bạn?